Thường thì khi thay lốp xe ô tô, chủ xe hay chú trọng hơn đến yếu tố hãng sản xuất, kích thước lốp và giá cả mà ít khi quan tâm đến các ký hiệu thông số vỏ xe liệu có thật sự phù hợp với chiếc xế cưng hay không. Điều này dẫn đến các trường hợp khi di chuyển lốp xe phát ra tiếng ồn hay cho cảm giác xe chạy chòng chành, thiếu sự ổn định và đặc biệt là dễ bị nổ lốp khi lái ở tốc độ cao…
Ý nghĩa các thông số vỏ xe ô tô
Trên lốp xe ô tô, các thông số vỏ xe được in rõ ràng, thể hiện được hết tên hãng sản xuất, kích thước lốp, tốc độ, tải trọng và hạn sử dụng.
Lấy 1 ví dụ cụ thể, trên lốp xe này có loạt ký hiệu thông số như sau: P185/75R14 82S. Trong đó:
P – Loại xe: Chữ cái đầu tiên trong dãy thông số vỏ xe cho biết loại xe có thể sử dụng lốp này. Ở ví dụ này, chữ cái ‘P – Passenger’ dùng để chỉ loại lốp xe dùng cho các loại phương tiện vận chuyển hành khách. Ngoài chữ ‘P’, còn có các ký hiệu khác như ‘LT – Light Truck’ dùng để chỉ loại xe bán tải, xe tải hạng nhẹ; chữ ‘ST’ dùng để nói đến xe moóc chuyên dụng còn chữ ‘T’ để nhận dạng loại lốp thay thế tạm thời.
Hoặc nếu như xuất hiện ký tự ‘C’ thì đây là loại lốp chuyên dùng cho xe dịch vụ chuyển hàng thương mại hoặc những chiếc van hạng nặng. Thông số ghi trên lốp C thường sẽ chỉ rõ tải trọng mà lốp chịu được là thuộc loại nào (hạng B, C hay D).
185 – Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia (mm), là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường.
75 – Độ dày của lốp: Đây là tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp. Như trong ví dụ trên, bề dày của lốp xe bằng 75% chiều rộng lốp (185).
R – Cấu trúc của lốp: Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, hiện tại phần lớn các lốp xe ô tô trên thị trường có cấu trúc dạng bố tỏa tròn, được ký hiệu bởi chữ cái R – Radial, số ít còn lại có cấu tạo bố chéo (D- Bias) hoặc B – bố chéo có lớp đai bọc bên ngoài dưới gai lốp.
14 – Ðường kính la-zăng: Như ví dụ trên, đường kính la-zăng xe là 14 inch.
82S – Tải trọng và tốc độ giới hạn:
Chỉ số tốc độ giới hạn của các loại xe
Bên cạnh đó, tải trọng của lốp xe này chịu được là mức 82 – tương ứng với 345 – 575 kg.
Ngoài các thông số vỏ xe cơ bản kể trên, chúng tôi cũng giúp người sử dụng xe hiểu thêm về 1 số ký hiệu khá hữu ích khác, ví dụ như:
Theo laixevui.com
Tên hãng lốp cũng sẽ xuất hiện trên thành lốp, ví dụ như Bridgestone, Goodyear hay Michelin,… . Bên cạnh đó, hãng sản xuất lốp thường sẽ quy định ký hiệu riêng đặc trưng cho từng loại lốp tùy vào mục đích sử dụng.
Thời gian sản xuất lốp xe ô tô: Ví dụ trên thành lốp xe ô tô trên đang có 1 dãy số 8PY0806, có nghĩa là chiếc lốp này được sản xuất vào tuần thứ 8 của năm 2006. Thường thì các chuyên gia khuyên rằng nên thay mới lốp xe ô tô sau 6 năm sử dụng kể từ ngày sản xuất. Chính vì vậy, khi thay lốp xe, chủ xe cần chú ý đến vấn đề này để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Khả năng bám đường: Ví dụ như trên thành lốp có in Traction A nghĩa là lốp này có khả năng bám đường thuộc loại A – Tốt. Thường thì khả năng bám đường của lốp xe giảm dần theo thứ tự từ AA, A, B, C.
Khả năng chịu nhiệt độ của lốp xe ô tô khi chạy đường dài với tốc độ cao: Temperature của lốp xe ô tô có các loại như A (Tốt nhất), B (Trung bình) và C (Chấp nhận được).