Đánh Giá Xpander Và Rush / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

Toyota Rush Và Mitsubishi Xpander

Vào khoảng nửa cuối năm 2018, sự xuất hiện của Mitsubishi Xpander đã khiến phân khúc xe MPV 7 chỗ nóng hơn bao giờ hết. Mitsubishi Xpander 2018 là cái tên được khá nhiều khách hàng Việt trông đợi ngay từ khi xe chưa được bán tại Việt Nam bởi thiết kế hiện đại, táo bạo và mạnh mẽ so với phân khúc MPV, vốn bao gồm những chiếc xe đề cao công năng hơn là thiết kế.

Nhìn sang phần thân xe, Mitsubishi Xpander tiếp tục là mẫu xe có ngoại hình bảnh bao, hiện đại hơn. Nhìn ngang thân xe, ta sẽ thấy những đường nét rất hiện đại và phá cách. Đó là khung kính tương đối lớn với cột D được sơn đen ở giữa, giúp tạo ra ấn tượng như nóc xe treo lơ lửng giữa không trung.

Cả 2 xe đều có phanh sau dạng tang trống, 1 quyết định cắt giảm chi phí có lẽ là chấp nhận được với giá bán dưới 700tr của 2 chiếc xe. Một khác biệt nho nhỏ nữa: Xpander có lốp Bridgestone Ecopia EP150 có chỉ số độ bền vân (treadwear) lên tới 380, vượt trội so với lốp Dunlop Enesave EC300+ với độ bền chỉ 240. Tất nhiên, lốp cứng hơn, bền hơn sẽ có khả năng bị ồn hơn. Chúng ta sẽ kiểm chứng điều đó trong phần trải nghiệm bên dưới.

Mitsubishi Xpander có kích thước tổng thể (dài x rộng x cao, mm) lần lượt là 4.475 x 1.750 x 1.695 mm, chiều dài cơ sở 2.775 mm, trọng lượng khô 1.240 kg. Những thông số này của Toyota Rush lần lượt là 4.435 x 1.695 x 1.705, chiều dài cơ sở 2.685 mm, trọng lượng khô 1.290 kg. Có thể thấy, Mitsubishi Xpander không chỉ đẹp hơn mà còn rộng rãi hơn khi Xpander dài hơn 40mm nhưng trục cơ sở dài hơn tới 90mm, rộng ngang hơn 65mm so với Rush. Chiếc Toyota có khoảng sáng gầm xe trội hơn 15 mm (220 mm so với 205 mm) nhưng Xpander lại nhẹ hơn tới 50 kg. Nhìn chung, dù Toyota Rush có nhỉnh hơn về trang bị (đèn pha LED tự động, đèn hậu LED, cảm biến lùi) nhưng đối với tôi, Mitsubishi Xpander vẫn là chiếc xe có ngoại hình nổi trội hơn. Mitsubishi Xpander 2 – 0 Toyota Rush.

Đôi khi những con số khô khan không thể hiện được hết trải nghiệm thực tế. Vì vậy, nhóm trải nghiệm đã bố trí 3 người ngồi ở 3 hàng ghế để trực tiếp trải nghiệm độ rộng rãi của 3 hàng ghế. Tôi cao 1m7 và 2 người trải nghiệm khác cao 1m8. Kết quả là chiếc Xpander cho trải nghiệm thoải mái hơn ở cả 3 hàng ghế!

Khi vào cua, cả 2 đều bồng bềnh dù Rush kiểm soát dao dộng ngang tốt hơn 1 chút với thanh cân bằng khá lớn ở phía sau. Khi cố tình qua gờ giảm tốc với tốc độ cao, cả hai chiếc xe đều chịu hiện tượng nảy đuôi, chiếc Rush tiếp tục lấy lại cân bằng tốt hơn một chút. Tuy nhiên, tốt hơn một chút là chưa đủ đề bù đắp cho khả năng cách âm kém hơn, không gian nội thất chật chội hơn. Mitsubishi Xpander 4 – 2 Toyota Rush.

So Sánh Xe Mitsubishi Xpander 2022 Và Toyota Rush 2022: Xpander Tăng Option, Giá Vẫn Rẻ Hơn Rush

Giới thiệu chung

Ra mắt lần đầu vào tháng 8/2018, sau hơn 1 năm Mitsubishi Xpander đã đạt doanh số trên 25.000 xe đến tay khách hàng Việt Nam. Doanh số trên thể hiện sự thống trị tuyệt đối của Xpander, vượt qua hàng loạt “ma cũ, ma mới” như Toyota Innova, Rush, Avanza, Suzuki Ertiga… Trung bình, mỗi tháng có khoảng 1.000 chiếc Mitsubishi Xpander tìm thấy chủ nhân mới ở mọi miền của Tổ quốc.

Nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Việt, vừa qua Mitsubishi Xpander 2020 – bản nâng cấp giữa vòng đời đã chính thức ra mắt thị trường ô tô Việt Nam. Ở bản mới này, Xpander sẽ được bổ sung thêm nhiều trang bị tiện nghi giúp xe hiện đại và dễ tiếp cận khách hàng hơn.

Do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, đợt mở bán đầu tiên Mitsubishi Xpander 2020 vẫn được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, nhưng sau đó chiếc MPV gầm cao này sẽ được lắp ráp trong nước.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Xpander tăng option, giá vẫn rẻ hơn Rush.

Toyota Rush xuất hiện ở Việt Nam cùng thời gian với đối thủ, nhưng việc được định vị cao hơn nên mẫu xe này có mức giá cao dẫn đến việc khó tiếp cận người dùng. Đến nay, Toyota Rush 2020 vẫn chưa được bổ sung phiên bản nâng cấp, đây là một rào cản không hề nhỏ trong việc người dùng tiếp cận xe.

Ở bài viết này, mời độc giả cùng chúng tôi so sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 một cách chi tiết để có cái nhìn khách quan về 2 mẫu xe đa dụng gầm cao tại Việt Nam.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 về giá bán

Giá xe Mitsubishi Xpander 2020

Phiên bản nâng cấp lần này, Mitsubishi Xpander 2020 mới giới thiệu biến thể số tự động, trong khi khách hàng lựa chọn bản số sàn vẫn là chiếc xe đã bán từ trước đó. Với việc có thêm nhiều trang bị hữu ích, Mitsubishi Xpander facelift được phân phối với mức giá nhỉnh hơn 10 triệu đồng, cụ thể như sau:

Giá xe Toyota Rush 2020

Sau một thời gian bán tại Việt Nam, Toyota Rush hiện hành vẫn được giữ nguyên mức giá ban đầu là 668 triệu đồng, nhưng khách hàng mua xe được đại lý ưu đãi khoảng 30 triệu đồng tuỳ thời điểm.

Toyota Rush 2020 – Giá 668 triệu đồng.

Ngoại thất

Lắng nghe phản hồi của khách hàng, Mitsubishi Xpander 2020 mang đến một số thay đổi ở ngoại thất nhưng sẽ không đến từ cái nhìn tổng thể mà sẽ chỉ vào chi tiết. Trong khi đó, Toyota Rush hiện hành vẫn chưa được bổ sung thêm những điểm mới so với phiên bản đã bán cách đây hơn 1 năm.

Về tổng thể, Mitsubishi Xpander 2020 đang sở hữu những thông số kích thước tốt hơn Toyota Rush 2020 về mọi mặt, ngoại trừ khoảng sáng gầm xe, cụ thể như sau:

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 về thiết kế đầu xe

Không khó để nhận ra phần đầu của 2 mẫu xe này có nhiều sự khác biệt. Với Mitsubishi Xpander 2020, tên tuổi của ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield đã được nâng tầm và ghi nhận thực sự. Còn Rush, chiếc xe này vẫn mang phong cách thực dụng và an toàn hơn như những mẫu xe “anh em” khác mà Toyota sản xuất.

Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Diện mạo đối lập.

Dynamic Shield được nâng tầm trên Xpander sau khi đã rũ bỏ vẻ lành tính trên “đàn anh” Pajero Sport để mang đến một chiếc MPV lai CUV hiện đại hơn. “Gương mặt” chính là nơi ghi điểm nhất của Mitsubishi Xpander từ phiên bản cũ với xu hướng thiết kế tương lai mà nhiều mẫu xe cũng đang được áp dụng.

Theo đó, xe có cụm đèn pha phía trước hạ thấp, tách biệt với nắp ca-pô là chi tiết điểm cộng cùng với đó là bóng Halogen đã bị loại bỏ để lên đời đèn LED. Như vậy, người dùng sẽ không phải bỏ thêm chi phí để độ đèn như cách nhiều chủ xe vẫn thường làm khi mua Xpander bản cũ.

Tiếp tục lược bỏ sự rườm rà của hệ thống lưới tản nhiệt cũ, Mitsubishi Xpander 2020 giờ đây đã mới hơn với mặt ca-lăng 2 nan mạ crom cùng đường nét góc cạnh hơn. Phần cản va phía trước và đèn sương mù trên đời 2020 vẫn “sao y bản chính” từ 2018 và khu vực này thực sự cũng chưa cần thiết phải làm mới.

Trang bị đầu xe Mitsubishi Xpander và Toyota Rush mới.

Liếc mắt sang nhìn đối thủ, mặc dù đây là chiếc MPV lai SUV nhưng Toyota Rush thực sự có thiết kế khá hiền hoà, những đường nét của xe đều mang vẻ trung lập. Ngôn ngữ thiết kế này của Toyota khiến Rush không hướng hẳn đến đối tượng khách hàng trẻ như phong cách của Xpander.

Với phần lưới tản nhiệt sử dụng những thanh ngang được sơn tối màu, rõ ràng Rush đang mang đến phong cách an toàn như những chiếc xe hơi đã có mặt trên thị trường trước và hiện hữu ngay bây giờ.

Nhưng chi tiết được đánh giá cao nhất trên Toyota Rush là hệ thống đèn pha/cos đã sử dụng công nghệ LED khi đối thủ vẫn dùng Halogen. Và bây giờ, khi Xpander bắt kịp “trend” thì đèn pha LED lại trở nên phổ biến khiến Rush không còn điểm nổi bật hơn đối thủ.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Thân xe

Như nhiều khách hàng đánh giá, Mitsubishi Xpander ghi điểm trong mắt họ gần như tuyệt đối bởi phần kính đen ở trụ D. Phần này đã mang đến sự thanh thoát cho xe mà không nhiều đối thủ cùng phân khúc ở Việt Nam có được.

Còn Toyota Rush, co lẽ khoảng sáng gầm xe cao là một chi tiết giúp xe nổi bật khi nhìn ngang thân xe, thêm vào đó là trang bị giá nóc cũng là khu vực thu hút người dùng so với Xpander.

Thân xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020.

Một đường gân nổi chạy dọc từ gương xe đến đèn hậu là chi tiết được giữ từ phiên bản trước và nó giúp mẫu xe này sang trọng, cuốn hút hơn.

Với bộ mâm trước, chiếc Xpander đã được đánh giá cao nhưng phiên bản này hãng xe Nhật còn làm mới “bộ móng” hiện đại hơn mà vẫn giữ kích thước vẫn là 16 inch. Hơn nữa, tầm quan sát của tài xế sẽ được mở rộng khi gương chiếu hậu xe được rời khỏi trụ A, thiết kế này hiện nay trong phân khúc MPV chỉ duy Xpander có được.

Ngoài ra, ở bản facelift lần này, ăng-tăng truyền thống trên Xpander đã được thay thế bằng dạng vây cá mập giúp tính thẩm mỹ của chiếc xe được nâng cao.

Thân hình Toyota Rush cao to hơn bởi xe được cung cấp bộ mâm kích thước 17 inch tạo hình chữ “V” xay phước. Để tương thích với khả năng chạy địa hình hơn, vòm bánh xe trên Rush được thiết kế cứng cáp với phần nhựa cứng sơn đen.

Gương chiếu hậu trên xe đồng màu với ngoại thất và tích hợp đèn xi-nhan dạng LED với khả năng chỉnh/gập, tay nắm cửa có nút bấm cảm biến mở khoá thông minh.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Đuôi xe

Đuôi xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020.

Bước ra phần hậu, nhìn tổng thể xe Mitsubishi Xpander vẫn là thiết kế tạo hình chữ “X”, cụm đèn hậu chữ “L” sử dụng nhiều vạch LED, cần gạt mưa, đèn phanh trên cao… được duy trì. Tuy nhiên, phiên bản mới, chiếc MPV của Mitsubishi vẫn chưa có cảm biến lùi theo xe.

Toyota Rush 2020 dùng đèn hậu LED nhưng vẫn mang phong cách thiết kế chia nửa từ phần thân đến đuôi xe. Phần cản va phía sau của Rush cứng cáp hơn Xpander và cảm biến/camera lùi, đèn phanh LED, gạt mưa… là trang bị tiêu chuẩn.

Với thiết kế mới, ngoại thất xe Mitsubishi Xpander 2020 mang đến sự trẻ trung hơn cho khách hàng và công nghệ đèn pha LED cũng đã kịp được áp dụng trên xe. Còn Rush, chiếc MPV lai SUV này vẫn đang nằm trong “vùng an toàn” với thiết kế không phá cách, đúng những gì mà Toyota vẫn theo đuổi từ trước.

Nội thất

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Khoang lái

Ở khu vực khoang lái, Mitsubishi Xpander 2020 được duy trì triết lý “Omotenashi” – lấy khách hàng làm trung tâm với cách bố trí khoa học mang đến sự thực dụng cần thiết cho chiếc xe.

Trung tâm bảng táp-lô, Mitsubishi Xpander 2020 đã thay thế màn hình 6,5 inch trước đây bằng màn 7 inch lớn hơn và hỗ trợ kết nối Apple CarPlay/Android Auto. Không còn sử dụng vân giả gỗ như trước, Xpander giờ đây thay bằng loạt vân carbon ở táp-lô, táp-li cửa mang đến phong cách mới.

Bệ điều khiển trung tâm, cụm điều hoà xe vẫn chưa được tinh chỉnh, nút xoay khá to. Tương tự là phanh tay trên Mitsubishi Xpander 2020 thực sự vẫn chưa khiến khách hàng hài lòng bởi thiết kế thô dù cần số xe được đánh giá bắt mắt.

Toyota Rush 2020 có khu vực táp-lô hoàn toàn bằng nhựa cứng và được xây dựng trên một mặt phẳng rất đơn giản. Trung tâm là màn hình giải trí chìm trong táp-lô có kích thước 7 inch.

Điểm cộng trên mẫu xe đa dụng lai SUV này đến từ cụm điều hoà thon gọn, phanh tay vừa vặn nhưng cần số lại chưa đảm bảo sự tinh tế như những gì đối thủ có được.

Ở khu vực này, điểm trừ của Xpander lại là điểm cộng của Rush nên người dùng sẽ có sẽ có những cảm nhận riêng biệt. Còn đội ngũ đánh giá chúng tôi cho rằng, lựa chọn bất cứ xe nào thì bạn cũng cần phải đánh đổi và chấp nhận để hài lòng với chính mình.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 về không gian ghế ngồi

Một điểm mà người dùng cần Mitsubishi Xpander 2020 cần có là ghế ngồi bọc da. Rất may, nguyện vọng này đã được đáp ứng ở bản nâng cấp, khách hàng sẽ không phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để khắc phục yếu điểm của xe như bản cũ.

Về độ rộng rãi, ở thời điểm hiện tại, Mitsubishi Xpander đang là chiếc xe có cách tối ưu không gian ghế tốt bậc nhất đang bán ở Việt Nam. Mọi vị trí trên xe đều thoải mái với khoảng sáng trần xe, khoảng để chân rộng rãi, đặc biệt là hàng cuối sẽ không có cảm giác chật chội.

Để làm được điều đó, hãng xe Nhật Bản đã phải hy sinh phần đầu xe ngắn lại, nhưng chiều dài cơ sở lại ấn tượng đến 2.775 mm và chiều dài tổng thể khoang nội thất đạt 2.840 mm.

Mitsubishi Xpander sử dụng ghế chỉnh tay hoàn toàn, hàng ghế thứ hai và thứ ba có khả năng gập lần lượt (60:40) và (50:50) mang đến nhiều cách bố trí không gian chứa đồ khu vực phía sau người lái.

Không gian ghế ngồi xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020.

Về độ thực dụng và rộng rãi, Toyota Rush cũng làm rất tốt ở vị trí hàng 3 nhưng để nói thoải mái thì chiếc xe này dường như chưa làm thoả mãn nhiều người. Đặc biệt, hàng ghế cuối của xe không thể gập phẳng với mặt sàn là một trong những yếu điểm mà Toyota cần thay đổi cho phiên bản sắp tới.

Chất liệu ghế Toyota Rush vẫn được bọc nỉ hoàn toàn và chỉnh cơ là điểm chung ở phân khúc xe đa dụng tại Việt Nam.

So sánh xe Mitsubishi Xpander Cross và Toyota Rush 2020 về vô-lăng

Bước sang phiên bản mới, vô-lăng trên Mitsubishi Xpander 2020 không thay đổi dạng 3 chấu bọc da và tích hợp nhiều phím bấm chức năng. So với bản cũ, không khó để nhận ra cụm đồng hồ trên Xpander đã được tinh chỉnh với khả năng hiển thị sắc nét hơn nhiều để lấy lòng khách Việt.

Vô-lăng xe Mitsubishi Xpander 2020 ấn tượng hơn Toyota Rush 2020.

Nhìn nhanh tay lái của Toyota Rush, có thể thấy thiết kế khá thô, dù sử dụng chất liệu da nhưng sự cao cấp là điều còn thiếu nếu so ngay với Xpander. Hệ thống nút bấm trên chiếc MPV này cũng khá đơn giản và đặc biệt không hề xuất hiện chế độ ga tự động, một yếu điểm mà Suzuki Ertiga, XL7 cũng đang gặp phải.

Cụm đồng hồ phía sau trên Toyota Rush là dạng đơn sắc, trung tâm với màn hình TFT nhỏ và 2 vòng tua máy cũng như vận tốc tương tự. Mọi chi tiết ở khu vực đối diện trực tiếp với tài xế trên Rush đều được thiết kế đơn giản, không được Toyota chăm chút quá nhiều.

Tiện nghi

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 về tiện nghi

Tiện nghi xe Mitsubishi Xpander 2020.

Với việc nâng đời màn hình lên 7 inch, có lẽ người dùng sẽ từ bỏ suy nghĩ đổi màn hình Android cho Mitsubishi Xpander 2020 như đời cũ. Xe có khả năng kết nối với điện thoại thông qua hệ điều hành Apple CarPlay & Android Auto, bên cạnh đó các kết nối khác như đài radio AM/FM/USB/Bluetooth… được duy trì.

Mitsubishi Xpander 2020 còn nhiều tiện nghi khác như điều hoà tự động 2 dàn lạnh, kính cửa 1 chạm, bệ tỳ tay kiêm hộp để đồ cỡ lớn.

Trang bị tiện nghi xe Toyota Rush 2020.

Toyota Rush 2020 đáp ứng những nhu cầu tiện nghi cơ bản của người dùng Việt Nam hiện nay. “Tiểu Fortuner” sở hữu hệ thống màn hình giải trí 7 inch kết hợp đầu DVD có khả năng kết nối Bluetooth/AUX/HDMI/USB… cùng đầu ra là hệ thống âm thanh 8 loa.

Bên cạnh đó, Toyota Rush còn một số tiện nghi khác bao gồm: Điều hoà tự động 2 dàn lạnh, nút bấm khởi động, kính cửa 1 chạm, vị trí USB sạc bố trí ở các hàng ghế…

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Công nghệ an toàn

Mitsubishi Xpander 2020 là chiếc xe đạt 4 sao về an toàn do tổ chức đánh giá xe ASEAN NCAP chứng nhận với các trang bị gồm:

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp BA

Hệ thống cân bằng điện tử ASC

Hệ thống khởi hành ngang dốc HSA

Hệ thống kiểm soát lực kéo TLC

Khoá cửa từ xa

Cảnh báo phanh khẩn cấp ESS

Chức năng chống trộm

Chìa khóa mã hóa chống trộm

Túi khí đôi…

Về an toàn, Toyota Rush 2020 nhỉnh hơn đối thủ khi xe đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của ASEAN NCAP, với các tính năng như sau:

Hệ thống phanh ABS

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Hệ thống cân bằng điện tử EBD

Cân bằng điện tử VSC

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS

Hỗ trợ khởi hành ngang dốc

Cảm biến/camera lùi

Hệ thống khung xe hấp thụ xung lực

6 túi khí…

Như vậy, khác biệt của Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush đến từ 2 và 6 túi khí an toàn.

Vận hành

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020: Động cơ

Động cơ xe Mitsubishi Xpander 2020 cùng dung tích với Toyota Rush.

Phiên bản nâng cấp nhẹ lần này, Mitsubishi Xpander vẫn đảm bảo khả năng vận hành như đã thể hiện từ trước với động cơ dung tích 1.5L, 4 xy-lanh, DOHC. Động cơ trên cho ra công suất tối đa 104 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 141 Nm tại 4.000 vòng/phút. Mẫu MPV gầm cao này sử dụng hộp số tự động 4 cấp và hệ dẫn động cầu trước FWD.

Tương tự đối thủ, Toyota Rush hiện hành được trang bị khối động cơ xăng dung tích 1.5L, 4 xy lanh cho công suất cực đại 102 mã lực và mô men xoắn tối đa 134 Nm. Khác với đối thủ Xpander, Rush sử dụng hệ dẫn động cầu sau để tăng khả năng vận hành, hộp số xe là tự động 4 cấp.

So sánh xe Mitsubishi Xpander 2020 và Toyota Rush 2020 về vận hành

Riêng Mitsubishi Xpander 2020 là mẫu xe duy nhất có khả năng giữ yên tĩnh ấn tượng nhất phân khúc nhờ sử dụng vật liệu cách âm ngay ở kính chắn gió. Nhờ vậy, những tác động tiếng ồn ở bên ngoài rất khó lọt hoàn toàn vào khoang cabin, từ đây sẽ mang đến sự thoải mái cho hành khách.

Không nhận bất cứ thay đổi hay tinh chỉnh ở động cơ nên Mitsubishi Xpander 2020 vẫn có khả năng vận hành giống bản tiền nhiệm. Điểm đáng chọn trên mẫu MPV này chính là khả năng vận hành trong đô thị bởi vô-lăng của xe được điều chỉnh linh hoạt, nhẹ nhàng phù hợp với đa số người dùng.

Dù có chở đủ tải thì Mitsubishi Xpander cũng không tỏ ra mình yếu với động cơ 1.5L có công suất chỉ 104 mã lực. Ngược lại, mẫu xe này vẫn rất linh hoạt, nhưng chưa mang đến cảm giác thú vị cho tài xế.

Lợi thế của chiếc MPV cực “hot” hiện nay còn đến từ khả năng xoay trở ở không gian hẹp với bán kính vòng quay tối thiểu thấp ở mức 5,2m. Để có được điều này, Mitsubishi đã phải thu ngắn nắp ca-pô lại nên cũng ảnh hưởng đến khả năng căn chỉnh của tài xế.

Mitsubishi Xpander thực dụng và vận hành tốt ở nội đô.

Ở bên kia đối diện, Toyota Rush là mẫu xe có thiên hướng SUV nên khi ngồi lên xe, tài xế sẽ cảm nhận được ngay tầm quan sát thoáng đãng.

Hầu hết các dòng xe đa dụng hiện nay đều ưu tiên khả năng vận hành trong đô thị nên Rush cũng không ngoại lệ với bán kính vòng quay tối thiểu 5,2m. Hơn nữa, phần vô-lăng trên chiếc xe này cũng mang đến trải nghiệm nhẹ nhàng khi bạn liên tục phải thay đổi cách vận hành, tốc độ trong cung đường đông đúc.

Toyota Rush 2020 vận hành tốt ở nhiều cung đường.

Ở trải nghiệm ở tốc độ cao, Toyota Rush 2020 mang đến cảm giác lái tốt hơn Xpander, chiếc xe này mang đến khả năng vận hành chắc tay. Cách vận hành trên chiếc MPV này khá giống với nhiều mẫu SUV tại nước ta.

Điểm mạnh của Toyota Rush còn đến từ hệ dẫn động cầu sau mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi gặp phải những cung đường khó. Lúc này, bánh trước sẽ đảm nhận công việc đánh lái còn bánh sau phụ trách truyền tải sức kéo giúp xe trở nên ổn định hơn. Cùng với đó, với khoảng sáng gầm đến 220 mm thì rõ ràng chiếc Rush vượt trội hơn đối thủ.

Nhìn chung, Toyota Rush sẽ mang đến cảm giác lái tốt ở nhiều cung đường còn Mitsubishi Xpander là chiếc MPV thực dụng và phù hợp hơn khi vận hành ở đô thị.

Mitsubishi Xpander Và Toyota Rush: Có Cân Tài Cân Sức?

MITSUBISHI XPANDER – TOYOTA RUSH: CẶP ĐỐI THỦ MỚI TẠI VIỆT NAM

Vào khoảng nửa cuối năm ngoái, sự xuất hiện của Mitsubishi Xpander đã khiến phân khúc MPV 7 chỗ tăng nhiệt. Xpander đang là cái tên được nhiều khách hàng Việt trông đợi từ khi xe mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam bởi thiết kế táo bạo và mạnh mẽ so với phân khúc MPV nói chung, vốn bao gồm những chiếc xe đề cao công năng hơn thiết kế.

Mitsubishi Xpander và Toyota Rush: Kẻ tám lạng người nửa cân.

Với điểm tựa là mẫu xe có doanh số bán ra tốt nhất của Mitsubishi tại thị trường Đông Nam Á, nên cũng dễ hiểu vì sao Mitsubishi Xpander lại vượt mặt các đàn anh trong thế hệ Mitsubishi khi nhận được số lượng đơn đặt hàng ký chờ rất lớn tại thị trường xe Việt.

Tuy nhiên, không dễ gì mà Toyota lại nhường trọn “miếng bánh béo bở” này cho Mitsubishi, sau Mitsubishi Xpander thì Toyota Rush và Toyota Avanza là gương mặt thứ hai đại diện của phân khúc xe hoàn toàn mới là Crossover-MPV tại Việt Nam.

Đây là dòng xe kết hợp được ưu điểm gầm cao có thể phù hợp cho nhiều loại đường sá phức tạp như tại Việt Nam và khả năng chở 7 người rất cần thiết và tiện dụng của xe MPV thay vì chỉ 5 người như các mẫu xe Crossover thông thường.

Mitsubishi Xpander Toyota Rush

Vậy Xpander và Rush – cặp đôi tưởng chừng là “kỳ phùng địch thủ” với những ưu thế riêng, đâu là cái tên cái tên nổi trội hơn và có tiềm năng trở thành “ông vua” thống lĩnh phân khúc xe 7 chỗ?

Bài viết ngày hôm nay sẽ so sánh kỹ lưỡng Toyota Rush và Mitsubishi Xpander cả về giá bán, thiết kế, thông số, trang bị lẫn trải nghiệm lái. Những thông số trực quan sẽ được chia sẻ trong khuôn khổ bài viết để mang đến lời kến luật công bằng nhất về 2 mẫu xe trên.

TOYOTA RUSH ‘HỤT HƠI’ KHI ĐUA DOANH SỐ VÀ GIÁ BÁN VỚI XPANDER

Trong cuộc đua doanh số từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019, Xpander dường như chiếm ưu thế so với đối thủ cùng mâm Rush và Avanza của nhà Toyota, cụ thể:

– Sau 6 tháng bán ra thị trường, doanh số của Xpander là 4.128 xe, còn doanh số của Rush là 1.619 xe và Avanza là 619 xe, tức chỉ bằng một nửa của Xpander. Biểu đồ doanh số theo tháng cho thấy, hầu hết các tháng số xe tới tay khách hàng của Xpander đều cao hơn các đối thủ.

So sánh doanh số và giá bán Mitsubishi Xpander và Toyota Rush.

– Xpander tỏ ra vượt trội hai đối thủ về khả năng tiếp cận khách hàng nhờ thiết kế mới lạ, không gian khá rộng rãi và mức giá vừa phải.

– Hiện tại Mitsubishi Xpander đang có giá bán 620 triệu đồng cho bản số tự động (4 cấp) và 550 triệu cho bản số sàn (5 cấp). Còn Toyota Rush chỉ có duy nhất một phiên bản số tự động với giá 668 triệu. Có thể thấy mức chênh lệch giữa Rush và Xpander ở hai phiên bản tương đồng là 48 triệu đồng.

– Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng mức giá cùng gu ưa thích sự mới lạ của nhóm khách hàng trẻ ở phân khúc này đang khiến Rush gặp khó khăn.

So sánh thông số xe Mitsubishi Xpander và Toyota Rush.(Nguồn: VnExpress)

SO SÁNH NGOẠI THẤT CỦA MITSUBISHI XPANDER VÀ TOYOTA RUSH

Cả hai mẫu xe này đều nhập khẩu từ thị trường Indonesia. Thiết kế của Rush vẫn giữ kiểu đặt đèn pha ở cao, còn Xpander đặt đèn pha xuống thấp. Cả Rush và Xpander đều có đèn LED định vị ban ngày, đèn sương mù halogen và đèn hậu LED.

Mitsubishi Xpander có kích thước tổng thể (dài x rộng x cao, mm) lần lượt là 4.475 x 1.750 x 1.695 mm, chiều dài cơ sở 2.775 mm. Cạnh tranh với đối thủ Xpander, Rush có kích thước khá nhỏ nhắn với chiều dài chỉ 4.435mm, rộng 1.695mm, cao 1.705mm và trục cơ sở dài 2.695mm.

Chi tiết tạo điểm nhấn cho Xpander là một đường rãnh bắt đầu từ dưới gương và chạy dọc thân xe, “xuyên” qua tay nắm cửa và kết thúc ở cụm đèn hậu. Đây là chi tiết mang lại sự tươi mới và chất khác biệt cho Xpander. Chi tiết này kết hợp với đường gờ ở phần dưới thân xe tạo nên một vòng lặp hoàn hảo, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.

Ngoài ra, xe còn có khung kính tương đối lớn với cột D được sơn đen ở giữa, giúp tạo ra ấn tượng như nóc xe treo lơ lửng giữa không trung. Chi tiết này mang hơi hướng kiểu thiết kế Floating Roof mà Land Rover là hãng áp dụng đầu tiên.

So với đối thủ Xpander thì Rush có vẻ kém nổi trội hơn ở ngoại hình khi chiếc xe này vẫn mang đậm các đường nét của người anh Toyota Fortuner. Điểm nổi bật nhất ở Toyota Rush có lẽ là ở thiết kế đầu xe dựa vào nền tảng ngôn ngữ ngôn ngữ Keen Look hiện tại của Toyota.

SO SÁNH NỘI THẤT CỦA MITSUBISHI XPANDER VÀ TOYOTA RUSH

Nội thất bên trong Mitsubishi Xpander sử dụng tông màu sáng làm chủ đạo, cho cảm giác rộng rãi hơn. Toyota Rush thì sử dụng tông màu tối, tạo cảm giác thể thao. Cabin của Xpander bố trí nhiều ngăn chứa đồ hơn Rush.

Cả hai xe đều trang bị khởi động nút bấm, chìa khóa thông minh, gương chỉnh điện. Đồng hồ dạng analog đôi đi kèm một màn hình đa thông tin ở chính giữa.

Toyota Rush thiếu tính năng ra lệnh giọng nói và ga tự động Cruise Control như Mitsubishi Xpander. Bên cạnh đó cần số của Mitsubishi Xpander cũng đẹp và chắc chắn hơn đối thủ.

Về thiết kế ghế ngồi, Mitsubishi lại thể hiện ưu thế vượt trội hơn đối thủ khi hàng ghế thứ 2 của Mitsubishi Xpander có tựa tay chính giữa và 4 cửa gió điều hòa, trong khi Toyota Rush không có tựa tay và chỉ có 3 cửa gió điều hòa. Hàng ghế 3 của hai mẫu xe đều có sẵn một cổng sạc 12V và ghế ngồi đều được bọc nỉ.

ĐỘNG CƠ – VẬN HÀNH CỦA MITSUBISHI XPANDER VÀ TOYOTA RUSH

Mitsubishi Xpander 2019 sử dụng động cơ MIVEC 1.5L, 4 xy-lanh, DOHC, cho công suất cực đại 104 mã lực ở 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn tối 141Nm tại 4.000 vòng/phút, kết hợp hộp số tự động 4 cấp và hệ dẫn động cầu trước.

Trong khi đó, Toyota Rush được trang bị động cơ 2NR-VE 4 xy-lanh, dung tích 1.5L, sản sinh công suất tối đa 102 mã lực tại 6.300 vòng/phút và lực mô-men xoắn cực đại 134Nm tại 4.200 vòng/phút, kết hợp với hộp số tự động 4 cấp và hệ dẫn động cầu sau.

Bộ động cơ dưới nắp capo của Xpander và Rush đều rất ấn tượng

Những thông số trên có sự khác biệt không lớn, tuy nhiên Mitsubishi Xpander vẫn trội hơn 1 chút. Cụ thể, trên giấy tờ, Xpander mạnh hơn 2 mã lực và công suất tối đa này đến sớm hơn so với Rush (104 mã lực tại 6.000 vòng/phút so với 102 mã lực tại 6.300 vòng/phút). Và ngoài ra, cỗ máy 1.5L của Xpander sản sinh nhiều hơn 7Nm ở vòng tua sớm hơn 200 vòng/phút.

Khối động cơ của Xpander và Rush

Nhưng đáng kể nhất có lẽ là ở độ êm ái của 2 khối động cơ này khi độ ồn trung bình của Xpander khi nổ cầm chừng là 55.9 dBA, còn Rush là 62.2 dBA. Như vậy, động cơ chiếc Xpander êm ái hơn về mặt tiếng ồn. Ngoài ra, khi chạm tay vào nắp capô, khối động cơ của Xpander cũng tạo ra ít rung động hơn so với người bạn Rush.

Tuy nhiên, động cơ Rush đã “gỡ điểm” bằng việc được trang bị thêm hệ thống biến thiên thời điểm mở (Variable Valve Timing) ở cả trục cam nạp lẫn cam xả.

Khi tiến hành chạy thử, với đủ 7 người và vận hành ở điều kiện đường xá thông thường thì cả 2 mẫu xe Rush và Xpander đều không tỏ ra đuối. Đạp thử 80 km/h, 100 km/h, rồi 120 km/h, cả Rush và Xpander đều có thể đáp ứng. Dĩ nhiên, một chiếc xe 7 chỗ, dùng động cơ 1.5L và có khối lượng xe 1.290kg (Rush), 1.240kg (Xpander), thời gian để đạt được những mốc tốc độ trên là không ngắn.

Nếu so sánh thì Xpander có tự trọng nhẹ hơn Rush 50kg nhưng Rush lại có động cơ có công nghệ van biến thiên kép tiên tiến nhất của hãng là Dual VVT-i, giúp tăng tốc tốt khi thốc ga.

TRANG BỊ AN TOÀN CỦA MITSUBISHI XPANDER & TOYOTA RUSH

Toyota và Mitsubishi đều là 2 thương hiệu đến từ Nhật Bản, do đó tiêu chí đảm bảo an toàn cho hành khách luôn được đặt lên hàng đầu. Cụ thể cả 2 mẫu xe cùng được trang bị những tính năng an toàn tiêu chuẩn như: phân phối lực phanh điện tử EBD, chống bó cứng phanh ABS, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc.

Đặc biệt, cả 2 mẫu xe đều đạt tiêu chuẩn an toàn từ Tổ chức đánh giá xe mới của khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP)

TRẢI NGHIỆM LÁI KHÁC BIỆT GIỮA MITSUBISHI XPANDER VÀ TOYOTA RUSH

Chưa cần phải mạnh chân ga, ta đã thấy khả năng cách âm của chiếc Xpander vượt trội hơn hẳn. Hộp số của Xpander cũng thông minh hơn và có các bước số được cân chỉnh tốt hơn Rush. Cụ thể, Cụ thể, khi vừa đề pa, người lái sẽ có cảm giác chiếc Xpander tăng tốc mượt mà và chuyển số êm ái hơn, trong khi chiếc Rush phải đợi một lúc thì mới chuyển số.

Cả Toyota Rush và Mitsubishi Xpander đều là những mẫu xe thực sự đáng giá. Nhưng nếu bạn thường xuyên chở 7 người thì Xpander sẽ là lựa chọn tốt hơn bởi vẻ ngoài cực kì hầm hố kết hợp cùng sự mạnh mẽ đến từ khối động cơ, đi kèm giá bán khởi điểm với bản số sàn chỉ có 550 triệu (khách hàng kinh doanh cũng có thể chọn mẫu xe này).

Cả Mitsubishi Xpander và Toyota Rush đều là những mẫu xe thực sự đáng giá, và đều mang đến cảm giác lái rất khác biệt.

Còn với Rush, đây là một mẫu xe crossover đô thị khá tốt dành cho những ai yêu thích thương hiệu Toyota và ít khi chở nhiều người.

So Sánh Xe Toyota Rush Và Mitsubishi Xpander Cross Và Hyundai Kona

Rõ ràng, Toyota Rush, Mitsubishi Xpander Cross và Hyundai Kona không có cùng mức giá, phân khúc và kích thước. Nhưng các nhà sản xuất ô tô đã đưa vào một số tính năng và lợi ích nhất định để chúng thướng đến chung một đối tượng khách hàng.

Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Giaxenhap sẽ so sánh Toyota Rush và Mitsubishi Xpander Cross và Hyundai Kona để tìm ra đâu là chiếc xe vượt trội và đáng để sở hữu hơn cả.

Trong khi Hyundai Kona hướng đến đối tượng khách hàng là những gia đình trẻ muốn sở hữu một chiếc SUV 5 chỗ có thiết kế phong cách, hiện đại, dễ dàng chi chuyển linh hoạt trong đô thị thì Toyota Rush và Xpander Cross với kích thước lớn hơn và 7 chỗ ngồi lại hướng đến những khách hàng cần nhiều không gian hơn nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu.

Về mua xe trả góp, hiện tại, cả Toyota Rush, Mitsubishi Xpander Cross và Hyundai Kona đều có thể vay đến 80% giá trị xe, các bạn có thể tham khảo qua bài viết:

So sánh về công nghệ và tiện nghi

Ở tiêu chí so sánh này, các tiên nghi trên cả 3 mẫu xe kể trên đều tương đồng nhau. Có nghĩa là, chúng đều đạt tiêu chuẩn với: màn hình thông tin giải trí dạng cảm ứng, tương thích Apple CarPlay và Android Auto, hệ thống loa âm thanh chất lượng cao…

Tuy nhiên, nếu suy xét sâu xa hơn, hệ thống giải trí với màn hình kích thước 8 inch của Hyundai Kona được đánh giá cao hơn các đối thủ 1 chút khi nó có đồ họa đẹp mắt, độ phân giải cao và các menu cũng như các phím điều hướng được thể hiện trực quan, dễ dàng sử dụng.

Thông số kỹ thuật về an toàn của cả 3 chiếc xe này khá giống nhau. Chúng đều được trang bị: hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD, hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp BA, túi khí kép cho người lái và hành khách ngồi phía trước, camera lùi, cảm biến hỗ trợ đỗ xe, dây đai an toàn 3 điểm cho người lái và tất cả hành khách…

Khác biệt đáng kể nhất là mọi phiên bản xe Hyundai Kona mới đều sở hữu tính năng cảnh báo điểm mù, trong khi Rush và Xpander Cross thì không.

Những thông số trên cho thấy rằng, động cơ của Hyundai Kona là mạnh mẽ nhất với khả năng sản sinh công suất cực đại 177 mã lực và mô-men xoắn cực đại 265Nm. Kết hợp với động cơ này là hộp số ly hợp kép 7 cấp, truyền sức mạnh đến các bánh trước.

Về phía 2 đối thủ còn lại, sức mạnh mà động cơ của chúng tạo ra không chênh lệch nhiều. Khác biệt rõ ràng nhất là Toyota trang bị Rush hệ dẫn động cầu sau, trong khi đó Xpander Cross là hệ dẫn động cầu trước.

Về mặt xử lý, Hyundai Kona không mang đến cảm giác như một chiếc xe lớn mà nó giống như một chiếc hatchback thể thao. Tuy nhiên, sức mạnh của nó hoàn toàn đủ để vượt qua mọi điều kiện giao thông ở Việt Nam. Ở những con đường gập ghềnh hay gờ giảm tốc, hệ thống treo của Hyundai Kona Turbo 1.6 7AT thực hiện khá tốt công việc của nó khi giữ độ ổn định thân xe ở mức tốt nhất. Trong khi đó, những ổ gà nhỏ hơn không thể làm khó chiếc xe này.

Về phía 2 đối thủ, Toyota Rush và Xpander Cross, động cơ của chúng cung cấp sức mạnh tương đương nhau, cùng được kết hợp với hộp số tự động 4 cấp. Tuy nhiên, với việc sử dụng hệ dẫn động cầu sau, chiếc MPV của Toyota cho khả năng xử lý ấn tượng hơn, giống như một chiếc SUV cao cấp.

So sánh về độ tiêu thụ nhiên liệu

Những chiếc xe của Mitsubishi chưa bao giờ làm người dùng thất vọng và đại diện Xpander Cross trong cuộc đối đầu giữa bộ 3 này một lần nữa giúp thương hiệu đến từ Nhật Bản chứng minh điều đó. Với việc chỉ sử dụng động cơ 1.5L MIVEC, kết hợp với hộp số tự động 4 cấp, chiếc MPV này chỉ tiêu thụ 6.1L/100km ở đường hỗn hợp

Với kích dài x rộng x cao lần lượt là 4.165 x 1.800 x 1.565mm và với định dạng 5 chỗ ngồi, Hyundai Kona có cabin rộng rãi ở cả 2 hàng ghế. Đáng chú ý, hàng ghế trước có thể điều chỉnh các hướng cũng như độ cao để người điều khiển dễ dàng tìm được vị trí lái phù hợp. Hàng ghế thứ 2 được phân chia theo tỷ lệ 60/40 với lưng ghế có thể ngả ra sau hoặc gập lại để tăng thêm dung tích khoang chứa đồ.

Toyota Rush và Xpander Cross đều có 3 hàng ghế cho 7 hành khách. Trong khi chiếc xe đến từ Toyota có ghế ngồi bọc nỉ thì ghế ngồi trên chiếc xe của Mitsubishi được bọc da mềm mại. Dù là tùy chọn nào thì chúng cũng cung cấp sự hỗ trợ tốt với điều chỉnh trượt và ngả ra sau, ghế lái có thêm khả năng điều chỉnh độ cao.

Tương tự như Kona, hàng ghế thứ 2 của Rush và Xpander được chia theo tỷ lệ 60/40 và ở hàng ghế thứ 3 là 50/50. Không gian hàng ghế thứ 3 của 2 chiếc xe này có thể rộng rãi hơn so với một số chiếc SUV 7 chỗ, nhưng nó vẫn là chật chội với những hành khách cao lớn. Vì vậy, chỗ ngồi này là lý tưởng nhất với những hành khách có chiều cao trung bình khoảng 1m60 trở xuống.

Toyota Rush ra mắt thị trường với tư cách là một chiếc SUV ở phân khúc hạng B, trong khi Hyundai Kona thuộc phân khúc SUV hạng A còn Xpander Cross lại thuộc phân khúc MPV 7 chỗ hạng A. Tuy nhiên, khi xét về kích thước, 2 chiếc xe đến từ Nhật Bản khá tương đồng nhau, trong khi Kona là nhỏ gọn hơn cả. Đó cũng là lý do nó chỉ có 5 chỗ ngồi, thay vì 7 chỗ ngồi như 2 đối thủ còn lại.

Xét về thiết kế ngoại thất, Kona là chiếc xe nổi bật nhất với thiết kế trẻ trung, hiện đại và năng động, góp phần không nhỏ nâng tầm chiếc xe này tiến gần hơn với phân khúc cao cấp.

Xét về tiện nghi ngoại thất, cả 3 chiếc xe này đều được trang bị đèn pha công nghệ LED cho khả năng chiếu sáng tối ưu, đèn chạy ban ngày, đèn sương mù, gương chiếu hậu chỉnh/gập điện và tích hợp đèn báo rẽ…

Như Giaxenhap đã đề cập ở trên, cuộc đối đầu này ngay từ đầu đã không cân sức bởi lẽ chúng không có cùng mức giá, phân khúc và kích thước. Do đó, lựa chọn mẫu xe nào là tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của người mua.

Tìm hiểu thêm: