– Cô đọc câu đố
+ “Đường gì tàu chạy sóng xô
Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi ”
Là đường giao thông nào?
+ “Đường gì mà lại có ray
Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi”
Là đường giao thông nào?
2. Nội dung
– Cô vừa đọc những câu đố về đường giao thông nào?
– Ngoài ra còn có những loại giao thông đường nào nữa?
+ Giao thông đường bộ có những phương tện nào?
+ Giao thông đường không có những phương tiện nào?
– Cô sẽ chia lớp mình ra làm 3 đội: Đội đèn xanh, đội đèn đỏ, đội đèn vàng.
(Trẻ rút thăm và cô giáo đưa biển báo tương ứng với thăm mà đội đó vừa rút)
+ Đội 1: Nhóm biển báo cấm
+ Đội 2: Nhóm biển báo hiệu lệnh
+ Đội 3: Nhóm biển báo nguy hiểm
– Đây là nhóm biển báo gì? Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của từng biển báo
Cô khái quát lại:
* Trò chơi 2: Phản ứng nhanh
– Cách chơi: Cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng mỗi câu trả lời sẽ được 1 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời. – Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời: Tranh 1: Vẽ đường giao thông nông thôn hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh?
Tranh 2: Vẽ ngã tư đường phố: – Có nhận xét gì về bức tranh?
– Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào? – Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì?
– Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? – Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào? Vì sao
– Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì?
– Người đi bộ thì đi ở đâu? Vì sao?
– Các con nên chơi ở đâu cho an toàn?
* Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau?
* Cô mở rộng thêm vốn hiểu biết cho trẻ
(Cô giới thiệu và đưa ra một số hình ảnh biển báo giao thông, luật giao thông)
– Cách đi đường ở đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn. – Không được đi xe đạp, xe máy, trên hè phố, công viên, vườn hoa…
* Hoạt động 2: Luyện tập “Trò chơi đội nào giỏi hơn”
– Cách chơi: 3 đội cùng tham gia trong vòng một bản nhạc đội nào nhanh làm đúng yêu cầu thì đội đó được thưởng một bông hoa.
+ Đội đỏ: Gắn các phương tiện giao thông đúng với đèn hiệu giao thông
+ Đội vàng: Gắn đèn hiệu giao thông đúng với các phương tiện giao thông
+ Đội xanh: Gắn chữ “s” vào hình ảnh sai, gắn chữ “đ” vào hình ảnh đúng
– Trẻ chơi
– Kiểm tra kết quả
– Kiểm tra số hoa của 3 đội qua 3 phần thi – Công bố kết quả – Trao giải
3. Kết thúc
– Hát “Đường em đi”
– Đường thủy
– Đường sắt
– Đường thủy, đường sắt
– Đường bộ, đường hàng không
– Ô tô, xe máy, xe đạp…
– Máy bay, khinh khí cầu, trực thăng
– Lắng nghe cô giới thiệu
– Lắng nghe cô phổ biến
– Có biển báo cấm người đi bộ, cấm đi ngược chiều, cấm ô tô xe máy, đường cấm
– Có các biển báo: Đi thẳng, đường dành cho người đi bộ, đường dành cho xe thô sơ, nơi giao nhau có vòng xuyến
– Có các biển báo: Nguy hiểm có cầu hẹp, có người đi bộ, có vách núi, đi chậm
– Có đường làng, có xe máy, xe đạp, người đi bộ sát lề đường phía bên phải
– Có đèn hiệu giao thông và các phương tiện đi lại
– Phải tuân thủ theo đèn hiệu giao thông
– Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được đi
– Chú cảnh sát giao thông
– Không được chen lấn, xô đẩy, không thò đầu, tay ra cửa sổ, không đùa nghịch.
– Phải đội mũ bảo hiểm
– Đi ở vỉa hè, không có vỉa hè thì đi sát lề đường bên phải. Vì đi bộ dưới lòng đường nguy hiểm dễ gặp tai nạn.
– Sân nhà, sân trường, công viên.
– Đường giao thông thành phố có ngã tư, có đèn hiệu, biển báo giao thông, có vạch sơn trắng giành cho người đi bộ. Còn đường nông thôn không có
– Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu trên máy chiếu
– Lắng nghe cô phổ biến
– Trẻ chơi
– Nhận quà
– Trẻ hát