Yêu Cầu Thi Bằng Lái Ô Tô / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Quận Cầu Giấy

Đăng ký nhanh Học và thi bằng lái xe Ô Tô ở tại quận Cầu Giấy Hà Nội chi phí thấp, uy tín, chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn, thu hồ sơ tại nhà. Các khóa học tại trung tâm luôn thi đạt tỉ lệ đỗ cao, học viên thi hỏng sẽ được tổ chức thi lại ngay. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 0948.677.333 để biết thêm chi tiết về các khâu đăng ký thi bằng lái xe. Trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội có đội ngũ giáo viên dày kinh nghiệm đào tạo lý thuyết và thực hành bằng lái xe ô tô sẽ giúp các bạn học viên có được một tấm bằng lái xe ô tô cho riêng mình.

Lệ phí thi bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E tại quận Cầu Giấy

Bảng giá đăng ký thi bằng lái xe ô tô B1, B2, C tại quận Cầu Giấy Hà Nội

Trung tâm tại Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô tại quận Cầu Giấy Hà Nội miễn phí.

Quận cầu giấy là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, một quận lớn bao gồm 8 phường: Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa.

Các tuyến phố tại quận Cầu Giấy trung tâm thu hồ sơ tại nhà:

Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe ô tô tại Cầu Giấy Hà Nội bao gồm

+ 8 ảnh 3×4 áo sáng màu nền xanh.

+ 01 bản CMND Photo 2 mặt không cần công chứng

Thời gian đào tạo học bằng lái xe ô tô các hạng cụ thể:

+ Hạng B2: thời gian đào tạo và học luật chuẩn của Sở 3 tháng.

+ Hạng C: thời gian đào tạo trong 5 tháng.

+ Nâng hạng C, D, E thời gian 3 tháng.

Quyền lợi học viên khi đăng ký học tại trung tâm lái xe tại Hà Nội.

Được cấp thẻ học viên của trung tâm tại Hà Nội.

Được phát sách học lý thuyết và phần mềm học miễn phí.

Được lên trung tâm tham gia các lớp học lý thuyết.

Được học thực hành theo ý học viên, Cam kết 1 thầy/1 trò/ 1 xe.

Danh sách bãi tập tại Hà Nội của Trung Tâm

Sân tập xe tại Hà Nội – Mễ Trì – Mỹ Đình – Hà Nôi.

Sân tập xe số 10 – Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Sân tập xe Hà Đông – Hà Nội

Sân tập xe Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Sân tập xe Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội

Sân tập xe Nguyễn Khoái – Thanh Trì – Hà Nội

Sân tập xe Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội

Sân tập xe Nhật Tân – Tây Hồ – Hà Nội

Sân tập xe Sóc Sơn – Hà Nội

Sân tập xe Đông Anh – Hà Nội

Sân tập xe Đình Xuyên – Gia Lâm – Hà Nội

Sân tập xe ngã tư Trôi – Hoài Đức – Hà Nội

Sân tập xe Hàng Không – Long Biên – Hà Nội

Sân tập xe trường 10.

Hãy đến với trung tâm sát hạch lái xe tại Hà Nội của chúng tôi các bạn sẽ được cung cấp đủ kiến thức để thi sát hạch bằng lái xe ô tô các hạng của sở giao thông vận tải, các tài liệu ôn tập chuẩn với các giảng viên dày kinh nghiệm sẽ là điều kiện đảm bảo tỉ lệ thi đỗ cao nhất. Trung tâm nhận hồ sơ học bằng lái xe B2 ở tại quận Cầu Giấy Hà Nội giá rẻ.

Rất hân hạnh được phục vụ tất cả các bạn !

Tiêu Chuẩn Tcvn 8810:2011 Yêu Cầu Thiết Kế Đường Cứu Nạn Ô Tô

TCVN 8810:2011 ĐƯỜNG CỨU NẠN Ô TÔ – YÊU CẦU THIẾT KẾ Emergency escape ramp – Specification for design

TCVN 8810 : 2011 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8810 : 2011 thay thế 22TCN 218 – 1994.

TCVN 8810 : 2011 được chuyển đổi từ 22TCN 218 – 1994 theo qui định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ- CP ngày 01/8/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật.

ĐƯỜNG CỨU NẠN Ô TÔ – YÊU CẦU THIẾT KẾ Emergency escape ramp – Specification for design

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường cứu nạn ô tô.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho đường cứu nạn ô tô trên đường cao tốc, đường đô thị, đường công nghiệp, đường lâm nghiệp.

1.3 Trong trường hợp đặc biệt có thể áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn khác nhưng phải qua phân tích kinh tế – kỹ thuật.

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 4054, Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế.

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Đường cứu nạn (Emergency escape ramp)

Đoạn đường được thiết kế và thi công trên đường đèo dốc nhằm làm giảm tốc độ và đảm bảo cho những xe mất kiểm soát dừng lại khi xuống dốc. Trong trường hợp này, xe mất kiểm soát có thể rời khỏi đường chính vào đường cứu nạn, dừng lại để sửa chữa. Đường cứu nạn gồm hai đoạn: đoạn đường dẫn và đệm giảm tốc.

3.2 Xe mất kiểm soát (Out of control vehicle)

Xe không điều khiển được do hỏng phanh, hỏng hộp số, do máy quá nóng … khi xuống dốc.

3.3 Đoạn đường dẫn (Bed approach)

Đoạn đường nối từ đường chính vào đệm giảm tốc.

3.4 Đệm giảm tốc (Arrestor bed)

Đoạn đường có lớp mặt cấu tạo bằng vật liệu rời rạc (sỏi, cuội, cát, đá dăm …) để tăng sức cản lăn nhằm làm giảm tốc độ của xe mất kiểm soát, đảm bảo cho xe dừng lại. Đệm giảm tốc được bố trí nối tiếp sau đoạn đường dẫn và là đoạn tiêu năng chính của đường cứu nạn.

3.5 Đường chính (Main road)

Đường xe mất kiểm soát đang chạy.

3.6 Đường dịch vụ (Service road)

Đường dành cho xe cứu hộ và xe bảo dưỡng đường cứu nạn. Đường dịch vụ nằm sát đường cứu nạn.

3.7 Neo cứu hộ (Wrecker anchor)

Neo hỗ trợ xe cứu hộ kéo xe mất kiểm soát ra khỏi khu vực đệm giảm tốc.

4.1 Đường cứu nạn được thiết kế và thi công ở những nơi có đường xuống dốc dài, độ dốc lớn, hoặc những nơi bị khống chế bởi địa hình.

Phải nghiên cứu qua thực tế khai thác đường, nếu thấy thật cần thiết mới thiết kế và xây dựng đường cứu nạn, nhất là các đoạn xe hay gặp sự cố mất kiểm soát. Trong trường hợp này xe cần được cách ly khỏi đường chính vào đường cứu nạn để giảm tốc độ và dừng lại, đảm bảo an toàn cho các phương tiện trên tuyến chính, cho người điều khiển xe mất kiểm soát và cho dân cư bên đường.

4.2 Phải nghiên cứu trên bình đồ và trên thực địa những vị trí khả dĩ có thể làm đường cứu nạn, chủ yếu là những đoạn dốc ta luy bên phải thấp, địa hình bên phải cho phép làm đường tránh rẽ vào; tốt nhất là những đoạn mà đường chính rẽ trái, đường cứu nạn đi thẳng lên dốc. Khi địa hình khó khăn cũng có thể cho đường cứu nạn rẽ trái, mặc dù có các bất lợi nghiêm trọng (như xe đi ngược chiều lên dốc, đường có giải phân cách giữa). Trong trường hợp này, yêu cầu phải chọn vị trí có tầm nhìn rộng, địa hình bên trái thuận lợi cho việc tránh xe.

4.3 Đường cứu nạn thường được xây dựng ở nửa cuối dốc (nơi xe dễ mất kiểm soát và gây ra tai nạn nghiêm trọng), trước đường cong nguy hiểm (khi xe mất kiểm soát không thể vào cua an toàn) và trước khu vực dân cư.

4.4 Nên xây dựng đường cứu nạn có độ dốc dương để giảm chiều dài đường cứu nạn. Tuy nhiên độ dốc bình quân của toàn đường cứu nạn tối đa không quá 10% và cục bộ không lớn hơn 15% để tránh việc xe bị trôi lùi xuống dốc sau khi lên tới điểm dừng.

5.1 Tùy điều kiện địa thế tại chỗ, khi thiết kế có thể chọn một trong bốn loại đường cứu nạn như ở Hình 1.

5.2 Đường cứu nạn sử dụng ụ cát: Đường cứu nạn sử dụng ụ cát có khả năng làm giảm tốc độ của xe rất nhanh nhưng dễ gây chấn thương cho người lái và phương tiện và hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết (bị xói, bị gió thổi bay, bị nén chặt). Do vậy chỉ nên sử dụng ụ cát khi chiều dài đường cứu nạn bị hạn chế bởi địa thế.

5.3 Đường cứu nạn sử dụng đệm giảm tốc: Mặt đệm giảm tốc sử dụng vật liệu rời rạc (sỏi, cuội, cát, đá dăm …) để tăng sức cản lăn nhằm làm giảm tốc độ của xe.

5.4 Có thể áp dụng công nghệ mới trong đường cứu nạn (ví dụ đường cứu nạn sử dụng lưới hãm xe… ) nhưng phải được chuyển giao công nghệ.

Mỗi loại đường cứu nạn được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và phải phù hợp với đặc điểm địa hình nơi đặt đường cứu nạn cũng như các yếu tố khác trên thực địa.

6.1 Đoạn đường dẫn phải thuận lợi về mặt hình học đảm bảo cho xe mất kiểm soát có tốc độ cao có thể vào đệm giảm tốc an toàn. Đoạn đường dẫn phải có kết cấu mặt như đường chính.

6.2 Tốc độ của xe khi bắt đầu vào đoạn đường dẫn phụ thuộc vào tốc độ của xe khi bị mất kiểm soát, chiều dài từ vị trí mất kiểm soát đến đoạn đường dẫn, độ dốc trung bình của đoạn đường và sức cản lăn của mặt đường.

Khi tính toán các đặc trưng hình học của đường cứu nạn, vận tốc thiết kế của xe khi vào đoạn đường dẫn nên lấy trong khoảng từ 100 km/h đến 120 km/h tùy thuộc vào cấp đường chính và các điều kiện cụ thể của dốc, trừ khi có căn cứ để xác định một cách chắc chắn rằng vận tốc đó là quá lớn thì có thể lấy thấp hơn.

7.1 Trên bình đồ, đường cứu nạn tốt nhất là bố trí theo dạng tiếp tuyến của đường cong chính hoặc dạng đường cong chuyển tiếp để lái xe dễ dàng điều khiển cho xe vào đường cứu nạn (Hình 2).

Góc chuyển hướng tại điểm bắt đầu từ đường chính vào đường cứu nạn nên lấy bằng hoặc nhỏ hơn 50.

Chiều rộng của đoạn đường dẫn tối thiểu nên lấy như sau:

– Đoạn đường dẫn rẽ từ đường cấp I, cấp II và cấp III: Nền 12,0 m, mặt 7,0 m.

– Đoạn đường dẫn rẽ từ đường cấp IV, cấp V: Nền 9,0 m, mặt 5,5 m.

(Cấp của đường được qui định trong TCVN 4054)

– Trong điều kiện có thể, nên bố trí thêm một làn đường dịch vụ dành cho xe cứu hộ và xe bảo dưỡng sát cạnh đường cứu nạn. Bề rộng làn này không nhỏ hơn 3 m.

7.3 Bán kính, siêu cao và đoạn nối siêu cao

7.3.1 Bán kính đường cong tròn giữa đường chính và đường cứu nạn nên lấy trong khoảng R = (300 ÷ 500) m tùy thuộc vào tốc độ thiết kế của xe khi vào đường cứu nạn. Bán kính cong tối thiểu Rmin = 250 m.

7.3.2 Siêu cao trong đường cứu nạn (isc ) lấy tối đa bằng 10%.

7.3.3 Chiều dài đoạn nối siêu cao L = (35 ÷ 50) m tùy thuộc vào tốc độ thiết kế, bán kính đường cong tròn và siêu cao trong đường cứu nạn. Đoạn nối này chỉ được bố trí khi đường cứu nạn tách ra khỏi đường chính để bảo đảm không ảnh hưởng đến đường chính.

Đoạn chuyển tiếp từ đường chính vào đoạn đường dẫn được mở rộng hình nêm với tỷ lệ 1:10 (mở rộng 1 m trên chiều dài 10 m) cho đến lúc đủ mặt cắt ngang của cả đường chính và đoạn đường dẫn. Đoạn này có cùng độ dốc với đường chính. Đến khi trắc ngang của đoạn đường dẫn tách khỏi đường chính mới được phép thay đổi độ dốc và bố trí đoạn nối siêu cao.

Đường cong lõm nối đoạn đường dẫn với đệm giảm tốc được bắt đầu ngay sau khi trắc ngang của đoạn đường dẫn đủ chiều rộng thiết kế. Bán kính đường cong lõm tối thiểu lấy theo Bảng 1.

Tầm nhìn trên đường chính trước khi vào đường dẫn của đường cứu nạn càng dài càng tốt, đảm bảo cho người lái xe vào đường cứu nạn an toàn. Trước khi vào đường cứu nạn, lái xe phải nhìn thấy suốt cả đường cứu nạn.

8.1 Để xe mất kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại, đệm giảm tốc phải đủ dài để tiêu hao động năng của xe. Chiều dài đệm giảm tốc cần thiết cho xe dừng lại phụ thuộc tốc độ thiết kế, độ dốc dọc, sức cản lăn của vật liệu mặt đường và được xác định qua công thức (1):

L là chiều dài đệm giảm tốc, tính bằng mét (m);

V là tốc độ của xe khi vào đường cứu nạn, tính bằng mét trên giây (m/s);

g là gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s 2. Lấy tròn g = 10 m/s 2;

I là độ dốc dọc của đệm giảm tốc:

f là hệ số sức cản lăn của vật liệu làm mặt đường.

CHÚ THÍCH: Đường bằng phẳng dùng trị số nhỏ; đường gồ ghề, kém bằng phẳng dùng trị số lớn.

Trong trường hợp đệm giảm tốc được thiết kế với độ dốc thay đổi như Hình 3 (gồm nhiều đoạn có độ dốc khác nhau), có thể tính được vận tốc của xe ở cuối mỗi đoạn dốc theo công thức (2):

V là vận tốc của xe ở cuối đoạn dốc, tính bằng mét trên giây (m/s);

V o là vận tốc của xe bắt đầu vào đoạn dốc, tính bằng mét trên giây (m/s);

L là chiều dài đoạn dốc, tính bằng mét (m);

g là gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s 2. Lấy tròn g = 10 m/s 2;

i là độ dốc dọc của đệm giảm tốc:

f là hệ số sức cản lăn của vật liệu làm mặt đường.

Vận tốc của xe ở cuối đoạn dốc thứ nhất là vận tốc bắt đầu ở đoạn dốc tiếp theo và việc tính toán được lặp lại cho từng đoạn dốc cho đến khi đường cứu nạn đủ độ dài để đảm bảo vận tốc của xe mất kiểm soát giảm đến 0.

8.2 Vật liệu tốt nhất cho mặt đường đệm giảm tốc là sỏi sông suối với hệ số sức cản lăn dùng để tính chiều dài đệm giảm tốc f = 0,25 ÷ 0,30. Ngoài ra cũng có thể dùng đá dăm, cuội sỏi rời rạc và cát.

8.3 Để xe không bị giảm tốc độ đột ngột, chiều dày của lớp vật liệu tiêu năng chính của đệm giảm tốc (sỏi, cuội) nên tăng dần từ 75 mm (bắt đầu đệm giảm tốc) cho đến khi đạt đủ chiều dày thiết kế trên một đoạn dài 30 m nhằm đảm bảo an toàn.

9.1.1 Mặt cắt ngang của đệm giảm tốc bố trí như Hình 4. Trắc ngang phần cuội sỏi có dạng hình thang với mái dốc ta luy là 2:1 (cotang α). Mái dốc ta luy này cho phép xe có thể từ bên đường vào đệm giảm tốc (khi xe lỡ chạy qua lối vào đường cứu nạn và đường cứu nạn chạy song song với đường chính), giúp cho việc kéo xe bị nạn ra khỏi đệm giảm tốc dễ dàng và giảm thiểu sự mất ổn định của xe khi vào đệm giảm tốc.

9.1.2 Bên cạnh đệm giảm tốc, nếu điều kiện cho phép, nên bố trí thêm một đường dịch vụ dành cho xe cứu hộ kéo các xe bị nạn ra khỏi đệm giảm tốc và xe bảo trì làm nhiệm vụ cào xới lại lớp sỏi cuội để duy trì đặc tính làm việc của đệm giảm tốc. Đường dịch vụ tốt nhất là được phủ mặt (bê tông nhựa, láng nhựa….) để xe cứu hộ và xe bảo trì đi lại dễ dàng. Nên bố trí các ụ neo cách nhau từ 50 m đến 100 m dọc đường dịch vụ để hỗ trợ kéo xe bị nạn ra khỏi đệm giảm tốc. Ụ neo đầu tiên bố trí phía trước đệm giảm tốc khoảng 30m để giúp xe cứu hộ đưa xe bị nạn trở lại phần đường xe chạy.

9.2.1 Vật liệu của đệm giảm tốc yêu cầu phải sạch, khó bị nén chặt và có hệ số sức cản lăn cao. Vật liệu tốt nhất sử dụng cho đệm giảm tốc là sỏi sông suối, tròn, sạch, có kích thước tương đối đồng nhất, khoảng 12,7 mm (0.5 in). Trong trường hợp sử dụng đá dăm, yêu cầu đá phải có cạnh tròn, không dễ nứt vỡ, có kích thước đồng đều, không có thành phần hạt nhỏ. Kích thước lớn nhất không quá 40 mm.

9.2.2 Chiều dày tối thiểu lớp vật liệu đệm giảm tốc (Hình 4) nên từ 60 cm đến 100 cm để đủ giảm thiểu ảnh hưởng do sự dính kết vật liệu vì bẩn đồng thời đảm bảo yêu cầu làm việc của nền giảm tốc.

Hệ thống thoát nước của đệm giảm tốc phải hoạt động tốt để đảm bảo đặc tính làm việc của đệm giảm tốc.

10.1 Đệm giảm tốc có độ dốc ngang khoảng 3%. Dưới đáy lớp cuội sỏi bố trí hệ thống rãnh xương cá tiết diện vuông 150 mm bằng cát hạt thô để thoát nước. Giữa lớp cuội sỏi và hệ thống thoát nước rãnh xương cá bố trí một lớp vải địa kỹ thuật ngăn cách để bảo vệ lớp cuội sỏi không bị đất nền đường làm bẩn.

10.2 Để bảo vệ đệm giảm tốc không bị nhiễm bẩn từ bên dưới, tốt nhất nên rải một lớp vật liệu có gia cố (bê tông nhựa, bê tông xi măng, cấp phối đá dăm gia cố xi măng, đá dăm thấm nhập nhựa, …) trên lớp móng trước khi rải lớp cuội sỏi.

Báo hiệu của đường cứu nạn phải đạt được các yêu cầu sau:

– Thông báo cho người lái xe được biết có đường cứu nạn phía trước, cho phép người lái có đủ thời gian quyết định có sử dụng đường cứu nạn hay không trước khi tới vị trí rẽ vào.

– Đảm bảo cho người lái xe nhìn thấy rõ đường dẫn với tầm nhìn đảm bảo để không bị lỡ cơ hội rẽ vào đường cứu nạn.

– Báo hiệu đặt tại vị trí rẽ vào đường cứu nạn phải đảm bảo ngăn ngừa những phương tiện khác không sử dụng đường cứu nạn hoặc đỗ xe cản trở lối vào.

Biển báo đường cứu nạn áp dụng theo qui định hiện hành về báo hiệu đường bộ. Biển này, cùng với biển phụ chỉ khoảng cách đến đường cứu nạn và biển xuống dốc nguy hiểm, được cắm tại đỉnh dốc, chỗ bắt đầu nguy hiểm và tại lối rẽ vào đường cứu nạn. Tùy thuộc chiều dài dốc, biển có thể cắm lặp đi lặp lại nếu cần thiết cùng với biển phụ chỉ khoảng cách.

Trong trường hợp trên đoạn tuyến có nhiều đường cứu nạn gần nhau, việc cắm biển chỉ dẫn vị trí các đường cứu nạn tại đầu tuyến là cần thiết, giúp lái xe có sự lựa chọn phù hợp.

11.2 Vạch tín hiệu giao thông

Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường phải đảm bảo:

– Giúp phân biệt rõ ranh giới giữa mặt đường dẫn (vào đường cứu nạn) và phần mặt đường chính dành cho các xe tiếp tục xuống dốc.

– Sơn kẻ mặt đường cứu nạn phải khác biệt với đường chính để tránh nhầm lẫn. Có thể sơn kẻ chữ “ĐƯỜNG CỨU NẠN” trên mặt đường dẫn.

Vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường áp dụng theo qui định hiện hành về báo hiệu đường bộ.

Nên bố trí chiếu sáng cho đường cứu nạn để người lái xe có thể sử dụng đường cứu nạn vào buổi tối. Trong trường hợp không có chiếu sáng, phải bố trí hệ thống phản quang đảm bảo cho người lái xe có thể nhận biết đường cứu nạn một cách rõ ràng vào buổi tối để sử dụng an toàn.

12.1 Tại những nơi xe mất kiểm soát có thể vượt ra khỏi phạm vi đường cứu nạn, phải bố trí rào chắn hai bên. Rào chắn hai bên còn có tác dụng giữ lại phần lớn sỏi cuội bị bắn ra khi xe mất kiểm soát chạy vào đường cứu nạn và giới hạn lối vào đường cứu nạn.

12.2 Tại điểm cuối đường cứu nạn phải bố trí rào chắn để ngăn xe phóng ra khỏi đường cứu nạn. Phía trong của rào chắn cần bố trí ụ cát hoặc thiết bị chống va (rào chống va, đệm chống va) để đảm bảo an toàn cho những xe vượt quá tốc độ thiết kế.

Thi Bằng Lái Xe Máy Tại Cầu Giấy

Khu vực Cầu Giấy tổ chức đăng ký thi bằng lái xe máy theo quy định Sở GTVT bắt buộc khi tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe. Hiện nay hầu hết các bạn đã đủ 18 tuổi đều tham gia đăng ký thi. Bấm xem quy trình thi bằng lái xe máy tại Cầu Giấy, Hà Nội như thế nào? Để làm nhanh gọn chúng tôi cần thực hiện những gì?

Thi bằng lái xe máy tại Cầu Giấy Giá rẻ nhất Hà Nội

1.Các bạn tham gia đăng ký học lái xe máy ngay tại khu vực Cầu Giấy chỉ cần chuẩn bị

2 Ảnh 3×4

1 bản photo cmt

1 bản photo giấy phép lái xe ô tô nếu có (được miễn thi luật)

2.Tiếp theo các bạn cần phải chọn các gói hồ sơ thi bằng lái xe ở Cầu Giấy gồm các gói hồ sơ như sau:

Gói tự học tự thi 80K

Gói Hỗ trợ đỗ cả lý thuyết và thực hành 350k

Hotline: 0989 565 629 – 081 668 2997

Xong phần chọn gói hồ sơ dự thi các bạn cần phải nộp hồ sơ. Thời gian nộp hồ sơ cho đến lúc thi là 8 ngày theo quy định của Sở GTVT. Các bạn muốn chọn lịch thi thì cần phải thực hiện việc nộp hồ sơ sớm để trung tâm còn làm hồ sơ giúp các bạn đi thi sớm và sớm có bằng lái xe.

Nộp trực tiếp tại văn phòng trung tâm

Nộp hồ sơ bằng cách chụp ảnh CMT và ảnh gửi qua FB/ Zalo theo số điện thoại 0989 565 629 Mr. Đôn/ Phòng Đào Tạo. Sau đó chuyển khoản qua Ngân Hàng bảo lãnh.

Nhân viên thu hồ sơ tại nhà miễn phí, nhân viên đến thu sẽ có viết phiếu thu.

3.Thời gian thi và lịch thi sát hạch lái xe

Trung tâm thường sẽ có 22 lịch thi tương ứng với 22 đợt thi. Các bạn đăng ký nộp hồ sơ xong sẽ được sắp xếp vào danh sách thi trong khoảng thời gian 4 ngày để đi thi bằng lái xe. Lịch thi bằng lái xe máy nhanh nhất tại hà nội. Bấm xem lịch thi bằng lái xe máy

Chúng tôi hỗ trợ giảm giá các gói hồ sơ dành cho người nộp hồ sơ theo nhóm giá trị lên đến 30.000 vnđ.

Thời gian lấy bằng lái xe máy khoảng bao lâu sau khi thi đỗ xong có bằng lái xe (GPLX) Trả lời: Thời gian lấy bằng khoảng từ 5-8 ngày sau khi xong nhận được giấy hẹn của Sở GTVT Hà Nội cấp.

Khi đi lấy bằng các bạn hãy liên hệ trước với người thu hồ sơ của các bạn để biết chi tiết tiến độ cấp phép GPLX ở Hà Nội. Hỗ trợ Ship bằng lái xe (Giấy phép lái xe Pet) tại nhà giá chỉ 10k – 20k tùy khu vực. Địa điểm thi bằng lái xe máy ở hà nội

4.Các địa điểm thi toàn hà nội

Trung tâm tổ chức thi bằng lái xe máy A1 trên toàn địa bàn hà nội gần Cầu Giấy. Các bạn đang tìm địa điểm thi gần khu vực Cầu Giấy để tiện đi lại. Hãy bấm xem địa điểm thi bằng lái xe máy tại Cầu Giấy, Hà Nội. Hãy đăng ký thi ngay hôm nay để nhận ưu đãi cực lớn!

Ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên

Thi bằng lái xe máy tại Cầu Giấy, Hà Nội

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Thương Mại

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Ngoại Ngữ

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Sư Phạm

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Cao Đẳng Múa

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Cao Đẳng Thương Mại và Du Lịch

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Đại Học Điện Lực

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội

Thi bằng lái xe máy dành cho Sinh viên Cao đẳng Nghề Văn Lang

5.Địa chỉ chi nhánh nhận hồ sơ (gồm cả CTV trung tâm)

79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, HN

Số 100 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Số 222 Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội

Số 182 Lê Trọng Tấn đối diện bảo tàng PKKQ

Số 138 Lê Duẩn, cạnh công viên thống nhất rất gần ĐH Bách Khoa.

Số 236 Xuân Thủy (Cách trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 120m).

Số 146 Hoàng Công Chất, Từ Liêm, Hà Nội

Số 231 Cổ Nhuế, Từ Liêm Hà Nội

Số 36 Chùa Bộc, (Gần Học Viện Ngân Hàng).

117 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Trước khi qua nộp hồ sơ các bạn cần gọi trước để được tư vấn thủ tục hồ sơ và lệ phí thi rõ ràng. 0989 565 629 – 081 668 2997

Học &Amp; Thi Bằng Lái Ô Tô Tại Nhật

Sau khoảng 2 tháng rưỡi thức khuya, dậy sớm, cày cuốc cuối tuần không ngừng nghỉ, mình đã có bằng lái ô tô tại Nhật.

Việc học & thi bằng lái ô tô ở Nhật khá tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Ở Tokyo đi đâu cũng có tàu điện, bus, taxi, có khi nào cần tự lái ô tô bao giờ đâu. Nhưng khổ nỗi bạn bè ở VN có bằng lái xe hết rồi, đến tuổi này mà vẫn chưa biết lái xe thì cũng không ổn.

Thôi thì thắt lưng buộc bụng, mình quyết định thi lấy tấm bằng cho bằng bạn bằng bè.

Sau quá trình tìm hiểu, trải nghiệm thực tế, mình xin tổng hợp những hiểu biết cùng chia sẻ kinh nghiệm bản thân cho những ai quan tâm.

Hệ thống bằng lái ô tô ở Nhật khá phức tạp (theo mình là phức tạp hơn ở VN), được chia làm 3 loại tuỳ theo mục đích sử dụng:

Loại 1: loại cơ bản (lái xe cá nhân, công việc, …) là loại mình thi.

Loại 2: lái xe chở khách thu tiền (dành cho các bác tài taxi, bus, uber…). Ngoài lề: Ở Nhật, Uber chưa phát triển chắc cũng vì tài xế muốn tham gia phải có bằng loại 2 này.

Loại 3: bằng tạm (仮免) cho phép những ai trước khi thi bằng loại 1 được phép lái tập trên đường (thay vì trong trường lái) dưới sự hướng dẫn của giáo viên (hoặc người có bằng lái kinh nghiệm trên 3 năm) ngồi ghế phụ.

Về cơ bản, sau khi tập trong trường lái thành thạo, bạn sẽ thi lấy bằng 仮免 trước sau đó tập thêm trên đường rồi mới thi bằng chính thức (本免).

Chia theo loại xe, bằng xe máy có 5 loại, bằng ô tô có 5 loại. Ở đây mình sẽ chỉ nói về bằng lái ô tô thường (普通自動車免許), các bằng khác khi nào có cơ hội thi được bằng đó mình sẽ nói sau (chắc còn lâu lắm ^.^)

Ô tô chia làm 2 loại: số tự động (AT) và số bằng tay (MT). Bạn có thể thi bằng chỉ lái AT, hoặc thi bằng lái cả 2 (AT & MT). Ở Nhật 90% số xe sản xuất là AT nên phần đông người Nhật hiện nay chỉ lấy bằng lái AT, vì số buổi học ít hơn học phí thấp hơn mà thi cũng dễ hơn nữa. Mình cũng thi loại này 🙂

Với người nước ngoài, có nhiều cách khác nhau để lấy bằng (nhất là với những ai đã có bằng lái từ trước ở nước mình).

1. Đổi từ bằng lái Made in Vietnam

Dành cho những ai đã có bằng lái ô tô ở VN (hoặc một nước khác) và cư trú tại nước đó tối thiểu 3 tháng kể từ sau khi có bằng. Điểm lợi lớn nhất của cách này là khi đổi chỉ cần thi lý thuyết (10 câu hỏi khá dễ bằng tiếng Anh hoặc Nhật) và thi thực hành. Bạn không cần thi bằng 仮免 mà thi trực tiếp bằng chính thức. Lệ phí thi rẻ, khoảng 3000 yên. Nên dù có trượt phải thi lại vài lần cũng không thành vấn đề.

Mình không có bằng lái ở VN nên không áp dụng cách này, chỉ nghe bạn mình đi thi kể lại khi đổi bằng phần thi thực hành cảnh sát họ chấm điểm khá gắt, nhiều người đi thi 5-7 lần mời đỗ…

Nếu áp dụng cách này thì bạn cũng vẫn cần tự học để nắm vững luật đường bộ của Nhật, nhất là hệ thống biển bảo, làn đường, đỗ, dừng xe… tránh những sai phạm do thiếu hiểu biết. Nên nhớ các mức phạt hành chính về lỗi giao thông ở Nhật rất nặng (lỗi nhẹ thì vài man, lỗi nặng thì vài trăm, nghìn man, oku yen.)

2. Đi học tập trung trong khoảng 2-3 tuần (合宿)

Cách này có thể hình dung giống như đi học quân sự ở VN, khoá học diễn ra trong khoảng 2-3 tuần tại một địa phương xa trung tâm. Học viên sẽ phải ăn, ngủ, nghỉ, học, thi tại đó. Bạn sẽ học thi 仮免 sau đó thi tốt nghiệp. Kết thúc khoá học sẽ có bằng tốt nghiệp. Bằng tốt nghiệp này chưa phải bằng lái chính thức. Còn phải đến 運転センター để thi lý thuyết (95 câu làm trong 50 phút) mới được cấp bằng lái chính thức. Cụ thể mình sẽ giải thích ở phần sau.

Kinh phí cho 1 khoá học này (bao gồm cả tiền ở) vào khoảng 17-20 man yên (khác nhau tuỳ vào chỗ bạn đến học).

Sinh viên Nhật họ khá chuộng cách này vì giá chấp nhận được, có bằng trong thời gian ngắn, mà sinh viên vào những đợt nghỉ đông, nghỉ hè việc sắp xếp 2-3 tuần để đi học cũng không khó khăn.

Với người đã đi làm như mình thì việc xin nghỉ liền tù tì 2-3 tuần để đi học gần như không thể nên mình đành chọn cách khác.

3. Đi học tại 自動車教習所 gần nơi ở

Ở mỗi khu vực (区, 市) thường sẽ có một hoặc một vài 自動車教習所, bạn có thể dễ tìm qua Google Map. Thời gian học quy định từ khi vào trường đến lúc tốt nghiệp nhanh thì 2,3 tháng, lâu thì có thể tối đa đến 9 tháng. Lợi thế của việc đi học ở 教習所 là bạn có thể đi học vào buổi nào giờ nào mình thích (thường sẽ 予約 trước lịch) nên phù hợp cho người đi làm.

Như trường mình học là 日の丸自動車学校 ở ga 目黒 lý thuyết họ dạy theo thời khoá biểu, liên tục trong ngày và không cần đăng ký trước. Học thực hành có hệ thống 予約 online khá tiện lợi. Về khoản này mỗi trường sẽ khác nhau nên trước khi chọn trường nào bạn có thể vào web của trường đó để nghiên cứu trước hoặc gọi điện hỏi trực tiếp.

Hệ thống 自動車教習所 ở Nhật được chia làm 2 loại: 指定 và không 指定.

指定自動車教習所

Hiểu nôm na là trường được Sở Công An chứng nhận đầy đủ trang thiết bị, giáo viên, chất lượng, được phép tổ chức thi 仮免 và thi tốt nghiệp thực hành tại trường. Có bằng tốt nghiệp của 指定自動車教習所 bạn sẽ chỉ phải thi lý thuyết tại 運転センター (khá giống với 合宿).

Ưu điểm: người chấm thi thực hành tại trường chính là thầy giáo dạy nên khả năng đỗ ngay từ lần thi đầu cao (mình cũng đỗ ngay từ lần thi đầu tiên)

Nhược điểm: tài liệu, nội dung, số tiết học được Sở Công An quy định. Bạn phải học đủ số buổi, số tiết mới được thi. Chi phí học trọn gói cũng khá cao, dao động từ 25-30 man.

指定外自動車教習所

Ở các trường này thời lượng, nội dung học thường khá linh động tuỳ theo nhu cầu của học viên. Nhiều trường họ giản lược phần lý thuyết trên lớp, bạn tự luyện sách và luyện đề ở nhà. Phần thực hành họ chỉ tập trung dạy những kĩ năng áp dụng cho phần thi.

Ưu điểm: Do giản lược phần nội dung học nên thời gian học cũng như chi phí được giảm bớt. Chi phí dao động trong khoảng 17-25 man tuỳ nội dung học.

Nhược điểm: Cả 仮免 và bằng chính thức bạn đều phải ra 運転センター để thi. Thi cả lý thuyết và thực hành. Chấm thi thực hành sẽ là cảnh sát nên cơ bản sẽ khắt khe hơn. Khả năng trượt cao hơn 🙁

Người Nhật phần lớn chọn trường 指定 vì chất lượng học tốt, tỉ lệ đỗ cao. Phần chênh lệch lệ phí cũng là vấn đề nhưng dù sao cũng chỉ đi học một lần trong đời nên theo mình đây cũng là một số tiền đáng để bỏ ra.

4. Đến trực tiếp 運転センター đăng ký thi

Cách này hơi hổ báo, tính chất gần giống như sau khi học ở các 指定外自動車教習所 bạn sẽ đến 運転センター thi nhưng khác ở chỗ không cần học mà đi thi luôn.

Đương nhiên không học qua trường lớp gì thì khả năng trượt gần như 100% nhưng cách này vẫn có thể áp dụng cho những ai đã biết lái xe từ trước nhưng không có bằng hoặc để quen bằng ở VN.

Cách này khác với đổi bằng ở chỗ thi lý thuyết sẽ là 95 câu chứ không phải 10 câu (không học thì coi như trượt chắc).

Do trường mình theo học là 指定教習所 nên mình sẽ chỉ nói về kinh nghiệm đăng ký học các trường loại này. Mình chọn trường 日の丸 vì địa điểm thuận lợi có thể đi bộ được từ ga 目黒 nằm trên đường từ nhà mình đi làm nên tiện đi học vào buổi sáng và cuối tuần (không mất vé tàu vì nằm trên 定期券). Hơn nữa đợt mình đăng ký trường lại đang có キャンペーン kỉ niệm thành lập trường giảm giá 3 man nên mình đăng ký luôn (Sau mình mới biết họ có キャンペーン liên tục không riêng gì đợt mình đăng ký).

Khi đăng ký học bạn sẽ chọn học bằng AT hay MT. Số buổi học thực hành của bằng MT nhiều hơn nên chi phí cũng tốn hơn đôi chút (1-2 man).

Thường các trường sẽ cung cấp 1 cái gọi là 安心パック (gói yên tâm) giá tầm 1-2 man, bạn chỉ có thể mua lúc đăng ký học. Gói này để phòng khi bạn học thực hành chưa nhuần nhuyễn phải học lại buổi hoặc thi trượt thực hành thì cũng không bị phải đóng thêm tiền. Lúc mình đăng ký học thì gói này được tặng kèm trong キャンペーン nên không phải đóng thêm. Nếu bạn học lái AT hoặc khá tự tin vào khả năng của mình thì có lẽ gói này cũng không cần thiết nhưng dù sao để tránh chi phí phát sinh ngoài ý muốn, mình khuyên nên mua gói này ngay từ đầu.

Ngoài ra mỗi trường có thể sẽ có các ưu đãi, dịch vụ khác nhau, bạn nên vào web của một vài trường để so sánh học phí cũng như tìm キャンペーン để giảm thiểu chi phí đến mức tối đa.

Như mình tổng chi phí trọn gói (đã bao gồm sách vở, 安心パック) vào khoảng 28.5 man. Ngoài ra lúc nhập học còn được trường tặng cho bộ đề luyện thi cho cả 仮免 và 本免.

Trước khi thi mình có làm hết các đề trong này thấy khá sát với thi thật. Ai muốn mua có thể tham khảo trên Rakuten ở đây.

Khi đăng ký nhập học bạn sẽ phải mang theo con dấu, 在留カード, 住民票 và tiền nữa. Ai mắt cận mà không đeo kính thì nhớ mang kính theo vì để đủ điều kiện nhập học bạn sẽ phải trải qua một bài test nhỏ về thị lực. Bạn phải có thị lực một mắt 3⁄ 10 trở lên và thị lực hai mắt 7⁄ 10 trở lên. Mình girigiri đạt mức này nên không mang kính vẫn OK.

Sau khi đóng tiền, làm thủ tục xong xuôi việc tiếp theo là tham gia lễ nhập học (入校) và sắp xếp thời gian cá nhân để đi học thôi. Khoá học chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 học lý thuyết và lái tập trong trường, kết thúc khi bạn thi đỗ 仮免. Giai đoạn 2 học tiếp lý thuyết và lái tập trên đường, kết thúc khi bạn thi đỗ 卒業検定.

Thời gian tối đa cho phép để hoàn thành khoá học từ lúc nhập trường đến khi tốt nghiệp là 9 tháng. Nếu chăm chỉ thì bạn có thể lấy bằng trong 2, 3 tháng (mình đi học tuần 4,5 buổi mỗi buổi trung bình 2 tiếng, sau hơn 2 tháng tốt nghiệp).

Chúc mọi người tìm được trường học ưng ý để bắt đầu hành trình học & thi lấy bằng lái ô tô ở Nhật. Tương lai ドライブ cuối tuần không còn xa nữa rồi.

Mình sẽ nói về kinh nghiệm thi 仮免, 卒業検定, và thi lý thuyết ở 運転センター trong các phần sau. Phần 2: Kinh nghiệm thi 仮免 Phần 3: Kinh nghiệm thi 本免