Kinh Nghiệm Lấy Bằng Lái Xe Ở Nhật Siêu Đơn Giản

Tròn một tháng ngày lấy bằng lái ôtô, tớ note lại chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho những ai đang có ý định lái xe ở Nhật.

banglai

I. Lấy bằng ở Nhật, ưu điểm và nhược điểm.

Để đạt được mục đích cuối cùng là lái được xe ôtô ở Nhật, trước tới giờ có hai cách phổ biến: cách 1: lấy bằng lái trực tiếp ở Nhật; cách 2. Lấy bằng ở VN, sang Nhật đổi từ bằng VN sang bằng Nhật. So với cách đổi bằng VN, cách 1 có nhược điểm sau:

Nhược điểm 1: Chi phí đắt đỏ (cái này hay bị lẫn với “khó”, thực ra là không phải là “khó” mà là “đắt”). Lần này lấy bằng, tổng chi phí tớ bỏ ra là 278,000 yen. Học và thi tại trường lý thuyết và thực hành. Trường của tớ giá đối với người đã đi làm như vậy so với mặt bằng là rẻ, trung bình mọi người mất từ 300,000 yen trở lên – 60 triệu so với dưới 10 triệu một khoá ở VN thì khỏi nói cũng thấy chênh lệch

Nhược điểm 2: Thi nhiều, phạm vi rộng hơn nhiều so với kỳ thi đổi bằng (cái này cũng thường bị nhầm với “khó”, thực ra không phải là “khó” mà là “nhiều”).

Ưu điểm 1: Học nhiều đi đôi với việc có được kiến thức có hệ thống và đẩy đủ về luật giao thông tại Nhật (must have), và manner lái xe ở Nhật – điều mà người Nhật rất chú trọng (nice to have).

Bản thân tớ không có kinh nghiệm lấy bằng lái tại VN, nên không thể đưa ra so sánh sự khác nhau hay thiếu hụt nếu cầm bằng VN lái tại Nhật.

Tuy nhiên để minh hoạ thì hubby béo ông xã tớ lấy bằng tại VN, đã có kinh nghiệm lái xe tại VN, Úc, Mỹ, 1 năm lái bằng quốc tế ở Nhật, nhưng sau đó vẫn quyết định học lấy bằng của Nhật và công nhận là sau khi học lại thì yên tâm hẳn, không còn nhiều thắc mắc, mập mờ, bất an như lúc trước nữa.

*Chia sẻ về risk khi lái xe ở Nhật: Vi phạm giao thông bị xử phạt hành chính và pháp lý rất nặng. Nói về tiền, ví dụ xước xe nhẹ hều cũng 5,7 man tiền sơn xe, nặng từ vài chục man (Kinh nghiệm đ au thương từ gia đình tớ). Thế nên suy nghĩ riêng của tớ thôi, là tiết kiệm gì chứ đừng nên tiết kiệm khoản an toàn của bản thân và người khác, cuối cùng lại thành mất nhiều hơn. Từ việc học cho đến việc mua bảo hiểm.

: Lái được xe ngay từ giây phút cầm bằng. Vướng mắc hay gặp nhất của các bạn có bằng lái tại VN là phải tích đủ 3 tháng tại VN trước khi đổi bằng. Quy định khá vớ vẩn! nếu lấy bằng ở Nhật thì sẽ tất nhiên tránh được điều này.

II. Những kinh nghiệm nhỏ để lấy bằng lái dễ dàng hơn: Chọn trường, Chọn thầy, Chọn cách học.

Rút kinh nghiệm cả tốt và xấu từ lần này đi học lái xe, khi chọn trường, tớ nghĩ rằng nên lưu ý những điểm sau:

Trường có chứng chỉ và trường không chứng chỉ ( 公認校-非公認校)

Khác nhau lớn nhất giữa hai loại trường này là có thi lấy bằng được tại trường hay không. Trường được sở cảnh sát khu vực cấp chứng chỉ được phép thi cả hai lần thực hành, và một lần lý thuyết tại trường, chỉ có lần thi lý thuyết cuối cùng, đi kèm với cấp bằng là tại sở cảnh sát. Ngo ài việc mất thời gian công sức lên sở cảnh sát ở chỗ khỉ ho cò gáy đến mấy lần, còn vấn đề to hơn nữa là ai chấm mình? Thi ở trường thì là giáo viên của trường – người mình học hàng ngày, xe của trường – lái hàng ngày, course đường của trường – luyện hàng ngày. Thi ở sở cảnh sát thì ngồi bên cạnh là cảnh sát, lái xe và đường đêù lần đầu tiên.

Trường hợp với nhu cầu bản thân: ưu tiên thời gian/ giá cả, học cuối tuần/tối v.v…

Lần này tớ tìm hiểu và liên lạc với khoảng 5-6 trường quanh khu vực sinh sống. Do tranh thủ lấy bằng trong thời gian nghỉ trước khi sinh em bé, nên không chọn được trường thích nhất vì họ không chấp nhận cho phụ nữ có thai học. Tuy nhiên cũng đã chọn được second-best với bản thân.Vì vậy những yếu tổ như: có chấp nhận hay không phụ nữ mang thai, có dịch vụ gửi trẻ không, có book lịch học qua internet được không, có học tối muộn không, bạn nào không tự tin tiếng Nhật còn có những trường có course học và thi bằng tiếng Anh v.v.. nên hỏi kĩ, và có sự so sánh giữa các trường

Thời gian lấy được bằng: là một yếu tố quan trọng khi chọn trường.

Càng lấy bằng trong thời gian ngắn càng tốt. Nếu có điều kiện thì học kiểu gassuku (intensive) là tốt nhất. Vì sao? Data thống kê cho thấy là thời gian lấy bằng càng dài, tỉ lệ đỗ càng thấp. Bản thân tớ đi học cũng chiêm nghiệm điều này. Học lớp thực hành hết 12 buổi, buối sau là kiểm tra lấy bằng, mà không đặt được lịch buổi kiểm tra do trường bị book lịch quá kín. 1 tuần sau ngày học cuối cùng mới được kiểm tra, trước khi đi học tớ không biết lái xe, nên lúc đó thì đã quên hết cả cảm giác lái xe như nào, cuống quá xém nữa nhầm chân phanh chân ga hix hix. Hoặc nếu học lý thuyết rồi cả tháng sau mới thi, thì còn nhớ cái mô nữa?

Chọn thầy (thực hành): Mỗi giờ học thực hành ở Nhật thường dài 50 phút, 1 đối 1 với thầy trong không gian tù túng là cái ô tô. Vì vậy nếu chọn được thầy dễ chịu, hợp với mình thì hiệu quả việc học sẽ tăng lên rất nhiều. Còn nếu gặp phải ông nào khó ngửi, thì hãy tưởng tượng xem: phải ngồi sát với nó 1 tiếng đồng hồ! Vì vậy hãy chủ động chọn thầy, chọn trường nào cho phép chọn giáo viên cho giờ học của mình, và nếu trường có dịch vụ này thì hãy sử dụng tối đa. Random một vài người lúc đầu (như tớ random theo ảnh hehe), sau đó thấy ai hợp gu thì cứ vậy là repeat!

Thời gian mình trả cho một giờ lái xe là rất quý, hiệu quả của buổi học thầy có quyền tự động đánh giá vào sổ và xét cho mình có được qa buổi học đó không, nếu không là làm lại và mất thêm tiền. Vì vậy hãy chú ý chọn giáo viên.

Chọn cách học:

Lý thuyết:Tuy nội dung khá rộng, bù lại chỉ cần học gạo là khả năng đỗ cao lắm rồi. Kỳ thi nào cũng có cách học để qua. Kỳ thi lý thuyết lái xe cũng vâỵ.

Chú ý những điểm sau là 99% sẽ qua. Bản thân tớ cũng áp dụng và được full điểm cả hai lần lý thuyết:

+ Memo/ gạch chân những điểm trong giờ học thầy nói là quan trọng, dễ ra đề, những thông tin khác hầu như không cần để ý tới, rác não, khi nào lấy được bằng thích thì đọc lại sau.

+ Làm quay vòng bộ đề thi ít nhất 2 lần, cho đến khi đạt được số điểm gần tối đa.

+ Không cần bắt đầu làm đề sớm, chỉ tổ quên và mất thời gian, bắt đầu làm đề trước ngày thi 2-3 ngày là trí nhớ ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

+ Bình tĩnh: 80% nội dung thực hành là những điều rất thông thường: lái xe đúng làn đường, đúng đèn giao thông, sử dụng tín hiệu báo như xi nhan, nhường đường cho người đi bộ..v.v những điều này không có gì khó, chỉ cần tập trung, bình tĩnh, và làm triệt để (giống như người mới chơi đàn piano bảo một lúc đánh hai tay, làm nhiều điểu đơn gian một lúc có thể bị cuống lúc chưa quen). Point là cứ bình tĩnh mà làm.

+ Hướng tầm mắt ra xa: hướng tầm mắt ra xa cách khoảng 2 ngã tư phía trước. Đối với người mới lái, điều khó nhất là phán đoán tình huống đường. Do sợ nên dễ nhìn gần ngay phía trước mũi xe nên mọi thứ đến sát mới nhìn thấy, gây ra xử lý gấp. Đường ở Nhật phần lớn chạy tốc độ cao hơn VN, thông thoáng người đi bộ nên đừng sợ. Chủ động ý thức phóng tầm mắt ra xa, vài lần sẽ thấy quen. Bản thân tớ sau khi được dạy và tập thói quen này thì đã thấy lái khác hắn: thoải mải và xử lý mọi thứ mềm mại như ru kaka.

+ Giai đoạn 1 (Karimen): đi hình nhữ S và chữ L – học cách trả lái.

Học lái xe chia làm 2 giai đoạn. Ngo ài 80% nội dung thông thường nêu trên, ở giai đoạn 1 khó nhất phần đi dải đường hẹp chữ S và L. Point của phần này là học thuộc lòng cách trả lái. Sai thì làm lại, không ai bắt phải làm được ngay lần đầu tiên, nhưng không biết trả lái để làm lại thì out luôn. Bạn gái thi cùng tớ đã truợt chỉ vì quên cách trả lái lúc rẽ chữ L. Phần này học từ giai đoạn 1, nhưng hết giai đoạn 2 khả năng lại có lại trong phần đưa xe ra khỏi chuồng, nhớ ôn để không quên.

+ Giai đoạn 2 (Honmen): đỗ xe vào chuồng và đỗ xe song song. Giai đoạn 2 chỉ có phần naỳ là phải nhớ. Khác với đi chữ S và L phải căn và luyện cho nhớ cảm giác, thì phần này đơn thuần là các bước. Nhớ bước là làm được không có gì khó. Bước thì có trong sgk, nhưng không dễ hiểu lắm. Tớ thường hay xem video này trước khi học/ thi và thấy rất hiệu quả:

Đỗ vào chuồng:

https://www.youtube.com/watch?v=hbyq5BBU3WA

Đỗ song song:

Kinh Nghiệm Mua Oto Ở Nhật

1 Vote

Chào các anh chị và các bạn, thời gian qua vừa học bằng lái vừa tìm hiểu vài con xe để mua nên viết mấy dòng cho những ai quan tâm. Nói trước là mình không phải dân chuyên gì, chỉ là 1 thằng amater mò mẫm trên các blog Japan nói về xe cộ nên nếu có sai sót mong các cao thủ góp ý cho.

Toyota Prius Hybrid

Tại sao nên mua xe 1.Giá cả : Nhật rẻ = 1/3 so với VN (cũ vs mới)

Ở Nhật mua xe thì rẻ hơn nhiều so với bên nhà mình. Để sở hữu 1 con xe ở Việt nam thì tầm trên dưới 300 – 500 cho xe cũ loại tầm tầm, còn xe mới hoặc dòng xe cũ cao cấp tầm giá 700 – 1 tỉ, cộng cả thuế phí các thứ cũng khá chát. Còn ở Nhật, chỉ cần tầm 50 – 100 tr là có con xe cũ ngon lành, còn 150 – 200 tr trở lên là khá xịn.

2.Nhu cầu

Nếu mang gia đình qua Nhật sống lâu dài, đặc biệt là có con nhỏ thì việc cần có cái chui vào bon bon tránh mưa tránh nắng, hay đi du lịch loanh quanh cũng rất tiện. Con cái ốm đau còn vác chạy được chứ không có thuê taxi thì chát lắm.

Nên chọn xe loại nào

Để chọn được xe phù hợp nhu cầu vs túi tiền thì cũng khá mất thời gian vs đau đầu. Vậy nên trước mắt phải đánh giá độ ưu tiên là mình cần nó cho mục đích gì, thứ 2 là khả năng kinh tế đến đâu. Mình sẽ liệt kê ra các dòng xe và mục đích để mọi người tham khảo. Có nhiều cách phân loại : theo nhiên liệu thì có 4 (xăng, hybrid – xăng lai điện, diesel, điện), theo biển số có 3 (vàng, trắng, xanh), theo dòng xe có 8 loại như bên dưới.

軽自動車 : xe kei, hạng nhẹ, biển vàng, 4 chỗ

コンパクトカー : xe biển trắng, hạng nhẹ, 5 chỗ

ミニバン : xe to 7 chỗ, rộng rãi, ăn xăng như điên (trừ Prius alpha hybrid)

SUV : xe 5 chỗ thể thao, dùng cho gia đình cũng ok

ワゴン : loại 5 chỗ, đuôi hơi dài ra

セダン : dòng sedan đầu đuôi dẹt (trừ prius)

クーペ : loại xe sang 2 chỗ dành cho đại gia

オープンカー : mui trần

1.Xe kei hay còn gọi là xe biển vàng

Đây là loại xe hạng nhẹ dùng cho gia đình, phục vụ di chuyển trong thành phố.

Ưu điểm của nó là giá rẻ, tiện lợi, nhỏ gọn linh hoạt, thuế phí thấp hơn xe biển trắng (xe thường), tiết kiệm xăng (18 ~ 30 km/1lit), chỉ có 4 chỗ nên thích hợp dùng cho gia dình 2 vc, 2 con.

Nhược điểm : nhìn ko được đẹp, giống cái hộp lắp 4 bánh vào chạy, nhưng lại được người Nhật ưa chuộng. Khó chạy với tốc độ cao trên cao tốc vì xe quá nhẹ, bánh nhỏ, động cơ yếu (nhỏ hơn 660 cc), trang bị không xịn.

2. Xe biển trắng hạng nhẹ 5 chỗ コンパクトカー

Đây là lọa xe biển trắng 5 chỗ với động cơ 1000 – 1200 – 1500 cc với thiết kế nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ hơn loại kei.

Ưu điểm : chở được 5 người, tiết kiệm xăng (20 ~ 35km/1lit), động cơ khá khi chạy cao tốc, giá cả cũng rẻ, có nhiều xe kiểu dáng rất đẹp.

Nhược điểm : hơi nhỏ vs chật hẹp

3. Xe biển trắng hạng trung 5 chỗ : セダン

Loại sedan thì quá phổ biến nên mình không nói thêm ở đây. Trong dòng này mình đặc biệt kết em Toyota Prius Hybrid. Giá xe cũ tầm 50 ~ 150 man (1 man ~ 2 triệu), xe lai điện nên tiết kiệm xăng thuộc loại tốt nhất vs 30 ~ 35km/1lit. Cốp xe sau thông thoáng và khi ghế sau được gập lại sẽ cho mình không gian chứa đồ khá rộng rãi (bỏ được 1 con trâu :D), thiết kế khí động học nên chạy tốc độ cao không bị rung giật. Độ bền của bình điện hybrid (bình lớn) lên đến 20 năm ~ 25 vạn km. Cũng có nhiều hãng xe taxi ở Nhật dùng prius, chạy gần 10 năm lên đến hơn 30 vạn km mà vẫn bon bon. Bởi vậy nên nó mới là dòng xe bán chạy nhất thế giới trong nhiều năm liền (tính theo số lượng)

Nhược điểm của nó có lẽ là tốc độ lên ga khá chậm, mất 11s mới tăng tốc từ 0 ~ 100km/h, giá cả khá chát với cùng chất lượng nội ngoại thất so với các dòng xe chuyên xăng.

Ngoài Prius thì có 1 người anh em khác là Honda insite – cùng kiểu dáng, giá rẻ hơn, chạy tốt nhưng do khung xe mỏng nên tiếng động cơ dội ngược vào khá ồn.

4. Xe SUV

Dòng thể thao này mình không ghiền lắm nên không tìm hiểu nhiều. Nhưng chú ý có Masda CX được xếp vào xe SUV của năm 2023, nhưng giá khá chát. xe mới gần 400 man, còn xe cũ rẻ nhất cũng tầm 120 ~ 150 man.

5. Xe 7 chỗ ミニバン

Ưu điểm : cực kỳ thích hợp với bác nào muốn có không gian nội thất rộng rãi, chở được 7-8 người, mở cốp gập ghế có thể mang được 2 con trâu trong xe.

Nhược điểm : khá ăn xăng, tầm 10 ~ 17 km/ 1lit (trừ prius alpha ~ 30km/lit), dáng to nặng cồng kềnh nên chỉ thích hợp trên đường rộng, không vào ngõ nhỏ được như kei hay compact.

6. Xe wagon ワゴン : loại 5 chỗ nhưng đuôi dài như 7 chỗ.

Đối với loại này thì vừa chở người vừa chở đồ cũng ok, hẹp nhưng dài, mức tiêu thụ nhiên liệu vẫn ít hơn minivan, chỉ mỗi tội hơi xấu (ý kiến cá nhân)

Compact, Sedan, Minivan : Toyota, Nissan, Honda

Kei : Daihatsu, Subaru, Mitsubisi

Suv : Masda, Volkswagen, BMW (ở Nhật BMW không đắt như mọi người nghĩ, tầm 200 – 300 tr xe cũ là có chiếc ngon rồi)

Lưu ý :

Chọn xe không cũ quá : từ 2005 trở đi là được

Không quá 8 vạn km (tốt nhất là dưới 7 vạn, nếu trên 10 vạn phải có bảo hành mới mua)

Chọn xe nếu có ghi đã sửa chữa phải xem kỹ sửa nhẹ hay nặng, có sửa máy móc ko, nếu có thì bey bey.

Nên mua tiệm nào có bảo hành xe, ít thì 1 tháng, nhiều là 3 năm.

Chú ý thời hạn đăng kiểm : なし(tốn 5~ 10 man đăng kiểm tùy quán)、準備(có nhưng hết hạn, tốn 2-3 man để đăng kiểm lại)、あり(cao nhất là 2 năm).

Nếu mua ngoại tỉnh thì mất phí gửi tầm 2 ~ 7 man (tùy xa hay gần), phí đăng ký biển ngoại tỉnh khoảng 5 man, riêng kanagawa mà mua xe trên tokyo thì chỉ mất 6 sen.

Giá xe = giá gốc + 10 ~ 20 man tiền thuế phí bảo hiểm… (nhiều quá ko liệt kê nổi).

Tải app goonet hoặc carsensar về rồi ngồi gõ mà tìm loại mình thích sau đó so sánh giá. Các tiêu chí : Hãng, dòng xe, năm sản xuất, cự ly, phụ kiện đi kèm, lịch sử sửa chữa.

Trả 1 cục : dành cho nhà giàu

Trả góp 100% chia theo gói, 3 – 5 – 7 – 9 năm, xe cũ chỉ được 3 năm ~ 5 năm. Có thể chia ra theo tháng – có bonus 1 năm 2 lần hoặc không cần bonus cũng được.

Trả góp 70% : cái này khá mới lạ ở nước ngoài, còn ở Nhật thì rất quen thuộc. Tức là có thể chia theo tháng để trả trong 3 năm (hoặc 5/7 năm tùy gói) 70% giá trị xe, hết hợp đồng sau 3 năm mà muốn lấy luôn xe thì trả 30% còn lại, còn không muốn lấy thì có 2 hình thức : 1. Trả xe (có bù ít tiền nếu xe hư hỏng hoặc vượt km quy định), 2. Đổi xe khác ký hợp đồng mới tiếp tục trả góp. Hình thức này dùng cho xe mới hoặc xe cũ giá cao (trên 150 man, có hãng phải trên 200 man mới cho phép)

Thuế phí hàng tháng nuôi xe

Xe hạng nhẹ (xe kei) thì tầm 2man7 còn xe biển trắng 5-7 chỗ thì tầm 3 man 2. Tuy khoản chênh lệch không bao nhiêu nhưng 1 lý do nhiều người chọn xe kei là vì nó nhỏ gọn tiện lợi. Thuế xe theo ước tính ở trên là dành cho xe 2000cc nên nếu mua xe biển trắng nhưng tầm 1000 – 1500 thì sẽ rẻ hơn. Tiền xăng xe : ước lượng mỗi tháng khoảng ~ 1 man nhưng nếu dùng xe hybrid thì sẽ tiết kiệm được 1 nửa.

Để chọn xe thì phải xác định các tiêu chí sau :

Mục đích : cho gia đình, hay để khè hàng xóm chơi

Giá cả : thu nhập 20 ~ 30 man/1 tháng dư sức mua trả góp đối với xe cũ 50~ 150 man. Nếu thu nhập cao hơn có thể quất luôn 1 em mới mỗi tháng trả 4 man (trả góp 7 năm). Ngoài ra có rất nhiều xe cũ được bán với giá 0.1 man (200k vnd), cộng thuế phí mua bán nữa khoảng tầm 10 man vẫn dùng được vài năm.

Hãng xe : tùy loại xe mà chọn hãng phù hợp, theo các hình trên đã được xếp ranking. Ví dụ kei thì chọ , , , Subaru. xe 5 chỗ loại nhỏ thì chọn : Honda Fit, Nissan Note, Toyota Aqua . Xe 5 chỗ hạng trung chọn : Toyota Prius , Toyota Ractis, BMW 3 series. Xe 7 chỗ thì có em Toyota Voxy hoặc Nissan Selena khá ngon nhưng giá tầm trên 100 man (cũ) và 300 man (mới).

Mức tiêu thụ nhiên liệu : tốt nhất nên chọn các dòng trên dưới 20km/lit nếu chuyên xăng, hoặc mua hybrid cho lợi (100km 3 lít).

Thẩm mỹ : mỗi dòng có vẻ đẹp vs vẻ xấu riêng nên cái này ai mua người ấy quyết chứ không hỏi linh tinh trên mạng mất công “đẽo cày giữa đường”.

nguon suu tam

Kinh Nghiệm Thi Lái Xe Ở Canada

Nếu bạn đã có bằng lái B2 tại Việt Nam từ hai năm trở lên, bạn được miễn quá trình học lái, còn nếu chưa biết lái thì tổng thời gian bắt đầu học đến khi được lái xe tại Canada thường kéo dài từ 2-3 năm.

Bước đầu tiên, bạn phải đến trụ sở ICBC để bắt đầu quá trình đăng ký thi lý thuyết. Tại bang British Columbia, ICBC là cơ quan duy nhất được phép tổ chức thi sát hạch, cấp bằng lái và bán bảo hiểm xe.

Bắt đầu bằng việc nộp bằng lái B2 cho nhân viên tiếp nhận Hồ sơ. Nhân viên này sẽ cung cấp cho bạn số điện thoại của dịch thuật viên tiếng Việt, phải là người được ICBC chứng nhận, để bạn liên hệ dịch nội dung bằng lái sang tiếng Anh. Chi phí khoảng 70 đô la Canada.Việc dịch thuật mất khoảng 1-3 ngày hoặc tùy vào thời gian thỏa thuận của bạn và người dịch (người Việt).

Lưu ý, đừng dịch bằng lái của bạn sang tiếng Anh ở Việt Nam trước rồi mang sang Canada, vì bản dịch đó sẽ không được công nhận. Người dịch phải là người được ICBC chứng nhận và cấp phép.

Sau khi bạn nộp bản dịch tiếng Anh của bằng lái, nhân viên sẽ tiến hành cho bạn thi lý thuyết. Bài thi được tiến hành trên máy tính. Có tất cả 50 câu hỏi, nếu bạn trả lời đúng 40/50 câu thì bạn đậu. Chi phí cho phần thi lý thuyết là 15 đô la. Tài liệu cho phần thi lý thuyết được phát miễn phí tại các trung tâm ICBC

Sau khi đậu phần lý thuyết, nhân viên hướng dẫn sẽ tạm giữ bằng lái Việt Nam của bạn, và đồng thời cấp cho bạn một giấy phép lái xe tạm thời. Với giấy phép này, bạn chỉ được lái xe khi có người giám sát, thường là giáo viên dạy lái xe, đi cùng. Giấy phép tạm thời này có mục đích là để bạn thuê xe tập lái có người hướng dẫn để chuẩn bị thi thực tế.

Bạn sẽ phải tự đăng ký lịch thi thực hành thông qua trang web của ICBC. Bạn có thể đăng ký thi thực hành ngay sau khi thi đậu lý thuyết. Nếu lần đầu thi thực hành này không đạt, bạn sẽ phải đợi một tuần mới được phép đăng ký thi lại. Nếu thi lần thứ hai vẫn không đạt thì những lần sau đấy bạn phải đợi hai tuần mới được phép đăng ký thi tiếp. Chi phí cho một lần thi thực hành là 50 đô la Canada.

Có tất cả 6 trung tâm sát hạch phần thi thực hành trên toàn bang British Columbia. Bạn sẽ phải chọn trung tâm nào có thời gian trống phù hợp với thời gian của bạn. Mỗi trung tâm thường có nhiều người thi thực hành vì thế bạn nên đăng ký càng sớm càng tốt.

Những điều cần chú ý khi thi thực hành là với các bạn đã có kinh nghiệm lái xe ở Việt Nam thì trở ngại lớn nhất, làm cho nhiều người trượt nhất, là thói quen xử lý tình huống ở Canada khác biệt đôi chút so với ở Việt Nam. Một vài điểm tiêu biểu như sau:

NVS – Đầu tư quốc tế sưu tầm

Kinh Nghiệm Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Ở Đài Loan

Về các bước đổi bằng lái Đài Loan sang bằng lái Việt Nam, đâu tiên bạn đi công chứng bằng lái, rồi đến chỗ Văn phòng di trú hợp thức lãnh sự rồi đem lên Văn phòng Việt Nam tại Đài Bắc xác nhận lần nữa là bạn có thể đem về Việt Nam dịch thuật rồi đi đổi như bình thường.

Với những bạn đã biết lái xe hoặc có bằng lái xe Việt Nam và không muốn đi học lại hoặc đổi bằng cho đỡ tốn kèm thì sao? Các bạn, chỉ cần đến các Trạm giám sát (監理站) ở gần nơi mình ở để xin giấy xác nhận tự học lái xe là xong, và đợi khoảng 3 tháng sau có thể đi thi bằng lái tại trung tâm sát hạch. Chi phí lấy giấy xác nhận là khoảng 200 Đài tệ, lệ phí thi và lấy bằng là thêm 800 Đài tệ nữa.

Thủ tục đổi tại Việt Nam thì bạn có thể tham khảo bài viết này.

Tại sao bạn nên thi bằng lái ô tô ở Đài Loan:

Chi phí học lái hợp lý. Tầm 13.000 – 16.000 (đã bao gồm lệ phí thi)

Nếu bạn có dự định tìm việc làm ở Đài Loan (áp dụng cho các bạn sinh viên tốt nghiệp muốn tìm việc) thì có bằng lái là 1 lợi thế. Vì nhiều công ty có sẵn xe nhưng không có tài xế, nên nếu đi công tác gần thì các công ty có thể yêu cầu bạn sử dụng xe của họ.

Chi phí mua xe (đã qua sử dụng) ở Đài Loan không đắt. Nếu bạn có tiền có thể tự tậu 1 chiếc với giá từ 50.000 – 150.000 Đài tệ.

Thi bằng lái ở Đài Loan không quá khó. Bạn cũng không cần đợi sắp lịch mà có thể được thi ngay sau khi hoàn thành khóa học lái xe.

Có luôn đề thi lý thuyết bằng tiếng Việt.

Bạn cần chuẩn bị gì?

Tiền. Tiền đóng học phí đó ạ. Chi phí mình có nói bên trên. Bạn nào có kinh nghiệm lái xe và đã có bằng lái rồi thì đổi bằng luôn đi, khỏi phải thi. Còn thích thì thi cũng được (tiết kiệm hơn 1 chút nhưng tốn thời gian với phải ôn luyện này nọ. Nhưng nói chung nên thi để biết luật Đài Loan). Liên hệ đổi bằng ở đây.

Giấy khám sức khỏe. Bạn đi khám ở các bệnh viện chỉ định. Nếu đăng ký học ở đâu thì hỏi luôn chỗ trung tâm dạy lái xe coi bệnh viện nào gần đó để bạn đi cho tiện.

Ảnh 3×4. Đem theo 3 tấm để chỗ dạy lái họ đăng ký cho bạn.

Tâm lý. Ừ thì tâm lý đi học với đi thi. Với kiểu đi học lái thì sẽ có động lực để bạn mua xe =))

Giờ thì đến đoạn học lái nha

Đầu tiên thì phải biết điểm học ở đâu đúng không? Nhiều bạn không biết tiếng Trung nên cũng chẳng biết cái trường dạy láy xe nó ở đâu. Bạn chỉ cần tìm từ khóa: 汽車駕駛學校 và chọn địa điểm học gần nhà nhất là được rồi nè.

Nói chung việc học lái khá đơn giản. Các thầy sẽ chỉ cho bạn đầy đủ các mẹo đi đường. Khi đăng ký thi thì người ta sẽ cho bạn 2 lựa chọn là học lái xe số sàn hay xe số tự động. Số tự động thì dễ hơn nhưng không được lái xe số sàn. Còn xe số sàn thì có thể lái được cả xe số tự động và xe số sàn.

Nội dung bài học lái chủ yếu để bạn chuẩn bị cho bài thi. Sẽ có các mốc cơ bản: – Đỗ xe nằm ngang– Đỗ xe nằm dọc. – Đi tiến và lùi đoạn chữ S – Chờ đường ray xe lửa– Chờ người đi bộ qua đường– Chờ đèn đỏ. – Vượt dốc và dừng dốc– Dừng xe xuống dốc– Chạy đường trường

Hình ảnh bài thi sa hình.

Bên trên là bài thi sa hình chạy bên trong chỗ thi. Bạn sẽ thi cả bài thi chạy thực tế trên đường nữa. Nên trường dạy lái sẽ luyện tập luôn cho bạn.

Đối với phần thi lý thuyết: Sẽ có 3 nội dung gồm:– Các biển báo tín hiệu giao thông. – Phần thi đúng sai – Và phần thi chọn đáp án trắc nghiệm Kinh nghiệm là: Đối với phần tín hiệu giao thông bạn phải học thôi. Phần thi đúng sai thì học câu sai, các câu còn lại bạn chưa gặp thì nó là câu đúng. Phần trắc nghiệm thì bạn phải đọc hết rồi. Vậy tài liệu thi ở đâu? Nếu bạn đăng ký ở Trung tâm học lái thì họ sẽ có luôn, có luôn tài liệu tiếng Việt.

Đối với phần thi thực hành: Bạn chỉ cần bình tĩnh, tận dụng giờ học trên trung tâm để luyện tập nhiều là được thôi. Đừng quá căng thẳng thì sẽ ổn cả thôi. Nếu căng thẳng quá thì chuẩn bị tiền để thi lại =]]

Video bài kiểm tra sa hình

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Nhật Từ A

“Phía trước tay lái là sự sống” – vậy nên không dễ dàng gì để lấy bằng lái xe ô tô tại Nhật nếu bạn không học và thi nghiêm túc. Thế nhưng khó không có nghĩa là không thể, những kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô tại Nhật được chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp bạn lấy được bằng lái dễ dàng hơn mà không phải “trầy vi tróc vẩy” và ném tiền qua cửa sổ vì thi đi thi lại nhiều lần.

Các loại bằng lái xe ô tô ở Nhật

Tuy nhiên, bạn cần lấy bằng lái tạm 伌免 trước rồi mới thi bằng lấy bằng chính thức – 本免 sau. Bạn lưu ý có thể chọn lấy bằng chỉ lái xe AT (xe số tự động) hoặc lấy bằng lái cả xe AT và MT (xe số sàn). Bằng lái AT có số buổi học ít hơn, phí thi thấp hơn và thi dễ hơn so với bằng lái MT.

Ba cách để lấy bằng lái xe ô tô ở Nhật

Nhiều người Việt khi mới sang Nhật thường băn khoăn liệu bằng lái xe Việt Nam có dùng được ở Nhật không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, nếu có bằng lái ô tô ở Việt Nam thì bạn có thể thi lấy bằng lái ô tô chính thức tại Nhật – 本免 mà có thể “nhảy cóc” qua giai đoạn lấy bằng lái tạm thời – 伌免.

Trong trường hợp này bạn chỉ cần đậu qua phần thi lý thuyết với 10 câu hỏi về luật giao thông và phần thi thực hành. Lệ phí thi lấy bằng lái xe ô tô ở Nhật khi đổi từ bằng lái xe ô tô Việt Nam mềm hơn, khoảng 3000 yên.

Điều kiện để học 合宿 là bạn cần có thời gian rảnh hoàn toàn trong 2-3 tuần vì bạn phải đến học và sinh hoạt tại một địa phương xa trung tâm trong suốt khoảng thời gian này.

Bạn sẽ học thi lấy bằng tạm thời – 伌免 trước rồi sau đó đến 運転センター để hoàn thành kỳ thi lý thuyết và thực hành, nếu đậu qua phần này bạn sẽ được cấp bằng chính thức -本免.

Đây là hình thức học được nhiều người đi làm lựa chọn nhất vì bạn có thể linh động chọn thời gian học theo khung thời gian rảnh. Tại đây, bạn sẽ được học theo quy trình chuẩn do Sở Công An quy định bao gồm tài liệu, số tiết học và nội dung học. Nếu chưa hoàn thành đủ tiết học thì bạn chưa được thi.

Điểm thuận lợi khi học tại 自動車教習所 là người chấm thi thực hành là thầy giáo dạy tại trường nên khả năng đậu sẽ cao hơn. Chi phí cho khóa học tại 自動車教習所 cao hơn các hình thức học khác, khoảng 25-30 man.

Kinh nghiệm thi bằng lái ô tô tạm thời 伌免 tại Nhật

Phần này sẽ chia sẻ kinh nghiệm học và thi lấy bằng lái tạm với hình thức học tại 自動車教習所. Để lấy bằng lái tạm thời, bạn cần thi lý thuyết và thực hành tại trường học.

Lý thuyết sẽ được học trong 3 buổi, mỗi buổi 4 tiếng và kèm một buổi thi thử 150 câu, thầy giáo sẽ chấm và sửa bài cho bạn.

Về cơ bản, thời gian lên lớp học chỉ đủ để thầy hướng dẫn bạn cách học, chia sẻ các vấn đề khó và điểm cần lưu ý cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn. Để đậu phần thi lý thuyết này bạn cần tự thân vận động rất nhiều ngoài lớp học bằng các cách sau:

– Luyện thi trên máy tính qua 2 website:

– Luyện thi trên điện thoại qua app: tìm key 伌免, cài đặt vào máy và sử dụng.

– Cày đề bằng sách mondaishu, sách này được phát khi bạn đăng ký học.

THAM KHẢO : Tổng hợp kiến thức giao thông và những từ vựng giao thông cần biết tại Nhật

Một số lưu ý để thi lý thuyết bằng lái tạm thời – 伌免 thành công:

– Nên tra từ vựng và đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp. Vì bạn sẽ học chung với người Nhật nên tốc độ bài giảng đi rất nhanh, nếu không chuẩn bị trước bạn sẽ rơi vào tình trạng “vịt nghe sấm” không hiểu bài.

– Tự luyện thi bằng cách giải đề tại nhà. Bài thi lý thuyết trắc nghiệm đúng – sai gồm 50 câu, nếu bạn đúng trên 45 câu là đậu.

– Chọn lọc các câu hỏi tương tự, dễ gây nhầm và ghi nhớ. Chú ý những câu có các cụm từ: 内倫車, 追い越し、はみ追い越し、徐行、停止、歩行者、専用、優先

– Chú ý các câu có cụm cuối: も良い (cũng được), てならない (không nên ), なければならない (phải), てはいけない (cấm).

– Xem kỹ ý nghĩa các loại biển báo giao thông.

– Bài thi chính thức sẽ được thi trên giấy, nội dung có phiên âm hiragana.

Khi học thực hành sẽ có giáo viên ngồi ghế phụ ngay bên cạnh để hướng dẫn bạn. Phần này có 3 đường thi tất cả, vào ngày thi bạn sẽ biết đường nào và mình “thuộc về nhau”.

Hình ảnh của 3 đường thi như sau:

Những phần khó nhất của thực hành là kakunin – xi nhan – kakunin – ép lề – rẽ trái, S 字, クランク.

Một số lưu ý khi thi thực hành bằng lái tạm thời – 伌免, nếu vi phạm những lỗi sau sẽ bị trừ điểm nhiều:

– Dừng và xe trên dốc bị trượt bánh. Riêng lỗi này sẽ bị loại ngay lập tức nên bạn cần chú ý kỹ.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý lái xe sát lề trái, đi làn bên trái, dừng xe trước vạch dừng đúng cách, lái xe hình chữ Z và chữ S tốt.

Kinh nghiệm thi bằng lái ô tô chính thức 本免 tại Nhật

Để lấy bằng chính thức, bạn sẽ thi lý thuyết ở trung tâm cấp bằng lái tại Sở Cảnh Sát và thi thực hành tại trường học .

Thi lý thuyết bằng lái ô tô chính thức – 本免

Bài thi gồm 95 câu với tổng điểm là 100, thi trong 50 phút. Điều kiện đậu là kết quả bài thi trên 90 điểm. Cách tính điểm như sau:

Bạn cần phải đậu 2 lần thi thử trên 90 điểm mới được tham gia thi chính thức.

Một số lưu ý khi thi lý thuyết bằng lái 本免:

– Phải đúng hết 5 câu cuối mới có cửa đậu. Tìm và luyện nhiều bài tập tình huống cho phần này, trong trường hợp không biết làm thì những câu có cụm やや、ゆっくり、徐徐、そのまま、加速。。。通行した kết quả 90% thường là sai.

– Phần nội dung về 徐行しなければならない、一時停止しなければならない thường được ra đề, bạn nhớ chú ý ôn kỹ.

– Giống phần thi bằng lái tạm thời, bạn phải học kỹ ý nghĩa các biển báo vì bài thi thường có 10 câu phần này.

Có tất cả 6 đường thi tất cả, vào ngày thi bạn sẽ biết mình “lên thớt” ở đường nào. Hình ảnh của 2 trong 6 đường thi để bạn tham khảo như sau:

Bạn sẽ có 100 điểm lúc bắt đầu thi, khi kết thúc phần thi nếu vẫn còn trên 70 điểm sẽ đậu. Bạn phải đậu 1 lần thi lái trên đường mới được tham gia thi chính thức.

Để đậu phần thi thực hành, bạn cần lưu ý một số điều sau:

……