Mẹo Thi Bằng Lái Xe Hạng D / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

Bằng D Lái Xe Là Gì? Các Bước Để Thi Bằng Lái Xe Hạng D

1. Những thông tin cần biết về bằng d lái xe

Bằng lái xe hay còn gọi là giấy phép lái xe là một chứng chỉ do nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cung cấp nhằm cho phép người đó tham gia giao thông trên đường bằng các loại xe cơ giới như: xe máy, ô tô, xe tải, xe khách,… Ở mỗi quốc gia khác nhau, lại có bằng lái xe khác nhau. Muốn có được bằng lái xe, bạn phải trải qua quá trình thi tuyển, xét duyệt để được các cơ quan công nhận về khả năng lái xe. Sau đó, họ mới cấp giấy phép và lúc này bạn mới được quyền di chuyển bằng phương tiện cơ giới trên đường. Nói tóm lại, trước khi bạn có bằng lái, bạn không được quyền điều khiển các phương tiện gắn máy.

Tuy là bắt buộc nhưng không phải ai cũng được cấp giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe đòi hỏi người đăng ký phải đảm bảo các điều kiện như độ tuổi(18 tuổi trở lên với hầu hết các loại giấy phép lái xe), tình trạng sức khỏe và một số quy định đặc biệt khác. Trong quá trình tham gia giao thông và vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ được cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe, nếu không có thì chắc chắn sẽ phải chịu các hình thức xử phạt khác nhau tùy vào mức độ. Hiện tại thì phần lớn các hình phạt là phạt hành chính, nếu với lỗi nặng hơn có thể có các hình thức phạt khác như thu giữ phương tiện hoặc tước giấy phép lái xe tạm thời.

1.2. Trả lời câu hỏi: Bằng D lái xe là gì?

Giống như các loại bằng lái xe khác, bằng lái xe hạng D nhằm quy định loại xe và tải trọng người điều khiển được chở, như sau:

– Người có bằng lái xe hạng D được lái ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ tính cả ghế lái

– Cho phép điều khiển ô tô đến 9 chỗ, kể cả người lái; xe tải, xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế dưới 3.500 kg, phân loại thành B11 chỉ được lái xe số tự động và B12 đuoqực lái xe số tự động và số tay

– Được phép điều khiển các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg

– Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên, đ ầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên,

Như vậy, chúng ta có thể thấy, người có bằng lái xe hạng D có thể điều khiển được hết các loại xe quy định ở bằng lái hạng B1, B2 và C cùng với một số xe có tải trọng lớn khác.

Cũng như các bằng lái khác, người điều khiển bắt buộc phải trải qua kỳ thi sát hạch và được công nhận thì mới có được bằng lái xe hạng D. Vì là hạng xe cao hơn, điều khiển các phương tiện lớn hơn, nên việc thi bằng lái xe hạng D cũng trở nên khó khăn hơn nhiều các loại bằng A1, B1, B2, C. Người điều khiển phải có kỹ thuật điêu luyện cũng như tay lái vững chắc, tâm lý vững vàng thì mới có được cho mình tấm bằng quan trọng này.

Mặc dù bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tập luyện cũng như học hỏi, nhưng khi có được giấy phép lái xe hạng D, người điều khiển sẽ có được những lợi ích vô cùng ưu đãi mà các bằng lái xe nhỏ hơn không cung cấp được. Bạn sẽ có thể lái được xe có tải trọng lớn, xe khách đường dài nhằm tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho chủ sở hữu bằng lái, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Tuyển lái xe bằng D

2. Làm sao để có được bằng lái xe hạng D

2.1. Điều kiện để học bằng lái xe hạng D

Với số lượng chỗ ngồi với tải trọng tương ứng nên mức độ yêu cầu đối với hạng bằng D cũng nghiêm ngặt hơn rất nhiều.

Theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam, giấy phép lái xe cấp hạng D chỉ được cấp cho những người đáp ứng được các điều kiện sau:

Đã sở hữu các bằng lái xe hạng thấp hơn trước đó như B2, C. Bạn có thể nâng trực tiếp bằng từ B2 lên D hoặc C lên E. Tuy nhiên bạn cần phải có kinh nghiệm điều khiển xe ô tô hạng C từ 3 năm trở lên và 100.000km lái xe an toàn mới được phép đăng ký.

Về độ tuổi: mức độ tối thiểu được nâng bằng là 24 tuổi.

Trình độ học vấn: Từ cấp trung học cơ sở trở lên.

Đạt đủ mức độ sức khỏe yêu cầu theo luật và không bị khuyết tật ở tay, chân, mắt, tim, tai và thần kinh.

Việc làm Vận tải – Lái xe tại Hà Nội

2.2. Thủ tục nâng bằng lái hạng thấp hơn lên bằng lái hạng D

Hiện tại, với tốc độ phát triển xã hội cũng như nhu cầu sử dụng ngày càng cao, các thủ tục nâng bằng lái xe từ hạng thấp hơn lên D, E, F cũng được đơn giản hóa hết mức có thể, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

Những người có nhu cầu nâng bằng lái xe lên D, E, F cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ thật đầy đủ để đảm bảo quá trình đăng ký không bị gián đoạn, chậm trễ. Gồm:

01 bản kê khai thời gian sử dụng xe trước đó, trong đó ghi rõ về tổng số km lái xe an toàn theo mẫu cho trước. Bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mức độ xác thực của những thông tin mà bạn cung cấp trong bản kê khai.

01 bản sao bằng tốt nghiệp THCS trở lên có công chứng của cơ quan có thẩm quyền ( hoặc các giấy tờ có vai trò tương đương).

01 bản sao công chứng giấy phép lái xe đã sở hữu trước đó.

01 đơn theo mẫu quy định của nhà nước đề nghị tham gia học, sát hạch cấp giấy phép lái xe

Giấy chứng nhận khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn được các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và có dán ảnh của người đăng ký. Thời gian hiệu lực của giấy khám sức khỏe là không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

Bản photo CMND hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu có công chứng.

Để việc thi bằng lái xe trở nên nhanh chóng, đơn giản, bạn cần chuẩn bị đầu đủ tất cả các hồ sơ, tránh mất thời gian. Đồng thời có thể tham khảo kinh nghiệm của những người thi trước để chuẩn bị chu đáo hơn

2.3. Chương trình học đối với việc nâng bằng lái xe lên hạng D hoặc E, F

Đối với các bạn sai khi thực hiện đăng kí học thành công, các bạn sẽ được tham gia khóa đào tạo khoảng chừng 192 giờ học bao gồm của lý thuyết và thực hành, giúp trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để tham gia kì thi nâng bằng. Trong đó, số giờ dành cho học lý thuyết là 48 giờ còn học thực hành lái xe sẽ chiếm khoảng 144 giờ.

Với các khóa học lái xe thông thường, khung chương trình sẽ được dàn trải như sau:

Học pháp luật giao thông đường bộ: 16 giờ

Học kiến thức bổ sung về xe nâng hạng: 8 giờ

Học nghiệp vụ vận tải: 8 giờ.

Sau đó sẽ là học kiến thức về văn hóa tham gia giao thông và đạo đức người lái xe. Phần học này sẽ chiếm khoảng 16 giờ.

Về chương trình thực hành lái xe ô tô bao gồm:

Thời gian thí sinh được học thực hành là 144 giờ.

Quãng đường được thực hành lái là 240km.

Về loại xe: thí sinh sẽ được điều khiển loại xe khách hạng D (loại 30 chỗ ngồi) đạt chuẩn theo quy định pháp luật.

Việc làm Vận tải – Lái xe tại Hồ Chí Minh

2.4. Bài thi nâng bằng lên hạng D

Riêng đối với thi bằng lái xe nâng hạng D, người học phải trả qua ba phần thi: thi lý thuyết, thi sa hình, thi đường trường, phức tạp hơn nhiều so với các phần thi lái xe cấp thấp khác.

Thi bằng lái xe nâng lên hạng D nói riêng và thi bằng lái xe nói chung thì người học bắt buộc phải vượt qua phần thi lý thuyết sau đó mới đến phần thi thực hành. Ở phần thi lý thuyết, thời gian làm bài là 20 phút. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như để dễ dàng, đảm bảo tính minh bạch, tránh hiện tượng gian lận thì hiện nay, hầu hết các các cuộc thi lý thuyết đều được thực hiện trên máy, nhanh chóng, thuận tiện. Một bài thi gồm 30 câu hỏi, mỗi người sẽ có một đề khác nhau. Nhiệm vụ của người thi là chọn đáp án đúng. Bạn bắt buộc phải đạt mức 28/30 mới đỗ và tiến vào vòng thi thực hành. Tuy nhiên, nếu người thi bị trượt từ vòng thi này thì bạn không được tiếp tục thi thực hành mà phải chờ lần sau.

Sau khi hoàn thành phần thi lý thuyết với đủ số điểm tiêu chuẩn thì người thi sẽ bước vào phần thi thực hành. Với phần thi này, thang điểm được tính là 100, bạn bắt buộc phải đạt 80/100 thì mới được thông qua và có cho mình tấm bằng lái xe hạng D trên tay. Thi thực hành hạng D, bạn phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: xuất phát; thực hiện dừng xe, rồi khởi hành trên dốc lên; thực hiện dừng xe để nhường đường cho người đi bộ; thực hiện đi xe qua hàng đinh; thực hiện đi xe qua đường vuông góc; thực hiện đi xe qua đường vòng quanh co; thực hiện ghép xe ngang vào nơi đỗ; thực hiện dừng xe nơi giao nhau với đường sắt; thực hiện tăng tốc, tăng số. Vì bằng D lái được nhiều loại xe có tải trọng lớn nên phần thi thực hành cũng có phần khó hơn, phức tạp hơn. Tuy nhiên, chỉ cần người thi có tâm lý vững vàng, có kỹ năng và trình độ lái xe tốt thì chắc chắn phần thi này sẽ không quá khó khăn.

Mẹo Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng C Dễ Nhớ

– Bằng lái xe ô tô hạng C là loại bằng cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng , ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên , máy kéo kéo một rơmoóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe ô tô các hạng B1 , B2 . Như vậy bằng lái xe ô tô hạng C phù hợp với những người chuyên làm nghề tài xế , kinh doanh vận tải .

– Thi bằng lái xe ô tô hạng C như thế nào là đậu ?

* Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam , từ ngày 01/07/2013 các trung tâm sát hạch bằng lái xe phải áp dụng nội dung thi mới . Theo đó bộ đề thi bằng lái xe ô tô được sửa đổi từ 405 câu nâng lên thành 450 câu . Với số lượng câu hỏi lớn như vậy thì việc nắm được mẹo thi bằng lái xe ô tô hạng C sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức .

* Đồng thời rút ngắn thời gian thi lý thuyết và thực hành đối với một số hạng bằng lái xe ô tô . Việc đổi mới nội dung thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo , giúp học viên nắm vững kỹ năng để có thể tham gia giao thông an toàn .

* Thời gian thi lý thuyết bằng lái xe ô tô các hạng B1 , B2 , C , D , E là 20 phút với 30 câu hỏi trắc nghiệm . Thí sinh thi bằng lái xe ô tô hạng B1 , B2 đạt từ 26/30 câu và thí sinh thi bằng lái xe ô tô các hạng C , E , E phải đạt 28/30 câu trở lên là đậu .

2. Mẹo thi bằng lái xe ô tô hạng C phần lý thuyết đơn giản , dễ hiểu :

– Đề thi lý thuyết bằng lái xe ô tô các hạng B1 , B2 , C , D , E , F sẽ bao gồm 30 câu . Trong đó :

* 9 câu hỏi về khái niệm cũng như quy tắc khi tham gia giao thông .

* 9 Câu hỏi về giải thế sa hình .

* 9 câu hỏi về hệ thống các biển báo giao thông .

– Mẹo thi bằng lái xe ô tô hạng C dễ nhớ nhất :

* Câu hỏi có từ “đường bộ” chọn đáp án 2 .

* Câu hỏi có từ 3 đến 4 đáp án thì chọn đáp án “cả” hoặc “tất cả” . Trừ câu 3 “phần đường xe chạy” và câu 146 “cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng” chọn đáp án 1 .

* Nồng độ cồn trong : máu 80 ( đáp án 2 ) , khí thở 40 ( đáp án 1 )

* Tuổi lái xe chọn đáp án 2

* Đường cao tốc câu có 2 đáp án chọn đáp án 1

* Quy định các phương tiện tham gia giao thông : câu có từ “nguy hiểm”, “đặc biệt” chọn đáp án có từ “chính phủ” . Câu có từ “địa phương quản lý” chọn đáp án có từ “UBND Tỉnh” . Các câu còn lại chọn đáp án “Bộ Giao Thông” , “cơ quan quản lý giao thông”

* Kéo xe mất hãm : “thanh nối cứng”

* Cấm bóp còi từ “22h đến 5h sáng hôm sau” , còi vang xa 100m đồng giọng; 65-115 dB

* Kinh doanh vận tải xe buýt : chọn đáp án dài hơn .

* Mục đích điều khiển trong hình số 3 , số 8 chọn đáp án 1 .

* Yêu cầu của hệ thống lái : đáp án 1

* Công dụng hộp số : đáp án 1

* Điều chỉnh đánh lửa : “sớm sang muộn” chọn “cùng chiều” đáp án 1 , “muộn sang sớm” chọn “ngược chiều” đáp án 2 .

* Gương chiếu hậu : nhìn sau 20m

* Bảng hiệu hướng đi phải theo 301i chọn đáp án 3 , trừ câu 206 “biển nào không cho phép rẻ phải” chọn đáp án 1 .

* Câu sa hình có 4 xe chọn đáp án 3 , trừ câu 300 chọn đáp án 1 .

* Có cảnh sát giao thông đứng chọn đáp án 3

* Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu thì là 5m .

– Ngoài những mẹo thi bằng lái xe ô tô hạng C trên thì bạn cũng nên chú ý , đề thi hay “gài” kiểu như ý 1 : biển 2 , ý 2 : biển 3 , ý 3 : biển 1 . Nếu hấp tấp không chú ý là sẽ mất điểm ngay .

Bằng D Lái Được Xe Gì? Thông Tin Cụ Thể Về Bằng Lái Xe Hạng D

Trước giai đoạn nhu cầu đi lại và vận tải trong nước ngày càng cao, kéo theo sự phát triển và nâng cấp của các loại hình dịch vụ giao thông vận tải thì “tài xế” là một trong những nghề “hái ra tiền” hiện nay. Như vậy, muốn trở thành một tài xế, học viên cần tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn thi loại bằng lái phù hợp. Và nếu bạn chọn làm tài xế xe khách (dưới 30 chỗ), thì bằng lái xe khách hạng D sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Bằng lái hạng D lái được xe nào?

Cũng như những loại bằng lái khác, thi bằng lái hạng D không phải là điều quá khó khăn đối với những học viên đã có kinh nghiệm lái xe trước đó. Các học viên chỉ cần giữ cho mình một tâm lý tập trung và tuân thủ các quy tắc trong quá trình học lái xe từ giảng viên thì tỉ lệ đỗ loại bằng lái này rất cao.

Không đơn thuần giấy phép lái xe hạng D có những yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ thuật cao hơn các loại bằng lái xe ô tô thứ cấp khác như B và C mà chính vì số lượng loại xe mà người sở hữu loại giấy phép này được phép lưu hành. Theo đó, các loại xe người sử dụng bằng D được phép hành nghề, vận tải theo đúng quy định của pháp luật bao gồm:

Ôtô chở người từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái);

Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn;

Xe ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn và những loại ô tô dùng cho người khuyết tật.

Từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho tài xế).

Như vậy, đối với bằng lái hạng D, người lái được phép hành nghề lái xe với tất cả các loại xe nêu trên (tức bao gồm các loại xe quy định ở bằng lái hạng B1, B2 và C).

Làm thế nào để học được bằng lái hạng D?

Để có cơ hội thi bằng lái xe khách hạng D ngoài các yêu cầu về tuổi, đủ sức khỏe thì học viên phải đảm bảo có thời gian tích lũy và kinh nghiệm về số km lái xe an toàn trong quá trình lái xe trước đó. Điều này chứng tỏ rằng, bằng lái xe hạng D không thể thi trực tiếp mà phải thông qua hình thức nâng hạng bằng lái (nâng dấu) từ B2 lên D hoặc C lên D.

Các điều kiện và hồ sơ chuẩn bị cho mục tiêu thi bằng D như sau:

Có thời gian hành nghề lái xe từ 5 năm trở lên và có 100.000 km lái xe an toàn trở lên

Đủ 24 tuổi (tính đến ngày thi sát hạch)

Có giấy chứng nhận sức khỏe tốt do cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận trong 6 tháng gần gần nhất (tính đến ngày nộp hồ sơ)

Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên.

Đơn đề nghị học, sát hạch bằng lái hạng D theo mẫu quy định (có thể mua tại trung tâm đăng kí thi sát hạch để được trung tâm hỗ trợ chụp hình)

Hồ sơ gốc thi bằng lái B2 hoặc C

Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.

Bản sao giấy phép lái xe (Khi thi sát hạch, học viên mang theo giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C bản gốc để xuất trình).

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sổ hoặc tương đương.

4 ảnh 3×4 nền xanh dương đậm.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật, không cho phép người lái trực tiếp thi bằng lái hạng D nên học viên buộc phải thi 2 lần để có cơ sở tiến hành nâng hạng từ B2 lên D hoặc từ C lên D. Sở hữu bằng lái hạng D là sở hữu thêm nhều cơ hội việc làm cho chính mình, vì vậy, khi có điều kiện và nhu cầu, quý khách hàng hãy nhanh chóng đăng kí học bằng lái ô tô B2, C để tạo tiền đề sở hữu bằng D theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Liên hệ ngay: 0901.631.666 để biết thông tin khóa thi bằng lái hạng D tại TPHCM

Bằng Lái Xe Hạng D Là Gì? Thông Tin Cần Biết Về Loại Gplx Hạng D

Bằng lái xe hạng D là một loại giấy phép lái xe thường dùng để lái các loại khách, xe du lịch đến 30 chỗ ngồi ( tính cả người lái xe ) và các loại phương tiện xe hạng nặng trên 3500kg. Giấy phép lái xe hạng D thường không quá khó vì hạng bằng này yêu cầu phải nâng hạng từ người đã có kinh nghiệm lái xe trên 03 – 05 năm, bởi vậy chỉ cần tập trung tâm lý và nắm vững các quy tắc thì tỉ lệ độ của loại này rất cao.

Giấy phép lái xe hạng D là loại chứng chỉ do nhà nước, Bộ Giao Thông Vận Tải cấp phép cho tài xế hành nghề lái xe trên dòng xe hạng nặng, đặc biệt nhất là loại xe khách đến 30 chỗ ngồi. Chủ nhân của tấm bằng này có quyền lái xe với mục đích kinh doanh vận tải hoặc không. Bạn hãy chú ý thông tin này để sau khi lấy bằng để có phương hướng tốt nhất cho mục đích sử dụng bằng trong tương lai của mình.

Những thông tin về giấy phép lái xe hạng D

Bằng D lái được loại xe nào? chạy được loại xe gì? Đây là câu hỏi thường xuyên nhất của những người đang tìm hiểu và muốn học lái xe hạng D. Ngoài ra còn một số thắc mắc khác như: Độ tuổi được phép học lái xe hạng D, thời hạn cũng như thời gian sử dụng bằng là bao lâu?, đặc biệt khi sở hữu bằng D thì có thể nâng lên những hạng bằng nào khác? Các thông tin được giải đáp cụ thể như sau:

Bằng D chạy được xe gì? Lái được những loại xe nào?

Ô tô chở người từ 10- 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho lái xe.

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Cụ thể, người sở hữu bằng lái xe hạng D được phép các loại xe 4 – 9 chỗ ngồi, các loại xe khách từ 9 – 16 – tối đa 30 chỗ ngồi (tính cả người lái xe), các loại phương tiện hạng nặng cả trên và dưới 3500kg, tất cả các loại xe ô tô số sàn và số tự động quy định của hạng bằng B1, B2.

Loại bằng này khác biệt với bằng C chỉ ở chỗ được phép lái xe ô tô trên 10 chỗ ngồi đến tối đa 30 chỗ ngồi, điều này ưu ái hơn với việc xin làm tài xế xe khách, các tuyến xe đường dài bởi hầu hết các loại xe này đề đến 30 chỗ ngồi.

Những cách để sở hữu bằng lái xe hạng D

Do tính chất pháp lý bằng lái xe ô tô hạng D cho phép điều khiển xe ô tô chở 10 người trở lên nên giấy phép lái xe ô tô hạng D có yêu cầu cao hơn các hạng B , C. Người thi bằng lái xe ô tô hạng D yêu cầu phải có kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn do đó không thể học bằng lái xe ô tô hạng D trực tiếp mà phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ hạng B2 hoặc C lên hạng D, cụ thể như sau:

Đối với hạng B2 lên D:

Kinh nghiệm lái xe tối thiểu từ 05 năm trở lên

Cần đủ 100.000km lái xe an toàn

Đối với hạng C lên D:

Kinh nghiệm lái xe tối thiểu từ 03 năm trở lên

Cần đủ 50.000km lái xe an toàn.

Ngoài ra khi nâng hạng lên D bạn cần có bản sao bằng tốt nghiệp THCS (tức học hết lớp 9) phô tô công chứng sao y bản gốc và điều kiện về giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe.

Độ tuổi và thời hạn của bằng D

Đối với người học lái xe hạng D ngoài điều kiện phải đày đủ sức khỏe và hồ sơ theo yêu cầu chung thì còn bắt buộc học viên phải đạt đủ điều kiện về độ tuổi tối thiểu là ≥ 24 tuổi tính đúng ngày tham gia kỳ thi. Ngoài ra, bạn cần có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương để được xét duyệt thi lấy bằng D.

Có một lưu ý nho nhỏ là hạng D không thể học trực tiếp mà phải yêu cầu qua khóa nâng hạng từ B2 lên D hoặc từ C lên D

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe hạng D như sau:

Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy bằng D có thời hạn sử dụng như các loại bằng lái xe hạng nặng khác là 05 năm, sau khi hết hạn thì cá nhân sỡ hữu bằng phải gia hạn để tiếp tục sử dụng tấm bằng của mình.

Bằng D có thể nâng lên những hạng nào?

Bằng D tuy cho phép tài xế điều khiển loại xe có tải trọng tương đối lớn và lái được các loại xe của hạng B1, B2, C nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế so với bằng E E, FC. Vì vậy, vì tương lai cũng như các đặc thù của công việc, tài xế buộc phải có thêm bằng hạng cao hơn để lái xe trọng tải lớn hơn.

Từ hạng D – hạng FC tương ứng nếu có thời gian hành nghề ≥ 03 năm và số km lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.

Từ hạng D – hạng E: Hành nghề lái xe ≥ 03 năm và đạt từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Theo đó, có thể nâng dấu lên được hạng D, E, FC nếu người tham gia sát hạch thỏa mãn những điều kiện trên. Các bác tài hãy cố gắng ghi nhớ thông tin nêu trên để thuận lợi trong việc nâng hạng bằng C, đáp ứng nhu cầu của chính mình.

Vừa qua là các thông tin mới nhất về những quy định bằng lái xe D, bao gồm thời hạn, độ tuổi, nâng dấu từ hạng D lên E, FC, FD Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc đến các loại giấy phép lái xe, học và thi sát hạch đừng ngần ngại liên hệ Trung tâm Dạy Nghề – Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt.