Biển Báo Giao Thông Hình Chữ Nhật

Loại biển báo: Biển chỉ dẫn

Hình dáng: Hình chữ nhật

Chất liệu biển: tôn mạ kẽm

Biển báo hình chữ nhật thường được dùng để giới hạn tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới đường bộ, làm biển báo chỉ đường, biển báo ở tầng hầm khu dân cư để chỉ dẫn hướng đường đến các địa danh, khu dân cư.

Thiên Bình chuyên sản xuất, cung cấp các loại biển báo giao thông đường bộ như biển báo cấm, biển báo chỉ dẫn, biển cảnh báo, biển báo nguy hiểm…

Biển báo được sản xuất theo tiêu chuẩn QCVN 41/2012 BGTVN

Độ phản quang cực tốt, sắc nét cả ngày và đêm, màng phản quang siêu bền và không bị bong tróc như các biển báo bằng sơn. Liên kết biển với trụ bằng thanh omega hoặc bắn vít trực tiếp vào cột.

Thiên Bình trực tiếp sản xuất tất cả các loại biển chỉ dẫn khác trong nhóm biển chỉ dẫn theo tiêu chuẩn đường bộ Việt Nam.

Biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.

Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448.

Hiệu lực của các biển chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều chạy.

Với đội ngũ công nhân lành nghề, lâu năm kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại, sản xuất nhanh, chất lượng , đáp ứng nhu cầu số lượng lớn, Thiên Bình luôn đặt lợi ích khách hàng lên đầu.

Thiên Bình không chỉ đề cao chất lượng sản phẩm và khâu bán hàng mà dịch vụ hậu mãi sau bán hàng như: bảo hành, bảo trì, sửa chữa sản phẩm cũng rất được quan tâm.

Thiên Bình luôn cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất – giá tốt nhất – hậu mãi sau bán hàng tốt nhất.

Chúng tôi cam kết sẽ mang tới quý khách hàng:

– Sản phẩm hoàn hảo nhất ( sản phẩm chính hãng, mới 100%)

– Giá cả luôn luôn hợp lý nhất.

– Giao hàng tới tại địa chỉ của khách hàng

– Dịch vụ hậu mãi chu đáo.!

Hãy liên hệ đến Thiên Bình, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ phía nhân viên của chúng tôi

CÔNG TY CỔ PHẨN QUỐC TẾ THIÊN BÌNH

VPGD Hà Nội: Số 298 Đường Bưởi – Vĩnh Phúc – Ba Đình – Hà Nội.

HCM: Số 108 – Đường 19 – Phường 12 – Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh

30 Font Chữ, Kiểu Chữ Đẹp, Phông Chữ Miễn Phí Cho Design

Chọn lựa font chữ, phông chữ luôn là một bài toán khó nan giải của dân designer. Cũng giống như yếu tố hình ảnh, một font chữ đẹp, kiểu chữ đẹp sẽ đem lại hiệu quả tức thì cho toàn bộ thiết kế, đạt được hiệu quả truyền thông đối với người xem.

50+ Font Chữ Của Các Thương Hiệu Nổi Tiếng

Tìm hiệu thêm 10 Bài học đắt giá của các thương hiệu nổi tiếng ; 50 Mẫu thiết kế bìa sách đẹp

Tổng hợp 30+ font chữ thiết kế miễn phí 2023

10 Mẹo chọn lựa phông chữ (font chữ), kiểu chữ đẹp

Khi nhắc tới những yếu tố tạo nên một ấn phẩm thiết kế “đẹp”, yếu tố nào xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của bạn? Màu sắc? Bố cục? Hình ảnh?

Hầu hết tất cả mọi người thường quên rằng typography, các phông chữ đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công của mọi thiết kế. Tuy vậy, việc chọn lựa một font chữ đẹp và đúng là nhiệm vụ không hề dễ dàng với bất cứ designer nào.

1) Chia các đoạn text thành nhiều phần các nhau

Khi bắt đầu tìm hiểu về thiết kế, một số người thường chỉ sử dụng các đoạn text nằm gọn trong 1 phần duy nhất, có cùng một phông chữ, một kích cỡ và khoảng cách. Tuy nhiên, chắc chắn rằng trông chúng sẽ vô cùng nhàm chán và khó lòng thu hút được sự chú ý của người xem.

Vì vậy, hãy thử chia các đoạn text thành những phần khác nhau. Bạn có thể thoải mái nhấn nhá và dễ dàng sáng tạo hơn với các kiểu chữ, kích cỡ và màu sắc.

2) Cân nhắc vị trí và căn chỉnh của font chữ.

Khi đặt vị trí các đoạn text trong thiết kế, hãy đảm bảo rằng mọi sự căn chỉnh đều đúng như ý đồ của bạn. Thông thường sẽ có 3 sự lựa chọn cơ bản như: căn lề trái, căn giữa và căn lề phải.

3) Chọn lựa font chữ phù hợp với đặc tính thương hiệu.

Ban cần sự cẩn trọng trong việc chọn lựa font chữ phù hợp với thiết kế và thương hiệu của mình. Hãy nhớ rằng font chữ cũng cần thể hiện đặc tính, tinh thần của thương hiệu như bất cứ một yếu tố trong thiết kế nào khác.

4) Hãy đảm bảo rằng font chữ của bạn dễ đọc.

Việc đảm bảo chắc chắn rằng font chữ của bạn không khó để đọc về hiểu được nội dung là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là cho những đoạn text dài (như thuyết trình, hay infographic). Tránh sử dụng các font chữ quá rườm rà và phức tạp hay chữ in hoa ở giữa các đoạn bởi nó hướng quá nhiều sự tập trung cho mắt của người đọc, và về tổng thể sẽ khiến họ khó đọc được hơn.

5) Thử nhiều kích cỡ font chữ khác nhau.

Sử dụng nhiều kích cỡ font chữ khác nhau trong thiết kế sẽ giúp sản phẩm của bạn có một hệ thống thông tin rõ ràng và mạch lạch. Mắt của con người theo tự nhiên sẽ hướng sự tập trung vào các yếu tố lớn nhất, chính nhất, do đó hãy chọn font chữ lớn cho phần tiêu đề, nhỏ hơn cho các tiêu đề phụ, và cuối cùng là phần thân.

6) Trải nghiệm với font chữ in hoa

Đối với các thiết kế chỉ có một lượng text ít, đặc biệt là dành cho phần tiêu đề hay tiêu đề phụ, bạn nên sử dụng các font chữ in hoa cho tất cả các chữ cái, để đem lại cái nhìn vững chắc và hiện đại cho thiết kế của mình.

Nike sử dụng kỹ thuật này vô cùng hiệu quả trên trang Facebook của họ để tạo ra được một banner hình ảnh có đủ sức hút và khuyến khích được hành động của người xem.

7) Áp dụng khoảng cách giữa các chữ cái.

Khoảng cách giữa các chữ cái là một trong những kỹ thuật được áp dụng vô cùng nhiều trong các thiết kế. Việc tăng khoảng cách này sẽ giúp cho font chữ của bạn có nhiều đất để thở hơn, và ngược lại giảm khoảng cách sẽ siết lại font chữ, gợi ra sự vững chắc hơn.

8) Trải nghiệm kết hợp các cặp font chữ.

Bạn cũng có thể làm điều này với độ tương phản trong text. Ví dụ dưới là về một cặp font chữ cao và thấp được kết hợp với nhau.

9) Hãy đảm bảo rằng bạn đặt text ở vị trí dễ đọc. 10) Giảm khối lượng của text.

Một tôn chỉ của mỗi người designer đó là chỉ đặt lên ấn phẩm của mình những thông tin quan trọng nhất. Do đó, liệu có thể giảm số lượng thông tin trong các đoạn text của bạn đi không? Liệu nội dung này có thể thể hiện bằng các hình ảnh thay vì đoạn văn hay không?

8 Xu hướng font chữ mới nhất

#1. Xu hướng Font chữ hình học

Font chữ hình học – Geometric typeface đã trở nên nổi tiếng trong một số năm trở lại đây. Đặc điểm của font chữ này thường không sử dụng chân, cấu thành bởi các đường thẳng hoặc vòng tròn hoàn hảo.

#2. Xu hướng Font chữ viết tay #3. Xu hướng Font chữ màu nước

Sự xuất hiện của font chữ, phông chữ màu nước như là một cải tiến mới của font chữ viết tay, khi chúng kết hợp với nhau vô cùng hoàn hảo. Và trong năm nay, font chữ này hứa hẹn sẽ đem lại cái nhìn vô cùng mới mẻ, đầy chất nghệ thuật. Một số thiết kế sử dụng font chữ màu nước.

#4. Xu hướng Font chữ vintage chân lớn và font họa tiết.

2 font chữ này phù hợp với các doanh nghiệp và thương hiệu muốn typography của họ phải lộ tả được tính đương đại và sạch sẽ, nhưng vẫn giữ được nét cổ điển, chất nghệ trong đó.

#5. Xu hướng Font Helvetica và biến thể của Helvetica

Font chữ Helvetica liệu đã hết thời? Có lẽ cuộc tranh luận về sự nhàm chán hay tính trường tồn qua thời gian của font chữ này – thiết kế bởi Max Miedinger và Eduard Hoffmann vào năm 1957, sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Một số người cho rằng phông chữ Helvetica vẫn đang tiếp tục tạo ra các biến thể của nó để thêm sự đổi mới vào trong cái cũ. Theo quan điểm cá nhân, font chữ Helvetica vẫn đang trên đỉnh cao phong độ của nó trong một vài năm nữa.

#6. Xu hướng Font chữ sáng tạo

Bạn nên cẩn trọng trong việc sáng tạo các font chữ của mình bởi cái gì cũng có 2 mặt của chúng. Nếu làm tốt nó có thể là cả một tác phẩm nghệ thuật, nhưng nếu làm không tới, các font chữ đó sẽ là một thảm họa bởi tính khó đọc của chúng.

#7. Xu hướng Font cho website

Các xu hướng font chữ trên chủ yếu là dành cho các sản phẩm in ấn, thì không thể phủ nhận được font chữ trên digital cũng cực kì quan trọng. Có lẽ không ai đặt hoài nghi về việc, font chữ có sức ảnh hưởng lớn tới cảm nhận của khách hàng qua lần đầu họ vào website hay phần mềm của bạn.

Ngoài ra, bài viết này sẽ chỉ rõ cho bạn các bí quyết để thiết kế Website chuyên nghiệp nhất

#8. Xu hướng Font chữ có chân cách điệu

Chữ Viết Và Màu Sắc Của Biển Báo Giao Thông Được Quy Định Ra Sao?

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của Bạn Nguyễn Hữu Tuấn, hiện bạn mới chuyển quan công tác trong lĩnh vực thanh tra giao thông, để phục vụ cho công việc của bạn, bạn có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập cụ thể: Chữ viết và màu sắc của biển báo giao thông được quy định ra sao?

Chữ viết và màu sắc của biển báo giao thông được quy định tại Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2023/BGTVT về báo hiệu đường bộ, như sau:

17.1.Chữ viết trên biển phải phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trong đó:

17.1.1. Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1-Kiểu chữ nén” và “gt2-Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.

17.1.2.Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.

17.1.3.Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.

17.1.4. Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.

17.1.5. Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% – 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% – 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% – 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau. Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.

17.1.6. Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng 50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.

17.1.7. Chiều cao chữ phải được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.

11.7.8. Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống nhất với các thông tin báo hiệu khác.

11.7.9. Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các nền xanh.

11.7.10. Chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy định trong khoản 17.1 Điều 17 còn phải tuân thủ khoản 49.3 Điều 49 của Quy chuẩn này.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Biển Báo Giao Thông, Tiêu Chuẩn Về Biển Báo Giao Thông

Thông tư số 6/2023 được thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41/2012/BGTVT và Thông tư số 27/2023/TT-BGTVT ngày 23/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2023/BGTVT.

Theo đó, quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột km, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.

Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).

Từ ngày 1/11, biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu

Theo quy định trước đây ở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT về biển báo cấm rẽ trái/phải mang số hiệu 123a, 123b có tác dụng cấm các phương tiện giao thông rẽ trái/phải và kèm việc cấm các phương tiện giao thông quay đầu xe.

Nhưng đối với quy định mới chỉ cấm các phương tiện không được rẽ trái/phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu đi khi gặp biển báo 123a, 123b. Điều này được ghi rõ tại phụ lục B, điểm 23 của QCVN 41/2023/BGTVT.

Định nghĩa mới về lỗi vượt phải

Quy chuẩn 41/2023 định nghĩa cụ thể khái niệm về vượt phải như sau:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ “vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi “vượt phải”.

Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:

Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.

Xe bán tải được coi là xe con

Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển “C”.

Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2023 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.

Quy định mới về đè vạch liền

Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2023 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.

Như vậy với quy định mới, tài xế sẽ bị phạt nếu đè vạch liền hoặc lấn làn qua vạch liền trong cùng một chiều.

Quy định mới về cách cắm biển báo

Giới tài xế thường không đồng tình vì đôi khi bị lỗi chạy quá tốc độ nhưng không quan sát thấy có biển báo hạn chế. Lý do là vì biển báo chỉ cắm ở bên phải lề đường, trong khi các xe chạy ở làn bên trái bị xe tải, xe bus che khuất.

Quy chuẩn 41/2012 viết: Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2023 viết: Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Tại các nơi giao nhau, biển hiệu lệnh cần được cắm lại.

Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở Quy chuẩn 41/2023, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.

Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

Hướng dẫn tham gia giao thông khi có đèn vàng

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 06/2023/TT-BGTVT, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau để tránh nguy hiểm.

Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Theo Báo Giao thông

Cung Cấp Biển Báo Giao Thông, Biển Báo Giao Thông Đường Thủy

cung cấp biển báo giao thông, biển báo giao thông đường thủy, biển báo sông nước phản quang VN, sản xuất biển báo hiệu giao thông đường bộ VN TCVN/QĐ41 

Biển báo giao thông AH1 là gì?

XUÂN CHUNG CHUYÊN SẢN XUẤT CUNG CẤP CÁC LAOIJ BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY, BIỂN BÁO CÁC LOẠI THEO QDD, biển báo giao thông xuân chung đảm bảo sự an toàn cho mọi công trình

Hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam gồm 5 nhóm biển được quy định như sau:

– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

– Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

– Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf

Hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam gồm 5 nhóm biển được quy định như sau:

– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

– Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

– Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf

Hệ thống biển báo đường bộ Việt Nam gồm 5 nhóm biển được quy định như sau:

– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

– Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

– Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf

– See more at: http://giaothongvn.com/bien-bao-duong-bo/#sthash.WfrKA13P.dpuf