Tư Vấn Mua Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

Kinh Nghiệm Mua Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô

1. Bảo hiểm vật chất ô tô là gì?

Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc khi bạn mua ô tô nhưng lại rất cần thiết vì có tác dụng chia sẻ cùng chủ xe chi phí sửa chữa khi xảy ra các sự cố mất cắp, va chạm bất ngờ, ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, tùy vào chính sách của từng hãng bán hảo hiểm, người mua sẽ thấy có sự khác biệt điều kiện áp dụng, quyền lợi, mức giá của bảo hiểm của từng hãng cũng khác nhau và thường được tính theo % giá trị của xe. Chẳng hạn như Hyundai là 1,65%, Ford là 1,85%, … Hay như tùy vào gói bảo hiểm chọn mua mà khách hàng sẽ có được các dịch vụ đi kèm phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế của mình.

2. Các gói dịch vụ trong bảo hiểm vật chất xe ô tô và những lưu ý khi chọn mua

Như đã nói, tùy vào chính sách của từng hãng, mức giá… mà gói bảo hiểm vật chất sẽ có các dịch vụ kèm theo khác nhau, tùy vào khả năng tài chính cũng như môi trường đi lại của mình mà người mua cân nhắc chọn gói cho phù hợp. Kinh nghiệm chung là, nếu chiếc xe bạn sở hữu có giá trị trung bình (trên dưới 1 tỷ đồng) thì nên mua bảo hiểm thân vỏ và ngập nước (thủy kích), còn với trường hợp là các dòng xe sang thì nên mua thêm bảo hiểm mất cắp bộ phận.

*Bảo hiểm thủy kích, thiên tai ngập lụt

Đối với bảo hiểm thủy kích hoặc bảo hiểm ngập lụt do thiên tai, dù rất quan trọng nhưng không phải công ty bảo hiểm nào cũng cung cấp dịch vụ này nên bạn cần hỏi rõ xem gói bảo hiểm mình chuẩn bị mua có kèm hai mục này hay không. Chi phí thay thế, sửa chữa khi xe bị tổn thất này là khá lớn, đặc biệt đối với những dòng xe sang nhập khẩu thì thiệt hại do thủy kích có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng nên hãy chú ý thật kỹ và đừng tiếc tiền mua kèm thêm hai hạng mục này trong gói bảo hiểm của mình.

*Bảo hiểm mất cắp phụ tùng

Với loại bảo hiểm này thì bạn cần lưu ý là nhiều công ty sẽ không bồi thường nếu xe bị bẻ kính chiếu hậu khi đang đỗ ngoài đường mà không có người trông. Có công ty còn giới hạn số lượng phụ tùng bị mất cắp, có công ty lại chỉ giới hạn số vụ mất cắp. Cũng có công ty không yêu cầu việc để xe ở nơi có người trông coi có phiếu gửi xe với 2 lần/năm và không giới hạn số lượng phụ tùng bị mất cắp…

*Cứu hộ miễn phí, nơi sửa chữa

Một số công ty bảo hiểm chỉ hoàn trả chi phí cứu hộ nếu khách hàng có mua thêm quyền lợi lựa chọn garage sửa chữa và có hạn chế về phạm vi và điều kiện cứu hộ. Chi phí sửa chữa ở garage chính hãng có thể cao hơn 15% – 20% nên trong bảng chào giá của nhiều công ty bảo hiểm khách hàng phải trả thêm phí nếu muốn được tự chọn garage sửa chữa.

Bên cạnh đó, chủ xe cũng nên tìm hiểu danh sách những garage chính hãng do công ty bảo hiểm trực tiếp thanh toán chi phí vì việc yêu cầu bồi hoàn từ công ty bảo hiểm có thể sẽ mất nhiều thời gian và thủ tục phức tạp khác.

3. Cách mua bảo hiểm vật chất tiết kiệm chi phí

Mức phí tất nhiên là yếu tố mà nhiều người rất quan tâm, nhưng đây không nên là yếu tố có vai trò quyết định. Phí thấp thì chất lượng dịch vụ cũng tương xứng, mà trong một vài trường hợp nếu khách hàng không chú ý đọc kỹ hợp đồng thì có khi tưởng rẻ lại hóa đắt. Do đó, khách hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định chứ không nên chỉ quan tâm về mức phí bảo hiểm.

*Lựa chọn mức miễn thường cao

Mức miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất.

Có hai loại miễn thường: miễn thường có khấu trừ (còn gọi là khấu trừ) và miễn thường không khấu trừ:

– Miễn thường có khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải tự chịu cho mỗi và mọi tổn thất trước khi công ty bảo hiểm chi trả các chi phí còn lại.

– Miễn thường không khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải chịu cho mỗi và mọi tổn thất có chi phí nhỏ hơn mức miễn thường, trái lại công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ các chi phí tổn thất.

Ví dụ minh họa:

– Trường hợp miễn thường có khấu trừ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho xe với mức miễn thường có khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí. Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục tổn thất trên 500.000 đồng (ví dụ 5.000.000 đồng), khách hàng sẽ phải tự thanh toán 500.000 đồng, công ty bảo hiểm phải thanh toán chi phí còn lại (4.500.000 đồng).

– Trường hợp miễn thường không khấu trừ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm vật chất cho xe với mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục 500.000 trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí. Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục lớn hơn 500.000 đồng (ví dụ 5.000.000 đồng), khách hàng sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào, công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục tổn thất (5.000.000 đồng).

Thông thường ở Việt Nam, mức miễn thường là 200.000 VND. Nếu bạn tăng lên 1.000.000 VND, bạn có thể tiết kiệm phí được 20-30% khi có sự cố xảy ra vì mức miễn thường càng cao thì tỉ lệ phí bảo hiểm càng thấp, tuy nhiên không phải công ty bảo hiểm nào cũng có lựa chọn tăng mức miễn thường. Nhưng nếu lựa chọn phương án này, bạn phải lái xe hết sức cẩn thận bởi hầu hết các vết xước trên thân xe sẽ không được bồi thường. Hiện tại Liberty là đơn vị phát triển mạnh dịch vụ này, có cả số Hotline 1800 556 822 tư vấn 24/7 về nhu cầu mua bảo hiểm của khách hàng.

*Mua bảo hiểm kết hợp hoặc theo nhóm

Nếu bạn mua bảo hiểm hộ gia đình, bảo hiểm chăm sóc y tế và bảo hiểm xe ôtô tại cùng một công ty bảo hiểm uy tín, bạn có thể sẽ nhận được mức chiết khấu/giảm giá nhất định. Hoặc nếu có điều kiện có thể mua bảo hiểm cho thời hạn dài (nhiều hơn là 1 năm – mức thông thường hiện nay).

Nếu bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn đang đều có nhu cầu mua bảo hiểm, bạn nên tập hợp lại và mua theo nhóm sẽ được mức phí và nhiều điều kiện ưu đãi hơn. Tương tự như thế, nếu bạn mua qua công ty môi giới bảo hiểm. Bởi vì các công ty môi giới này thường tập hợp được nhiều khách hàng để đàm phán một chương trình bảo hiểm riêng với các công ty bảo hiểm với mức giá cực kỳ cạnh tranh và quyền lợi ưu đãi.

Tư vấn bảo hiểm xe hơi

Nguồn: Tổng hợp

Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô Là Gì?

Khi mua xe mới bạn điều bạn quan tâm là lựa chọn bảo hiểm phù hợp cho chiếc xe của mình. Bạn sẽ được các nhân viên bán hàng mời sử dụng gói bảo hiểm vật chất xe ô tô từ các công ty liên kết. Tuy nhiên đây không phải là gói bảo hiểm bắt buộc, gói bảo hiểm này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng xe và “nhẹ gánh” hơn khi có những sự cố không may trong quá trình sử dụng.

Tìm hiểu về bảo hiểm vật chất xe ô tô

bảo hiểm vật chất xe ô tô

Bảo hiểm bắt buộc cho ô tô

Gói bảo hiểm bắt buộc dành cho ô tô là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đây là gói bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới. Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, bên công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường cho bên thứ ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra.

Mức bảo hiểm TNDS 1 năm đối với xe cá nhân và Doanh nghiệp không kinh doanh vận tải:

1. Đối với xe 5 chỗ = 486.700 vnđ

2. Đối với xe 7 chỗ = 943.400 vnđ

3. Đối với xe 8 chỗ = 953.400 vnđ

Bảo hiểm vật chất xe ô tô

Đây là gói bảo hiểm không bắt buộc nhưng lại là gói bảo hiểm rất cần cho việc sử dụng xe. Tham gia sử dụng bảo hiểm vật chất xe ô tô, trong trường hợp xảy ra các sự cố va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp, bên bảo hiểm sẽ bù đắp những khoản chi phí khắc phục thiệt hại giúp bạn chủ động hơn về tài chính và yên tâm trong việc sử dụng xe

Mức giá của bảo hiểm tùy theo từng hãng và thường được tính theo % giá trị của xe như Hyundai là 1,65%, Ford là 1,85% giá trị của xe…

Đối tượng bảo hiểm của gói bảo hiểm vật chất xe ô tô là những thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe như Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào… Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần. Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe…

Ngoài ra một số hãng bảo hiểm còn hỗ trợ các gói bảo hiểm khác như: mất cắp bộ phân xe, bảo hiểm thủy kích…

bảo hiểm vật chất xe ô tô Một số hãng hộ trợ bảo hiểm thủy kích trong gói bảo hiểm vật chất xe. Tuy nhiên khi xe đã tắt máy khi vào vùng ngập nhưng chủ xe lại tiếp tục đề máy gây thiệt hại nặng hơn thì không nằm trong phạm vi bảo hiểm

Những dịch vụ quan trọng cần chú ý khi lựa chọn công ty/chính cách bảo hiểm phù hợp

1. Đường dây nóng hỗ trợ kịp thời những tình huống khẩn cấp khi xảy ra tai nạn bất kể ngày hay đêm

2. Dịch vụ cứu hộ giao thông miễn phí trên toàn quốc sẽ giúp bạn không phải đứng một mình với chiếc xe hư giữa đem tối

3. Sửa chữa tại garage chính hãng sẽ giúp bạn yên tâm hơn nhờ sự chuyên nghiệp và phù tùng chất lượng

4. Sửa chữa và thay thế phụ tùng không tính khấu hao

5. Bảo hiểm thủy kích

6. Bảo hiểm mất cắp bộ phận

Như vậy có thể thấy, mặc dù không phải là hình thức bắt buộc nhưng gói bảo hiểm vật chất xe ô tô là rất cần thiết cho chiếc xe và chính chủ sở hữu. Đơn giản bởi vì không ai có thể lường trước những nguy cơ tai nạn và gánh nặng tài chính kèm theo khi xảy ra những tai nạn đó.

Tổng hợp

Trách nhiệm của chủ xe khi tham gia bảo hiểm ô tô

Nên Hay Không Nên Mua Bảo Hiểm Vật Chất Xe Ô Tô

Bảo hiểm vật chất xe ô tô là gì?

Bên công ty cung cấp bảo hiểm sẽ bù đắp những khoảng chi phí khắc phục thiệt hại để bạn yên tâm hơn trong việc sử dụng xe và chủ động tài chính của mình khi xe gặp phải các sự cố như bị mất cắp, hư hỏng do va chạm đó được gọi là bảo hiểm vật chất xe ô tô. Tuy nhiên bảo hiểm này là gói bảo hiểm không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng trong quá trình sử dụng ô tô.

Phạm vi bảo hiểm vật chất xe ô tô thế nào?

Thông thường khi tham gia bảo hiểm vật chất xe, bạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả cho những trường hợp sau:

– Tai nạn do các rủi ro bất ngờ khác gây nên

– Xe gặp tai nạn, cháy nổ, đâm, đổ, va, lật.

– Chủ xe bị mất cắp toàn bộ xe

– Tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên như sụt lở, sét đánh, mưa đá, mưa bão, động đất, lũ lụt,…

– Những chi phí hợp lý và cần thiết phát sinh do tai nằm trong phạm vi bảo hiểm nhằm hạn chế, ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm cũng được công ty bảo hiểm thanh toán đầy đủ. Đồng thời còn bảo vệ và đưa xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất để giám định tổn thất.

– Ngoài ra các hư hỏng do vật thể từ bên ngoài tác động lên xe cũng được tính vào bảo hiểm.

Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều được bảo hiểm chi trả hay bù đắp, sẽ có những điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô. Những trường hợp xảy ra sự cố này sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi thường. Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu.

– Quyền lợi bổ sung: Khách hàng có thể lựa chọn các quyền lợi mở rộng thêm như:

+ Bảo hiểm sửa chữa tại gara tự chọn (ĐKBS-01)

+ Bảo hiểm mới thay cũ (ĐKBS-03)

+ Bảo hiểm đối với chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa (ĐKBS-04)

+ Bảo hiểm thủy kích (ĐKBS-05)

+ Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cho xe lưu hành tạm thời (ĐKBS-09; 16)

+ Bảo hiểm mất cắp bộ phận (ĐKBS-14)

Điều khoản loại trừ bảo hiểm vật chất xe ô tô

– Xe gây ra tai nạn khi đi vào khu vực cấm, đường cấm hay xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định (Một số tường hợp như không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển, rẽ quẹo tại nơi bị cấm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều với đường một chiều).

– Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng trong lúc điều khiển xe và gây ra tổn thất. Và nếu rượu bia thì nồng độ cồn quá quy định của pháp luật hiện hành được kết luận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì xe không được chở quá 20% trọng tải. Nếu bạn vượt quá con số này thì cũng được tính vào điều khoản loại trừ của bảo hiểm vật chất xe ô tô.

– Không thực hiện đầy đủ hoặc vận chuyển trái phép theo các quy định của pháp luật về xếp dỡ, vận chuyển hàng.

– Cuối cùng là xe không có giấy phép lái xe hợp lệ và chở quá số người theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quy trình xử lý bồi thường Bảo hiểm vật chất xe ô tô như thế nào?

Đầu tiên: Tiếp nhận yêu cầu

Các thông tin bao gồm những tổn thất đã có, nguyên nhân sự việc và ước tính giá trị tổn thất là những gì mà chủ xe phải chủ động liên hệ để báo với Bảo hiểm khi xảy ra sự cố hoặc rủi ro nêu trên. Sau đó chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ gồm: giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng kiểm, bằng lái xe, giấy đăng ký, CMND,…

Thứ hai: Giám định tổn thất

Thứ ba: Phương án bồi thường

Hiện có hai phương án xử lý bồi thường được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là bồi thường bằng tiện hoặc trực tiếp khắc phục sửa chữa nhưng thiệt hại. Tùy vào mỗi người mà thống nhất để lựa chọn phương án bồi thường sao cho hợp lý nhất.

Cuối cùng: Hoàn thiện hồ sơ

Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoặc thanh lý (nếu có) sau khi 2 bên đã thống nhất kiểm tra lại toàn bộ nội dung đã thực hiện. Sau khi hoàn tất sẽ tiến hành nhận xe.

Mất bao lâu để hoàn tất việc xử lý bồi thường Bảo hiểm vật chất xe ô tô?

Tùy thuộc vào từng công ty bảo hiểm, nhưng thường thì kể từ thời điểm nhận cuộc gọi của chủ xe đến khi cán bộ của Bảo hiểm có mặt tại hiện trường để giám định sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Trong một vài trường hợp cần thiết sẽ phải có thêm sự có mặt của cơ quan chức năng và công an.

Bạn phải chờ từ 2 đến 3 ngày công ty bảo hiểm sẽ bảo lãnh thanh toán trực tiếp bằng tiền cho chủ xe hoặc thanh toán tại các xưởng sửa chữa với điều kiện khi xe đã được sửa chữa xong và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Lưu ý lúc này bạn có 2 tuần làm việc để công ty bảo hiểm chi trả cho chủ xe nếu có các vấn đề phát sinh khác.

Hy vọng những điều cơ bản cần biết về bảo hiểm vật chất xe ô tô trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên hay không nên mua bảo hiểm cho xe ô tô của mình.

Tư Vấn Giá Bảo Hiểm Xe Ô Tô

Bảo hiểm xe ô tô gồm bảo hiểm vật chất xe bảo hiểm cho chính chiếc xe đó khi không may xảy ra tai nạn. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho những chi phí sửa chữa. Loại hình bảo hiểm thứ hai là bảo hiểm trách nhiệm với bên thứ ba hay còn gọi là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới. Bảo hiểm này bồi thường cho bên thứ ba nếu xe mình không may đụng phải. Loại thứ ba là bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe.

Giá bảo hiểm vật chất xe tính trên giá trị thực tế của xe tham gia bảo hiểm. Mục đích sử dụng có kinh doanh vận tải hay không và năm đăng ký lần đầu của xe

Tư vấn giá bảo hiểm xe ô tô

Hơp đồng bảo hiểm xe ô tô bao gồm :

1.1 Quy tắc bảo hiểm kết hợp xe ôtô do PJICO ban hành: Là các điều khoản quy định quyền lợi, trách nhiệm của Chủ xe, lái xe và PJICO trong việc giao kết hợp đồng.

1.2 Hợp đồng bảo hiểm : Là văn bản thoả thuận giữa Chủ xe và PJICO, theo đó Chủ xe phải đóng phí bảo hiểm, PJICO phải trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra trong phạm vi điều chỉnh của quy tắc này.

1.3 Giấy chứng nhận bảo hiểm do PJICO cấp theo yêu cầu bảo hiểm của Chủ xe là bộ phận không thể tách rời hợp đồng bảo hiểm; Là bằng chứng ký kết Hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp giữa Chủ xe và PJICO không ký kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh theo Quy tắc này.

1.4 Giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu của PJICO) để Chủ xe yêu cầu bảo hiểm và thiết lập hợp đồng bảo hiểm là một bộ phận cấu thành và không tách rời của Hợp đồng bảo hiểm.Khi yêu cầu bảo hiểm, Chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm xe ô tô.

1.5Các sửa đổi bổ sung, các thoả thuận khác được lập thành văn bản giữa Chủ xe và PJICO cũng là một bộ phận của Hợp đồng bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa PJICO và Chủ xe.

Giám định tai nạn

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm xe ô tô, mọi tổn thất về tài sản (như xe, hàng hoá, tài sản khác…) đều được PJICO hoặc người được PJICO uỷ quyền tiến hành giám định trực tiếp với sự có mặt của Chủ xe, lái xe hoặc người đại diện hợp pháp của Chủ xe nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do PJICO chịu.

2. Trường hợp PJICO và Chủ xe không thống nhất được về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì sẽ trưng cầu giám định viên độc lập để tiến hành giám định. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong hai bên yêu cầu Toà án tại nơi xảy tổn thất hoặc nơi cư trú của Chủ xe chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với hai bên.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:

1. Thông báo tai nạn và Giấy yêu cầu bồi thường của Chủ xe cơ giới (theo mẫu do PJICO cung cấp).

2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên PJICO các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe đang hoạt động bị tai nạn (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe); Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng).

– Giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ.

3. Bản sao kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) gồm:

– Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.

– Biên bản khám nghiệm hiện trường.

– Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

– Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

– Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan Công an (nếu có).

Trong trường hợp vụ việc không có cơ quan Công an giao thông tham gia thì Chủ xe, Lái xe phải thông báo ngay cho PJICO để phối hợp lập hồ sơ và thu thập các tài liệu chứng minh về nguyên nhân và giải quyết tai nạn.

4. Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải)

5. Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Toà án (nếu có).

7. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có).

8. Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn:

8.1 Đối với thiệt hại về hàng hoá

8.1.2 Khiếu nại yêu cầu bồi thường của Chủ hàng. Các chứng từ thể hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại của chủ xe đối với chủ hàng (Đối với những tổn thất trong vụ tai nạn gây ra)

8.2 Đối với thiệt hại về người gồm: Các chứng từ y tế xác định tình trạng thương tích của nạn nhân như: Giấy ra viện, Sổ y bạ, Giấy chứng thương, bản đọc X quang, phim chụp (nếu có), Giấy chứng tử, Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp chết), Giấy uỷ quyền hợp pháp trong trường hợp uỷ quyền.

8.3 Đối với thiệt hại về xe, tài sản gồm:

Các chứng từ xác định thiệt hại: Biên bản giám định thiệt hại; Bộ chứng từ sửa chữa, thay thế phụ tùng; Các chứng từ xác định giá trị tài sản (nếu cần); Các chứng từ hợp lệ xác định chi phí hợp lý: thuê bảo vệ, cẩu kéo xe, sửa chữa khắc phục, chở xe tai nạn

Trường hợp mất xe: Đơn trình báo mất, bị cướp xe của lái xe hoặc Chủ xe có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền; Bản sao: Quyết định khởi tố điều tra, Quyết định đình chỉ điều tra hoặc Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án của cơ quan chức năng, Kết luận điều tra (nếu có)

BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

Điều 25: Phạm vi bảo hiểm xe ô tô

1. PJICO bồi thường cho Chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do:

1.1 Tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của Chủ xe, lái xe trong các trường hợp: Đâm va, lật, đổ, hoả hoạn, cháy, nổ, các vật thể khác tác động lên xe cơ giới.

1.2 Những rủi ro bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ, lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, sụt lở, sóng thần …

1.3 Mất toàn bộ xe trong các trường hợp: xe bị mất trộm, xe bị cướp.

2 Ngoài ra PJICO còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm:

2.1 Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất nhưng tối đa không vượt quá 10% số tiền bảo hiểm.

2.2 Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường thực tế của PJICO (bao gồm cả chi phí trên) không vượt quá số tiền bảo hiểm được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô.