Hướng Dẫn Đổi Bằng Lái Xe Máy 125Cc Tại Nhật Bản

Đổi Bằng Lái Xe tại Nhật là một việc khó. Vượt Qua Ải này là bạn đi được một chặng đường lớn trong việc ổn định cuộc sống tại Nhật đấy.

Thoạt đầu chủ quan tưởng bở thi đổi ngay 125cc xe côn. Đã chạy xe côn lần nào đâu vậy là chết không hối tiếc rồi. Sau đó tôi chuyển sang 125cc xe ga thi chán không đậu. Cứ nghỉ việc nửa ngày đi thi khoảng 10 lần chả đậu với đủ lý do. Chán quá bỏ lấy bằng 50cc về mua con 50 chạy cho quen đường. 1 năm sau ngày lấy bằng 50cc tôi làm lại hồ sơ thi 125cc. Lần này thi phát đậu luôn. Ohya. Chưa hết đâu bạn. Có bằng 125 cc tôi về học xe hơi bằng Futsu (xe côn) chạy 1 lèo ra trường luôn không thi lại phát nào. Lòng thầm nghĩ, đúng là vào trường học tốn tiền thầy dậy cẩn thận thi phát là đậu. Đầy tự tin. Tôi mang cái tự tin đó vài năm sau vẫn đến trường đó đăng ký học Chugata (xe tải tầm trung – lái được bus 29 chỗ). Em nhận hồ sơ nói “Bằng này xe lớn khó lắm, sao không vào Anshin Puran – Gói bảo hiểm bao thi rớt thì học lại thi lại không tốn tiền). Tôi tự tin lắm nói với em ấy “Jishin ga Aru – Tôi tự tin vào bản thân tôi” và… Học Chugata rất khó… Vòng 1 của Chugata tôi chạy trong trường lái đến lúc thi được cái Karimenkyo đã trượt 5 lần. Quá xót, không đóng Anshin Puran mỗi lần như vậy tôi tốn 7000 yên chưa thuế. Bụng bảo dạ, chắc sang vòng 2 mình chạy tốt trong cosu của trường rồi chắc ra đường không sao. Than ôi, thêm 6 lần thi lại đợt sát hạch lần cuối trước khi vào thi tốt nghiệp. Mỗi lần tốn thêm 7000 yên nữa, vừa tốn thời gian, ức chế. Thế mới biết là đời không như là mơ. Rút kinh nghiệm, xe tải học trượt tốn mất thêm gần chục man. Lần này xe máy chugata tôi đăng ký ngay Anshipuran từ ban đầu. Dĩ nhiên, rớt nhiều hơn dự tính. Vòng 1 rớt cũng tầm 5 lần, vòng 2 cũng vậy 5 lần. Mỗi lần biết bị cho rớt đi học lại thật là ức chế, chỉ an ủi mỗi cái đã nộp bảo hiểm ngu rồi nên không lo tốn tiền nữa. Đấy hành trình thi đổi và học các bằng lái của tôi như vậy đó các bạn thử nhẩm coi tôi đã tốn khoảng 80 man (160 triệu vnd) để có 1 cái mảnh Polyme tại Nhật như thế nào đấy. Nói ở trên chỉ để động viên các bạn đừng nản chí, cứ thi đi rồi sẽ có bằng. Có nhiều người còn thi cả 20 lần, hết hạn 6 tháng phần lý thuyết lại thi lại để vào thi thực hành tiếp. Và đây, video hướng dẫn các bạn đổi bằng 125cc cho các bạn đây.

Dịch bằng lái xe tại Nhật

Luận Japan

Thủ Tục Đổi Bằng Lái Xe Máy Việt Nam Qua Bằng 125Cc Nhật Bản Từ A

Các bạn đang (sẽ) sống và làm việc ở Nhật Bản muốn sử dụng xe máy để đi làm hoặc đi chơi nhưng lại không có bằng lái bên Nhật. Nếu có bằng lái xe mô tô ở Việt Nam có thể làm thủ tục đổi sang bằng của Nhật. Tiếng Nhật gọi là “外国免許の切り替え” (Gaikoku menkyo no Kirikae), viết tắt là “外免切替” (Gaimen Kirikae).

Thủ tục đăng ký

Tức là bằng ép plastic or bằng nhựa mới. Nếu ép dẻo hay thay đổi hình dạng là nó ko cho thi ( lúc đầu mình ở Saitama, dịch xong xuôi hết mang lên trung tâm đổi bằng thì nó ko cho thi. Sau đó mình về VN đổi qua bằng nhựa thì chuyển qua Chi ba sống rồi nên ko rõ bên Chi ba có yêu cầu như vậy hay ko nữa. Cái này các bạn nên đến trung tâm thi bằng hỏi trực tiếp cho yên tâm ko lại mất đống tiền dịch nha )

Địa chỉ thì các bạn tìm trong trang web này: http://www.jaf.or.jp/profile/general/office/index.html . Riêng Chiba yêu cầu thêm giấy xác nhận ( 認証)của Đại sứ quán VN, phí 6000 yên.

Đăng ký và thi lý thuyết

Mang hồ sơ lên, điền vào giấy đăng ký, rồi người của trung tâm sẽ hỏi bạn muốn đổi bằng gì. 50cc hay 125cc, xe tay ga hay xe số. Sau đó sẽ tham gia thi lý thuyết luôn ( . Lý thuyết gồm 10 câu thi trong vòng 10p, đạt 7/10 là ok, có tiếng Nhật và tiếng Anh,tiếng Nhật có phiên âm hiragana trên đầu. Một số nơi có tiếng Việt (hỏi ng trung tâm nha, Chiba với Saitama là ko có tiếng việt).

Tài liệu ôn thi bằng lái xe máy ở Nhật

THAM KHẢO : Tổng hợp kiến thức giao thông và những từ vựng giao thông cần biết tại Nhật

Thi thực hành bằng lái xe máy ở Nhật

➣ thì dừng lại, ngoài nhìn bên đó rồi mới rẽ. Chỉ nhìn qua gương thôi cũng ko đc, phải ngoái nhìn thật hoành tráng vào. Đến biển ngoái nhìn 2 bên rồi mới chạy, đên chỗ biển báo người qua đg thì chạy chậm và nhìn 2 bên. … tomare (

➣ X

Bản thân mình thì thấy mình thi 2 lần đậu là nhanh, nếu lần 1 ko bị nhầm sa hình có khả năng mình đậu lần 1. Đó là do mình chuẩn bị rất kỹ. Phải nói chuẩn bị kỹ chiếm 70 đến 80% thành công. Sau khi thi xong bằng thì kiến thức về luật giao thông NB cũng khá khá, đủ để tham gia giao thông, trước khi đi thi, mình đi xe đạp vòng vòng , mang theo cuốn luật để đọc nội dung các biển báo. Và quan trọng nữa là kỹ năng lái xe, nếu ai chưa đi xe côn tay bao giờ, or chưa thật sự thành thục thì nên đăng ký xe tay ga để không bị phân tâm.

……

Thi Bằng Lái Xe Siêu Khó Ở Nhật Bản

Nếu có bất cứ thứ gì có thể khiến một người Mỹ nhớ nhung về một ngày tại Cục đăng kiểm Mỹ DMV, đó chỉ có thể là Trung tâm cấp bằng lái xe Nhật Bản, phóng viên của tờ nhật báo Mỹ The Wall Street Journal viết. Phóng viên nước ngoài này có trải nghiệm khi muốn đổi bằng lái Mỹ sang Nhật. Việc có bằng lái từ vạch xuất phát thậm chí còn khó khăn hơn nhiều.

Bộ máy hành chính ở Nhật được cho là không cần phải quan liêu giấy tờ đến mức đáng sợ đến thế. Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ.

Quá trình này tự bản thân đã có mục đích: xã hội hóa những thí sinh để họ ứng xử đúng đắn một khi hoàn thành mục tiêu. Bất cứ ai có thói quen tùy tiện đều bị loại bỏ ngay từ đầu. Và cũng khó như khi lấy bằng lái, việc giữ được bằng không hề đơn giản. Tốt nhất là tuân theo mọi quy tắc, luật lệ.

Phóng viên người Mỹ cho biết, anh có 7 hành trình đến các điểm khác nhau quanh thành phố trong hơn 2 tháng, và tiêu khoảng 600 USD. Đó là chuyến đi tới Liên đoàn xe hơi Nhật Bản JAF để dịch bằng lái của Mỹ, sau đó đến một văn phòng của thành phố để lấy “chứng nhận cư trú” bổ sung cho “thẻ cư trú” đã có sẵn. Rồi mất nửa ngày để kiểm tra và làm giấy tờ tại một trung tâm cấp bằng lái của chính phủ.

Thực ra đó chỉ là màn dạo đầu cho bài thực hành lái đầy kinh hãi, thực hiện tại một đồn cảnh sát nằm cách trung tâm Tokyo khoảng một tiếng. Phóng viên Mỹ được cảnh báo rằng chuyện này sẽ rất khó nhằn. Đại sứ quán Mỹ tại Tokyo cũng thông báo rằng tỷ lệ đạt ngay lần đầu của người Mỹ “nhỉnh hơn” 35%. Trong khi đó, theo thông kế của Cơ quan an toàn giao thông Mỹ NHTSA, tỷ lệ này tại Mỹ là 75%.

Để tăng khả năng thành công, phóng viên Mỹ dành cả dịp cuối tuần trước khi thi thực hành để tập tại một trường dạy lái. Ở đó, anh được dõi theo trên khắp bãi tập được làm “nhái lại” đúng những con phố chật chội và chẳng khác mê cung ở Tokyo. Sẽ trượt nếu nhiều lần đụng lề đường.

Cũng có mẹo nên biết trước khi khởi động xe. Đầu tiên, đi vòng quanh xe và khúc cua để kiểm tra: việc này nhằm đảm bảo không có đứa trẻ nào chơi trốn tìm quanh đó. Chỉnh gương, ghế và vô-lăng: những hành động thể hiện bạn hòa nhập với chiếc xe.

Ở Mỹ, thí sinh sẽ có buổi thi riêng với một giáo viên chấm thi. Nhưng ở Nhật không thế. Có khoảng 20 người sẽ cùng buổi thi, cùng bước vào một phòng học nơi có một viên cảnh sát đưa ra một bài lên lớp ngắn gọn, sau đó đưa cả nhóm ra nơi thi. Thành công, hay thất bại, là chuyện công khai. Khi mọi người xếp hàng, viên cảnh sát đưa mắt quan sát từng người rồi lập tức loại một phụ nữ đi giày đế thô (kiểu giày đế bằng nhưng rất dày) mà anh cho rằng không phù hợp để lái xe.

Một thí sinh ngồi vào ghế lái, trong khi một người khác ngồi phía sau giám sát. Những người còn lại đứng quan sát và dán mắt vào người lái. Khi bài thi kéo dài 10 phút kết thúc, viên cảnh sát phụ trách buổi thi lạnh lùng trao giấy chứng nhận: hồng là đỗ, trắng là trượt.

Trong lần đầu tiên thử sức của phóng viên người Mỹ, anh xếp thứ 10 trong nhóm và trong 90 phút đứng quan sát, chỉ 2 người được nhận giấy hồng. Trong khi lái xe và vẫn chạy giữa làn đường của mình, phóng viên này để quá nhiều khoảng cách giữa chiếc xe và lề đường khi quẹo trái, viên cảnh sát cho biết. Điều đó vô tình khuyến khích một tay lái môtô sơ sẩy len vào đó. Trước đó, khi lần đầu thi lấy bằng tại Mỹ khi mới đủ tuổi, phóng viên cũng bị đánh trượt, nhưng là do vượt đèn đỏ.

Sau đó 2 tuần, phóng viên lại có chuyến đi tới Trung tâm cấp bằng lái ở Fuchu. Một người đồng hương cho biết anh ta đến đây lần thứ 4 và vẫn chưa được thi thực hành bởi lần nào cũng vướng chuyện giấy tờ. Sau đó phóng viên nhập vào nhóm 20 người thi và lần này xếp thứ 2. Anh ngồi ở ghế sau trong khi viên cảnh sát nặng lời với người đàn ông ngồi sau tay lái khi anh này chẳng may bật cần gạt nước thay vì xi-nhan. Kết quả là một tờ giấy màu trắng. Khi phóng viên Mỹ ngồi vào ghế lái, viên cảnh sát đưa ra yêu cầu rẽ phải, rẽ trái và viết một loạt nhận xét.

Bài thi kết thúc. Giám khảo trao tờ giấy hồng trên đó có viết: “Bạn đã đỗ bài thi ngày hôm nay”. Lúc đó là 10 giờ. Phóng viên đợi những thí sinh khác kết thúc, và sau khi đi qua nhiều cửa và nhiều tầng, vào lúc 14 giờ, rời khỏi trung tâm với chứng nhận trong tay.

Chỉ có 3 trong số 19 người còn lại của nhóm thi hôm đó có cùng kết quả đáng ăn mừng. Một trong số đó là một người Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết đó là lần đầu tiên. Và 2 phụ nữ Trung Quốc, mà một người nói rằng đây là lần thi thứ 7. Người còn lại, từng thổ lộ về nỗi thất vọng trong lần thi trượt trước đó, tiết lộ đây là lần thi thứ 8.

Mỹ Anh

Hướng Dẫn Thi Và Đổi Bằng Lái Xe Máy Ở Nhật Bản

Với đa số du học sinh ở Nhật, việc sở hữu một bằng lái xe máy 50cc ở Nhật sẽ rất tiện cho việc đi làm thêm các công việc như giao báo, giao đồ ăn nhanh, những việc đòi hỏi bạn phải biết lái xe và có bằng lái xe máy.

Việc sở hữu một tấm bằng lái xe máy sẽ rất tiện cho nhiều việc. Đối với xe dưới 50cc (原伊き) việc Thi và Đổi Bằng Lái Xe Máy 50cc Ở Nhật Bản rất đơn giản.

Thi bằng lái xe ở Nhật 1.Điều kiện và giấy tờ cần thiết

Đối với xe máy động cơ nhỏ (50cc) chỉ cần từ 16 tuổi trở lên là có thể thi lấy bằng. Về giấy tờ thì chuẩn bị những thứ sau:

Giấy đăng ký cư trú (住民票) – lấy tại tòa thị chính (市役所), khoảng 300 yên/ tờ)

Ảnh chân dung cỡ 3,2 x 2,6 hoặc 3×4 (cần khoảng 3 tấm)

Thẻ ngoại kiều (在留カード)

Hồ sơ thi và phiếu dự thi (lấy tại địa điểm thi)

Lưu ý: Ảnh chân dung phải là ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng, ngoài ra thì máy chụp hình có gần các siêu thị.

2.Chi phí

Lệ phí thi có thể thay đổi theo từng năm, chênh lệch cũng không nhiều lắm.

Thi lý thuyết luật: 1500 yên ( nếu thi trượt thì phải đóng lại 1500 lần sau )

Thi thực hành lái xe: 4200 yên

Lệ phí cấp bằng: 2050 yên

3.Các phần thi và điểm

Tùy vào trường tổ chức thi mà thứ tự thi sẽ khác nhau. Nhưng theo bình thường thì bạn nên đến trường thi đăng ký vào buổi sáng, sau khi thi xong thì chiều có thể lấy bằng lái luôn.

Có thể chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Nếu trường thi có tiếng Việt, hãy xin thử mẫu để kiểm tra chất lượng dịch thuật (nếu chất lượng kém thì không chọn thi bằng tiếng Việt)

A.Phần thi lý thuyết

Thời gian học lý thuyết dài 3 tiếng, cố gắng nhớ những biển báo và tình huống thường gặp. Sau khi học xong thì sẽ thi lý thuyết luôn.

44 câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án đúng / sai (tổng 88 điểm)

2 câu hỏi trắc nghiệm phân tích tình huống (tổng 12 điểm)

Cần đạt tối thiểu 90 điểm để vượt qua phần lý thuyết.

B.Kiểm tra thị lực

Phần này khá dễ, hai mắt cần đạt tối thiểu từ 5/10 điểm.

C.Phần thi thực hành

Phần thi này rất quan trọng, nếu thi trượt thì đóng tiền thi lại rất đau. Mình có một số mẹo thi như sau:

Rẽ phải (không phải giao lộ): ôm sát lề trái, đừng vì rẽ bên phải mà có xu hướng ôm vạch phân cách bên phải (lỗi này do giao thông ở VN khác với Nhật)

Rẽ phải (đường giao lộ): trước khi rẽ phải khoảng 30m thì chuyển sang làn rẽ, dừng lại xác nhận an toàn rồi mới rẽ phải (với giao lộ chữ T). Với giao lộ đèn giao thông thì dừng theo tín hiệu đèn

Trước khi rẽ trái / phải, nhớ kiểm tra gương chiếu hậu và quay đầu nhẹ để kiểm tra.

Mình tìm được video sau trên youtube về phần thi thực hành lái xe máy 125cc, chỉ cần tham khảo qua là được.

Đổi bằng từ Việt Nam 1.Điều kiện và giấy tờ cần thiết

Chỉ cần có đã có bằng lái xe máy ở Việt Nam là đủ. Yêu cầu là bằng thẻ cứng, từ lúc được cấp bằng đến lúc đổi bằng ở Nhật phải đã qua 3 tháng. Về giấy tờ thì chuẩn bị như sau:

Giấy đăng ký cư trú (住民票) – lấy tại tòa thị chính (市役所), khoảng 300 yên/ tờ)

Ảnh chân dung cỡ 3,2 x 2,6 hoặc 3×4 (cần khoảng 3 tấm)

Hộ chiếu và thẻ ngoại kiều (在留カード)

Giấy xin đổi bằng lái xe và phiếu dự thi (lấy tại địa điểm thi)

Bằng lái xe máy (thẻ cứng)

Bản dịch tiếng Nhật của bằng lái (do đại sứ quán hoặc hiệp hội xe cộ Nhật Bản – JAF phát hành)

Bản dịch tiếng Nhật có giá khoảng 3000 yên. Bạn tra trên google map từ khóa JAF + tên tỉnh đang sống, đến trụ sở gần nhất và làm thủ tục.

Với tất cả giấy tờ trên, hãy photo mỗi loại 1 bản để phòng trường hợp cần bổ sung.

2.Chi phí

Lệ phí thi có thể thay đổi theo từng năm, chênh lệch cũng không nhiều lắm.

Dịch thuật bằng lái: 3000 yên

Phí đổi bằng: 1500 yên

Phí cấp bằng: 2500 yên

Nếu phần thi thực hành không phải thi lại thì tổng lệ phí khoảng 7000 yên. Phí thi lại thực hành sẽ tốn 4000 yên.

3.Các phần thi và điểm A.Phỏng vấn

Sau khi đăng ký, bạn sẽ trả lời một số câu phỏng vấn đơn giản về quá trình học bằng tại Việt Nam. Các câu hỏi có thể như sau:

Việt Nam có trường dạy lái xe không?

Kiến thức giao thông do ai dạy?

Thi bằng lái xe ở Việt Nam như thế nào?

Tuổi thi bằng lái xe là bao nhiêu?

Sau khi phỏng vấn xong sẽ hẹn ngày thi lý thuyết và thực hành.

B.Thi lý thuyết và kiểm tra mắt

Đề thi lý thuyết đổi bằng sẽ chỉ có 10 câu. Đạt tối thiểu 7/10 để vượt qua. Kiểm tra mắt thì hai mắt cần đạt tối thiểu 5/10 điểm.

C.Phần thi thực hành

Giống như phần thi của người thi bằng lái xe tại Nhật, bạn kéo lên trên phần I xem lại phần thi thực hành.

III. Địa điểm thi và dịch bằng

Danh sách các trường thi và trung tâm Liên đoàn xe cộ Nhật Bản (JAF) ở link sau:

Quy định đăng ký đổi bằng chi tiết ở link bên dưới :

IV. Tài liệu ôn thi

Tài liệu ôn thi và đề thi thử bằng tiếng Nhật:

Tài liệu ôn thi bằng tiếng Anh truy cập vào 2 link sau: japandriverslicense và scribd

Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Nhật Bản Như Thế Nào?

” Ghé mua giùm tôi chai nước” một câu nói có vẻ vô tình của vị giám khảo ngồi bên cạnh đã khiến anh chàng Hào Duy, cậu bạn người Việt 28 tuổi đang công tác tại Nhật muốn thi lấy bằng lái xe mất khá nhiều điểm, thực sự đó là “chiêu” của giáo viên để kiểm tra kĩ năng quan sát cũng như thực hiện việc dừng, đỗ xe khi cần thiết. Trong tình huống trên, Hào Duy bị trừ lỗi khá nặng khi dừng gần trạm xe bus. Quốc gia này là điểm sáng về giao thông trên thế giới khi là một trong những nơi an toàn nhất để lái xe với chỉ 4,8 vụ tai nạn chết người trên 100.000 người dân mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới. Con số này chiếm chưa tới một nửa so với tỷ lệ tại Mỹ và hiển nhiên chẳng thấm vào đâu với con số khoảng 13.000 người chết/ năm tại Việt Nam.

Không như ở Việt Nam, bài thi đường trường chỉ mang tính thủ tục, quãng đường thực hiện chưa tới 2km và gần như 100% học viên đậu ở bài này.Thì tại Nhật Bản đây mới là những bước khó khăn nhất để lấy được tấm bằng lái xe hơi . Mọi bài thi đều do giáo viên chấm chứ không sử dụng chip như ở Việt Nam. Để tăng tính an toàn và thực tế, đơn giản khi muốn rẽ tại ngã tư, nếu giáo viên ngồi ở ghế phụ nhận thấy thí sinh không quan sát đủ các hướng trước, sau, trái, phải sẽ tự động trừ điểm bài thi.

Dù cái lạnh cắt thịt đầu tháng 2 tại Nhật, Hào Duy vẫn phải tranh thủ gần như ngày nào cũng tới trường học lái để có thể lấy bằng sau thời gian khoảng một tháng. Ở đất nước mặt trời mọc, người tham gia học thi lấy bằng có thể chọn khóa học thông thường hoặc học nhanh trong thời gian khoảng 17 ngày.

Khắt khe, tỉ mỉ trong cách học, thi nhưng người Nhật lại có nhiều lựa chọn. Trước tiên là loại xe, có thể chọn số sàn (MT) hoặc số tự động (AT). Nếu chọn AT thì không được lái MT, nhưng có bằng MT sẽ được lái cả hai loại. Cậu bạn Hào Duy chọn hạng MT để linh hoạt. Học phí từ khi học tới lấy bằng lái hạng MT tốn khoảng 2.250 USD, cao hơn khoảng 100 USD so với bằng AT là 2.150 USD. Ngoài ra, mức giá cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người đi làm. Là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô nhưng hầu hết người dân Nhật chọn AT chứ không thi lấy bằng MT nên cậu bạn tôi được chăm sóc kĩ càng (ít học viên học MT nên giáo viên rảnh rỗi nhiều) Một khóa học lái xe ô tô tại Nhật chia làm 2 kỳ. Kỳ đầu tiên đơn giản hơn với các bài về kỹ năng lái xe và tình huống đơn giản. Ở kỳ này, sau khi học và thi qua lý thuyết, thí sinh được phép học thực hành trong giới hạn khu của trường. Với phần thực hành, mỗi học viên có một thầy dạy kèm ở ghế phụ, có thể đi một mình ở những bài dễ, nhưng thời gian trên xe không quá 3 tiếng mỗi buổi học. Điểm này thấy khá giống việc cho học viên tập lái trong sân sa hình ở mình.

Bài thi lý thuyết và thực hành đều có thang điểm 100. Ở bài lý thuyết có 100 câu hỏi nhỏ, mức điểm tối thiểu để đỗ là 90/100, còn ở bài thi thực hành là 80/100. Giáo viên ngồi ở ghế phụ là người chấm thi thực hành. Với những bài đòi hỏi phải quan sát chính xác như dừng xe trước vạch, thầy giáo sẽ ra khỏi xe để quan sát xem khoảng cách đến vạch có đạt hay không. Một số khác biệt với Việt Nam như ở bài lùi chuồng, không được quá 3 “đỏ”, nếu quá sẽ trượt (của mình cứ chạm vạch hoặc quá 30′ mới trừ 5 điểm. ngoài ra, do đặc trưng thời tiết và địa hình, học viên sẽ trải qua những loại đường khác nhau như thực tế nhờ có máy tạo đường giả lập như trời mưa, tuyết, lầy lội. Kết thúc và thi hoàn thành các bài ở kỳ 1, trường dạy lái xe ô tô cấp cho học viên một bằng lái tạm thời. Bằng lái tạm thời này có ý nghĩa ghi nhận học viên có thể lái xe ra đường với một thầy giáo ở ghế phụ, hoặc nếu không phải thầy giáo của trung tâm có thể là người đã có bằng lái ít nhất 3 năm. Loại xe của trường thiết kế phanh ở cả hai ghế trước tương tự xe tập lái ở Việt Nam Ở kỳ 2, các bài thi ngoài đường trường thực sự là một thử thách lớn của cả khóa. Nếu thi trong sa hình, các tình huống lập trình bằng máy tính không thay đổi, người học nhớ chính xác tới đâu thì rẽ, tới đâu đi đường zích zắc hoặc tới đâu thì dừng đèn đỏ. Nhưng ở ngoài đường công cộng, mọi bài thi đều ngẫu nhiên theo yêu cầu của giáo viên. Không chỉ thành thạo kỹ năng điều khiển xe, học viên còn phải nắm vững luật bởi tất cả đều là tình huống thực tế, một sơ sẩy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống giao thông. Hào Duy mất điểm ở bài đỗ xe ven đường trước cửa hàng tiện lợi. Ở Nhật, có rất nhiều quy tắc về đỗ xe mà mỗi người lái xe hơi cần nhớ. Khi thầy giáo chỉ một chỗ ven đường và bảo dừng xe ở đó, Duy thực hiện ngay nhưng đáng tiếc lại mất điểm do khoảng cách đến bến xe buýt gần hơn quy định, không đủ an toàn. Cậu bạn chia sẻ, nhiều người khác lại mất điểm ở những lỗi chi tiết như khi đến ngã tư muốn rẽ, nếu giáo viên nhận thấy người thi không quan sát đủ các hướng trái, phải, trước, sau sẽ bị trừ điểm. Hoặc ví như khi rẽ, nếu chừa khoảng cách tới lề đường quá rộng đủ để môtô chen vào cũng bị trừ điểm. Qua hết những khó khăn ở trường học lái, học viên mang chứng nhận của trường tới trung tâm cấp bằng lái của khu vực để thi tiếp. Ở đây chỉ cần thi một bài lý thuyết mà không phải thi thực hành. Nếu qua, người thi chính thức nhận bằng tại Nhật.

Trung Tâm các học viên đang và có dự định sẽ tham gia các Dạy Lái Xe Ô Tô Trường An gửi tặng khoá học lái xe ô tô, học bằng lái xe B2 hoặc thi bằng lái xe máy a1, những giây phút thư giãn thoải mái và vui vẻ.