Ý Nghĩa Của Ký Hiệu, Màu Của Biển Số Xe

Ý nghĩa của ký hiệu, màu của biển số xe là gì? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi đáp pháp luật, tôi tên là Minh Hùng, hiện đang làm việc và sinh sống ở Quận 9 Tp. HCM, tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia giải thích hộ. Tôi thấy trên đường có rất nhiều màu sắc, ký hiệu biển số xe khác nhau, vậy những ký hiệu, màu sắc trên biển số đó có ý nghĩa gì? Những ký hiệu đó là các chữ cái viết tắt như LD, DA, KT…, tại sao phải viết tắt như vậy? Mong các chuyên gia giải đáp hộ tôi. Xin chân thành cảm ơn! (minh.hung***@gmail.com)

– Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các ban chỉ đạo trung ương; Công an nhân dân, TAND, VKSND; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị-xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước.

– Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh.

– Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của doanh nghiệp, ban quản lý dự án thuộc doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xe của đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, xe của trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập, xe của cá nhân.

– Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt cấp cho xe của khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ.

– Một số trường hợp có ký hiệu sêri riêng:

Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe Quân đội làm kinh tế. Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu. Biển số có ký hiệu “DA” cấp cho xe của các ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư. Biển số có ký hiệu “R” cấp cho rơmoóc, sơmi rơmoóc. Biển số có ký hiệu “T” cấp cho xe đăng ký tạm thời.

Biển số có ký hiệu “MK” cấp cho máy kéo. Biển số có ký hiệu “MĐ” cấp cho xe máy điện. Biển số có ký hiệu “TĐ” cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm. Biển số có ký hiệu “HC” cấp cho ô tô phạm vi hoạt động hạn chế.

Xe có kết cấu tương tự loại xe nào thì cấp biển số đăng ký của loại xe đó.

Quy Trình Đăng Ký Và Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Của Biển Số Xe Máy 50Cc

Ý nghĩa ký hiệu biển số xe 50cc

Thực tế theo quy định thì biển số xe 50cc đẹp sẽ bao gồm các ký hiệu với ý nghĩa cụ thể như sau:

Đối với biển số xe máy 50cc nền màu xanh, chữ và số màu trắng , seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z kết hợp với một trong các chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z. Loại biển số này sẽ được cấp cho xe của các chủ sở hữu là:

Đối với biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z kết hợp với một trong các chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z. Loại biển số này thường được cấp cho xe của:

Xe 50cc nền trắng, chữ và số màu đen

Để tránh nhầm lẫn với môtô của liên doanh và dự án, máy kéo, xe máy điện, seri đăng ký mô tô dưới 50 cm3 của cá nhân, doanh nghiệp đơn vị sự nghiệp, công ích, tổ chức xã hội không kết hợp chữ L và chữ D (LD) hoặc kết hợp chữ D và chữ A (DA) hoặc kết hợp chữ M và chữ K (MK) hoặc chữ M và chữ Đ (MĐ). Máy kéo có seri từ MK1 đến MK9. Xe máy điện có seri từ MĐ1 đến MĐ9.

Quy trình đăng ký xe máy 50cc 1, Các giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký biển số xe máy 50cc

Đối với cá nhân cần chuẩn bị sổ hộ khẩu photo, đối với chủ xe là cơ quan tổ chức thì cần có giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức đó.

Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để đối chiếu.

Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng và giấy chứng nhận chất lượng loại dùng cho xe mô tô xe gắn máy.

Hóa đơn giá trị gia tăng của xe.

2, Nơi đăng ký xe

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần có trên thì bạn sẽ mang chúng tới các cơ quan quản lý phương tiện giao thông nơi mình sinh sống như: Phòng Cảnh sát giao thông các tỉnh, Công an quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh,.. để tiến hành đăng ký biển số xe 50cc .

3, Các bước đăng ký xe máy 50cc

Bước 1: Nộp thuế trước bạ

Mang hóa đơn giá trị gia tăng mua xe, chứng minh thư tới Chi cục thuế thuộc quận/huyện nơi mình đăng ký hộ khẩu để tiến hành xin tờ khai nộp thuế trước bạ.

Thực hiện điền đầy đủ các thông tin.

Sau khi đã được chi cục thuế phê duyệt thì tiếp tục sang ngân hàng để đóng tiền vào ngân sách nhà nước.

Cuối cùng lúc này bạn sẽ nhận được biên lai thu thuế trước bạ.

Bước 2: Điền hồ sơ đăng ký biển số xe

Sau khi đã nộp thuế trước bạ thì cơ quan công an nơi bạn đăng ký hộ khẩu sẽ tiến hành cấp một bộ hồ sơ đăng ký biển số xe máy 50cc.

Lúc này bạn cần thực hiện điền đầy đủ thông tin vào bộ hồ sơ đăng ký biển số xe được cấp này bao gồm cả số khung số máy của xe dán vào tờ khai.

Bước 3: Nộp các giấy tờ cần thiết

Tiến hành nộp các giấy tờ cần thiết là: Giấy nộp thuế, giấy khai đăng ký biển số xe, phiếu kiểm tra chất lượng, giấy chứng nhận chất lượng, hóa đơn giá trị gia tăng, chứng minh thư, sổ hộ khẩu bản gốc và bản photo.

Bước 4: Đóng lệ phí đăng ký xe 50cc và cấp biển

Lệ phí đăng ký xe và cấp biển số là 550.000 VNĐ.

Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký biển số xe 50cc

Trong vòng khoảng 2 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký xe sẽ thực hiện giải quyết chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe. Biển số xe máy 50cc này sẽ được cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Trên Cần Số Xe Tự Động

Khi chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động, không ít “tài mới” thường mắc những lỗi cơ bản về thao tác chân ga, chân phanh, hộp số… gây mất an toàn và dễ làm hư hỏng các bộ phận trên xe.

Đối với các ký hiệu cần số xe số tự động, các ký hiệu thường rườm rà hơn số sàn, vì được ký hiệu bằng tiếng Anh. Nhưng cơ cấu sang số của xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số, chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn.

Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:

– P (Parking) = đậu xe

– R (Reverse) = lùi xe

– N (Neutral) = trạng thái tự do

– D (Drive) = số tiến

Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có thêm các ký hiệu và chức năng khác như:

– M (Manual): (+ -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu “+” là tăng số, dấu “-” là giảm số)

– S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái.

– D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn.

– OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo

– L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

– B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc

Khi bắt đầu vận hành, người lái cần đưa cần số từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe. Khi vào những đoạn đường hiểm trở, phức tạp, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, sau đó trở về D để chạy bình thường.

Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng. Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo. Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải (có thể hiện chi tiết trong sách hướng dẫn kèm theo xe). Sử dụng chế độ S nếu muốn tăng tốc nhanh hay cảm giác vận hành thể thao hơn, phấn khích hơn.

Ngoài ra, đối với xe số tự động một số xe sẽ có trang bị thêm lẫy chuyển số gắn sau vô lăng. Lẫy chuyển số này dùng để sang số khi người lái vận hành ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).

Đa phần ô tô số tự động hiện nay đều tích hợp số tay, số thể thao nhưng không ít “tài mới” vẫn chưa nắm rõ cách sử dụng chế độ này trong các tình huống lái xe.

Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Biển Số Xe Của 63 Tỉnh, Thành Việt Nam

Ký hiệu biển số xe hay còn được gọi là biến kiểm soát xe cơ giới là tấm biển gắn trên mỗi xe, được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhưng lại không được mấy người quan tâm đến.

Ký hiệu biển số xe trong nước

Theo quy định tại Phụ lục số 04 được ban hành kèm theo Thông tư số 64/2023/TT-BCA thì biển số xe ô tô, xe máy sẽ bao gồm các nhóm chữ và số được sắp xếp cụ thể theo: Hai số đầu là ký hiệu địa phương của 63 tỉnh, thành phố trong nước nơi đăng ký xe ô tô, xe máy và số sêri đăng ký được quy định.

Nhóm số thứ hai là thứ tự của xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99.

Theo đó, căn cứ Phụ lục số 02 và Thông tư 15/2014/TT-BCA thì ký hiệu biển số xe ô tô, xe máy của 63 tỉnh, thành trong cả nước sẽ bắt đầu từ số 11 đến số 99. Vậy nên, ký hiệu biển số xe mỗi tỉnh, thành phố cụ thể như sau:

Tỉnh Cao Bằng là: 11 Tỉnh Lạng Sơn là: 12 Tỉnh Quảng Ninh là: 14 Tỉnh Hải Phòng là: 15 – 16 Tỉnh Thái Bình là: 17 Tỉnh Nam Định là: 18 Tỉnh Phú Thọ là: 19 Tỉnh Thái Nguyên là: 20 Tỉnh Yên Bái là: 21 Tỉnh Tuyên Quang là: 22 Tỉnh Hà Giang là: 23 Tỉnh Lào Cai là: 24 Tỉnh Lai Châu là: 25 Tỉnh Sơn La là: 26 Tỉnh Điện Biên là: 27 Tỉnh Hòa Bình là: 28 Thủ đô Hà Nội là: Từ 29 đến 33 và 40 Tỉnh Hải Dương là: 34 Tỉnh Ninh Bình là: 35 Tỉnh Thanh Hóa là: 36 Tỉnh Nghệ An là: 37 Tỉnh Hà Tĩnh là: 38 TP. Đà Nẵng là: 43 Tỉnh Đắk Lắk là: 47 Tỉnh Đắk Nông là: 48 Tỉnh Lâm Đồng là: 49 Tỉnh TP. Hồ Chí Minh là: 41; từ 50 đến 59 Tỉnh Đồng Nai là: 39, 60 Tỉnh Bình Dương là: 61 Tỉnh Long An là: 62 Tỉnh Tiền Giang là: 63 Tỉnh Vĩnh Long là: 64 Tỉnh Cần Thơ là: 65 Tỉnh Đồng Tháp là: 66 Tỉnh An Giang là: 67 Tỉnh Kiên Giang là: 68 Tỉnh Cà Mau là: 69 Tỉnh Tây Ninh là: 70 Tỉnh Bến Tre là: 71 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là: 72 Tỉnh Quảng Bình là: 73 Tỉnh Quảng Trị là: 74 Tỉnh Thừa Thiên Huế là: 75 Tỉnh Quảng Ngãi là: 76 Tỉnh Bình Định là: 77 Tỉnh Phú Yên là: 78 Tỉnh Khánh Hòa là: 79 Tỉnh Gia Lai là: 81 Tỉnh Kon Tum là: 82 Tỉnh Sóc Trăng là: 83 Tỉnh Trà Vinh là: 84 Tỉnh Ninh Thuận là: 85 Tỉnh Bình Thuận là: 86 Tỉnh Vĩnh Phúc là: 88 Tỉnh Hưng Yên là: 89 Tỉnh Hà Nam là: 90 Tỉnh Quảng Nam là: 92 Tỉnh Bình Phước là: 93 Tỉnh Bạc Liêu là: 94 Tỉnh Hậu Giang là: 95 Tỉnh Bắc Kạn là: 97 Tỉnh Bắc Giang là: 98 Tỉnh Bắc Ninh là: 99

Cách nhận biết ký hiệu biển số xe theo màu sắc

Khi nhìn vào biển số xe bạn còn có thể nhận diện nó qua màu sắc. Bởi lẽ mỗi màu sắc khác nhau sẽ đại diện cho một đơn vị, cá nhân, tổ chức khác nhau như:

Biển số nền màu trắng, chữ và số đen: là loại biển được cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam. Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng: là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nếu trực thuộc chính phủ thì là biển xanh 80, còn nếu là các tỉnh thành thì sẽ theo số của các tỉnh thành tương ứng. Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ: là biển số của khu kinh tế thương mại đặc biệt hoặc của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của thủ tướng chính phủ, có ký hiệu địa phương đăng ký và kèm theo đó là hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt. Biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng: là biển số xe quân đội. Bắt đầu với chữ A là quân đoàn, B là binh chủng, H là học viện, P là cơ quan đặc biệt, Q là quân chủng, K là quân khu còn T là tổng cục.

Biển số xe 80

Biển xe có 2 mã số đầu là 80 là một biển số đặc biệt, biển số này do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C67) thuộc Bộ Công an, cấp cho những cơ quan, đơn vị sau:

Các Ban của Trung ương Đảng Văn phòng Chủ tịch nước. Văn phòng Quốc hội. Văn phòng Chính phủ. Bộ Công an. Bộ ngoại giao. Toà án nhân dân tối cao. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đài truyền hình Việt Nam. Đài tiếng nói Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam. Báo nhân dân. Thanh tra Nhà nước. Học viện Chính trị quốc gia. Ban quản lý Lăng, Bảo tàng. Khu di tích lịch sử chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung tâm lưu trữ quốc gia. Uỷ ban dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Đại sứ quán các nước, tổ chức quốc tế và nhân viên của họ. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Xe phục vụ các đồng chí trong uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ khác theo quy định.

Ký hiệu biển số xe trong quân đội

Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Trên Cần Xe Số Tự Động

Đối với các ký hiệu cần số xe số tự động, các ký hiệu thường rườm rà hơn số sàn, vì được ký hiệu bằng tiếng Anh. Nhưng cơ cấu sang số của xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số, chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn.

Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:

– N (Neutral) = trạng thái tự do

Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có thêm các ký hiệu và chức năng khác như:

– M (Manual): (+ -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu “+” là tăng số, dấu “-” là giảm số)

– S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái.

– D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn.

– OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo

– L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc

– B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc

Khi bắt đầu vận hành, người lái cần đưa cần số từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe. Khi vào những đoạn đường hiểm trở, phức tạp, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, sau đó trở về D để chạy bình thường.

Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng. Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo. Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải (có thể hiện chi tiết trong sách hướng dẫn kèm theo xe). Sử dụng chế độ S nếu muốn tăng tốc nhanh hay cảm giác vận hành thể thao hơn, phấn khích hơn.

Ngoài ra, đối với xe số tự động một số xe sẽ có trang bị thêm lẫy chuyển số gắn sau vô lăng. Lẫy chuyển số này dùng để sang số khi người lái vận hành ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).