Đánh Giá Xe Xpander 2019 Số Sàn / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

550 Triệu, Mua Xpander Số Sàn Hay Ecosport Số Sàn?

– Ecosport Ambiente MT có giá 545 triệu – giá giảm 533 triệu

– Xpander 1.5L MT có giá 550 triệu

Rõ ràng, mức giá này đang rất vừa tầm với đông đảo khách hàng Việt. Trong đó có cả khách hàng mua xe chạy dịch vụ hoặc mua xe phục vụ cá nhân, gia đình, công ty, cơ quan nhà nước,…

Về kích thước, Ecosport có phần thua thiệt đối thủ. Tuy nhiên, sự thua thiệt đó cũng có thể chuyển thành lợi thế khi Ecosport chủ yếu di chuyển ở đường đô thị chật hẹp. Cụ thể, Ecosport có chiều dài cơ sở 2519 mm, các chiều dài, rộng, cao là 4325 x 1765 x 1656 mm. Còn ở bên kia, Xpander số sàn có chiều dài cơ sở 2775 mm, các chiều dài, rộng, cao là 4475 x 1750 x 1700 mm.

Về thiết kế, Ecosport số sàn không được đánh giá cao lắm. Nhưng Xpander cũng chẳng khá hơn là bao. Bởi lẻ cả 2 phiên bản này đều hướng đến sự đơn giản, thực dụng là chủ yếu. Cả 2 đều có cụm đèn trước kiểu halogen. Tuy nhiên, Xpander có thêm dải LED chạy ban ngày, tăng thêm vẻ sắc sảo, tinh tế cho xe. Cùng với đó, 2 chiếc số sàn này còn có thêm đèn sương mù.

Thiết kế không sắc sảo, cuốn hút nhưng Ecosport Ambiente số sàn thực dụng hơn đối thủ rất nhiều. Tay lái của phiên bản này có nút bấm điều chỉnh âm thanh, còn Xpander thì không. Xe có hệ thống điều khiển bằng giọng nói, trong khi Xpander chẳng có gì.

Tuy nhiên, ở 1 vài trang bị khác như hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh thì 2 phiên bản này khá giống nhau như điều hòa chỉnh tay, ghế bọc nỉ, hệ thống âm thanh 4 loa,…

Mặc dù Xpander có 7 chỗ ngồi nhưng lại sử dụng khối động cơ có công suất khá thấp. Công suất của chiếc xe này chỉ đạt 104 mã lực, 141 Nm và hộp số sàn 5 cấp. Trong khi đó, động cơ của Ecosport có công suất 120 mã lực, mô men xoắn 170Nm và hộp số sàn 6 cấp.

Như vậy, rõ ràng là Ecosport Ambiente số sàn có nhiều lợi thế hơn đối thủ Xpander. Tuy nhiên, mẫu xe của Mitsubishi có 7 chỗ ngồi. Điều đó phần nào khỏa lấp các nhược điểm của xe khi đối đầu với Ecosport.

2018 Mitsubishi Xpander Chọn Số Sàn Mt Hay Tự Động At ?

2018 Mitsubishi Xpander 1.5 Lít bản số sàn MT nhập từ Indonesia có giá 550 triệu

Với việc chốt giảm 30 triệu cho phiên bản Xpander AT (tự động), cho thấy Mitsubishi đã có một bước đi chiến lược tạo cho chiếc Xpander mới thêm sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng trước thời điểm các đối thủ trực tiếp cùng phân khúc là Toyota Rush và Avanza sẽ ra mắt vào ngày 25 tháng 9 tới.

Hiện tại thị trường Việt Nam, Mitsubishi Xpander đang trong tình trạng “sốt” hàng. Theo Mitsubishi, thời gian từ lúc đặt hàng cho tới khi nhận xe kéo dài khoảng 2-3 tháng do bản thân mẫu xe này ở ngay “quê nhà” Indonesia cũng đang rất hot.

Tìm hiểu kỹ hơn chút có thể thấy độ “hot” của Xpander trên thị trường là do 2 yếu tố chính: một là nhu cầu về dòng xe gia đình 7 chỗ ngày càng tăng và yếu tố thứ 2 hấp dẫn hơn, đó là mức giá 550 triệu (bản MT) và 620 triệu (bản AT) của Mitsubishi Xpander đang là mức thấp nhất trong các dòng xe gia đình 7 chỗ trên thị trường hiện nay.

Nội thất 3 hàng ghế: hàng ghế giữa điều chỉnh tiến lùi được

Có nhiều phàn nàn về trang thiết bị có phần nghèo nàn của Xpander, nhất là khi bước vào bên trong bản Xpander MT (số sàn). Tuy nhiên, việc mua xe thông thường lại phụ thuộc nhiều vào nhu cầu, mục đích thật và quan trọng nhất là khả năng túi tiền của người mua.

Xpander là dòng xe MPV 7 chỗ dành cho các gia đình trẻ hoặc cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy tính tiện dụng và hiệu quả là được đặt lên hàng đầu. Với mức giá 550 triệu của bản MT, bạn đã tiết kiệm được 70 triệu so với bản AT, một số tiền rất đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình lần đầu mua xe khi tài chính còn hạn hẹp.

2018 Mitsubishi Xpander 1.5 Lít bản MT: Cabin đơn giản hoá nhất có thể

Như vậy, tiết kiệm 70 triệu cho bản MT, hay bỏ thêm 70 triệu cho bản AT hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích THẬT của bạn khi mua xe, chứ không nên phụ thuộc vào những tính năng của chiếc xe mà bạn thực sự không cần đến.

Đầu tiên phải nói đến là nội thất bản MT đúng là không cầu kỳ, không khoa trương, không màn hình hiển thị, không có các nút chức năng trên vô lăng như nút chỉnh âm thanh, đàm thoại rảnh tay và Cruise Control. Trên thực tế, có khá nhiều người rất ít sử dụng những chức năng này khi lái xe, nên với họ, việc có hay không có những nút này trên vô lăng cũng thực sự không quan trọng lắm.

Thứ hai, so với bản AT, bản MT thiếu các trang thiết bị thông tin giải trí như đầu DVD với màn hình cảm ứng và nhất là Camera lùi. Ngày nay việc xem phim HD chủ yếu thông qua Wifi hay cổng USB, nên việc trang bị đầu DVD có thể nói là không cần thiết. Còn nếu camera lùi là quan trọng với bạn thì việc để có một bộ camera lùi chất lượng tốt hiện nay trên thị trường cũng khá dễ dàng và thuận tiện với mức giá chỉ khoảng 7-8 triệu đồng/bộ bao gồm cả màn hình.

Một điểm thiếu nữa ở bản MT là không có nút khởi động máy, mà phải khởi động bằng xoay khoá điện. Nếu bạn thấy tất cả những tính năng nêu ở trên thực sự là không cần thiết đối với bạn thì bạn đã tiết kiệm được 70 triệu để dùng vào việc khác của mình rồi đấy.

Đuôi xe với khối đèn hậu chữ L với các gân ngang cứng cáp

Vậy, bù lại, những điểm ưu của bản MT so với bản AT là gì ?

Đó chính là cảm giác lái. Bản số sàn MT cho cảm nhận về độ nhạy khi tăng tốc tốt hơn bản AT, do đặc tính vào số tức thời của số sàn, qua đó giúp bạn tự tin hơn khi vượt các xe khác trên đường cao tốc. Đặc biệt khi chạy đường dài, theo lý thuyết, bản MT với hộp số 5 cấp chắc chắn sẽ có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn bản AT tự động với hộp số 4 cấp.

Ngôn ngữ thiết kế “Dynamic Shield” mạnh mẽ, hiện đại

Còn lại những chi tiết khác về nội ngoại thất, tính năng an toàn, mâm vành, đèn… của phiên bản MT cũng tương tự như bản AT. Cụ thể:

Ngoại thất

Cùng tạo ấn tượng mạnh mẽ, hiện đại qua những đường nét, hình khối ở phần đầu và đuôi xe theo ngôn ngữ thiết kế “Dynamic Shield” đặc trưng của Mitsubishi. Là chiếc MPV 7 chỗ gia đình nhưng Xpander lại được thiết kế mang vóc dáng của một chiếc Crossover.

Từ bên hông xe, người tiêu dùng đặc biệt phấn khích với đầu xe “Sư tử” gồm bộ 3 lá kim loại xếp chồng liền mạch, đèn LED ban ngày phía trên, cùng với cụm hốc đèn pha dưới tạo ra những những hình khối hầm hố cứng cáp. Chỉ mỗi điểm trừ của bản MT ở đây là thiếu đèn sương mù (bản AT thì có).

Lazang 16 inch, lốp 205/55R16 với “đầu sư tử”

Còn đuôi xe Mitsubishi Xpander 2018 thì nổi bật với cụm đèn hậu dạng chữ L đặc trưng, cánh hướng gió và đèn báo phanh trên cao dạng LED cùng với các đường chạy ngang khoẻ khoắn và cuốn hút khi nhìn từ phía sau chiếc xe.

Nội thất

Như đã trình bày ở trên, các tiện nghi trên Mitsubishi Xpander 2018 bản MT chỉ ở mức cơ bản, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của người dùng.

Với chiều dài cơ sở 2775 mm, chiếc xe MPV 7 chỗ Xpander 2018 khá rộng rãi, đặc biệt hàng ghế thứ 2 có thể tiến lên lùi xuống đảm bảo sự thoải mái cho mọi người ngồi ở cả 3 hàng ghế.

Nội thất sử dụng vật liệu ốp nhựa giả da và chất liệu nỉ cho ghế với hai tông màu Be và Đen kết hợp với đường viền bạc tạo sự sang trọng. Trong khi ngoại thất theo ngôn ngữ “Dynamic Shield” mạnh mẽ, năng động thì nội thất Xpander lại theo ngôn ngữ “Omotenashi” tiện ích, tiện nghi và tiện dụng như: các ngăn để đồ lớn – nhỏ, 16 vị trí để chai nước trong các khung cửa, tay vịn, hộp đựng ở giữa và trước, các khay chứa đa năng, ngăn đựng đồ dưới sàn, khay chứa đồ dưới ghế, túi sau ghế nhiều ngăn, khe chứa phụ, ngăn chứa để trên cửa, khe chứa đồ trên tay vịn, hộp đựng vật dụng trung tâm, v.v…

Ngoài ra, hàng ghế thứ 2 và thứ 3 trên bản MT cũng như bản AT có thể gập (60:40) và (50:50) tạo ra không gian rộng lớn chứa các vật như túi golf, thảm sàn, lều trại,…

Hệ thống điều hòa chỉ có loại chỉnh tay cơ học ở cả hai phiên bản. Xe có các cửa gió thông đến hàng ghế sau, đảm bảo không gian mát mẻ cho tất cả hành khách trong xe.

Nội thất rộng rãi với nhiều hộc, ngăn chứa đồ Về độ cách âm

Lên đường cao tốc và chạy 100 km/h, bản MT cũng như bản AT có độ cách âm khá tốt nhờ được tăng cường các vật liệu cách âm, các lớp hấp thụ tiếng ồn xung quanh xe và kính chắn gió trước cũng dày hơn, là 4 mm, nên tiếng ồn, tiếng gió bên ngoài lọt vào ít hơn, tạo được một không gian trong xe khá yên tĩnh kể cả khi xe chạy tốc độ cao trên đường cao tốc.

Chỉ có điều là chất lượng dàn âm thanh chưa thực sự ấn tượng, nhưng với một chiếc xe gia đình rộng rãi 7 chỗ có giá 550 triệu, mức giá thấp nhất trong các dòng xe gia đình 7 chỗ trên thị trường hiện nay, thì dàn loa và âm thanh như vậy là tạm ổn.

Xpander khá ổn định, vững chắc khi chạy tốc độ cao Vận hành

Cũng như bản AT, bản MT cũng được thiết kế như một chiếc địa hình Crossover với khoảng sáng gầm xe lên đến 205 mm và hệ thống treo trước/ sau dạng MacPherson lò xo cuộn/ thanh xoắn. Khi thử nghiệm chạy trên đường cao tốc với nhiều mấp mô, không bằng phẳng, Xpander khá ổn định, vững chắc khi vào cua hoặc di chuyển ở tốc độ cao. Đó là nhờ khung xe RISE chắc chắn và bộ mâm 16 inch với cỡ lốp 205/55R16 hấp thụ xung lực mặt đường tốt là ưu điểm dễ thấy ở mẫu xe mới của Mitsubishi.

Động cơ 1.5 lít, công suất 103 mã lực, đủ mạnh cho các nhu cầu đi lại của một gia đình. Với những ai thích cảm giác mạnh, tăng tốc nhanh, thích chế độ lái Sport (thể thao) thì Xpander không phải là dòng xe phù hợp để lựa chọn.

Xpander 2018 tiêu thụ trung bình 6.2 lít xăng/100 km đường kết hợp, sử dụng trợ lực tay lái điện cho cảm giác lái nhẹ và dễ dàng trong phố nội đô. Một điều đặc biệt nữa ở Xpander là tỷ số giữa công suất và trọng lượng (PS/tấn) hiện là lớn nhất trong các dòng xe MPV 7 chỗ, đạt chỉ số 85 (các dòng MPV nói chung là vào khoảng từ 79 – 81). Điều này cho phép khả năng chịu tải của Xpander khi tăng số người trên xe lên đến 7 người thì xe vận hành vẫn “khoẻ” như khi chở 1-2 người.

An toàn

Về an toàn, Xpander MT cũng chỉ trang bị đủ các tính năng an toàn tiêu chuẩn cơ bản như 2 túi khí cho hàng ghế trước, hệ thống căng đai tự động, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp ESS, cân bằng điện tử ASC, khởi hành ngang dốc HAS. Xpander được xếp hạng an toàn 4 sao theo tiêu chuẩn ASEAN CAP.

Kết luận

Vậy với một chiếc xe gia đình MPV 7 chỗ có ngoại hình bắt mắt bởi thiết kế “Dynamic Shield” mạnh mẽ ấn tượng, có không gian nội thất “Omotenashi” rộng rãi tiện dụng, có tính năng êm ái khi vận hành và tiết kiệm nhiên liệu.. và nhất là có mức giá 550 triệu vô cùng hấp dẫn, thì tình trạng “sốt hàng” Mitsubishi Xpander là điều dễ hiểu, khi chính bản thân người tiêu dùng cũng cho rằng Xpander thực sự là lựa chọn phù hợp cho gia đình hay hiệu quả cho các mục đích kinh doanh dịch vụ khác.

Anh Tuấn

Đánh Giá Xe Toyota Vios E Số Sàn

Toyota Vios E số sàn thế hệ mới đã có những bước chuyển mình rất lớn khi mà xe được Toyota tập trung rất lớn cho không gian nội thất và tính năng an toàn của người lái và hành khách. Toyota Vios không chỉ là lựa chọn hàng đầu các đơn vị Taxi, vận tải hành khách mà đối với các khách hàng cá nhân cũng rất hợp lý khi xe được trang bị rất nhiều tính năng cao cấp.

Giá xe Toyota Vios E số sàn

Giá xe 2 phiên bản Vios số sàn 3 túi khí và 7 túi khí có sự chênh lệch nhẹ.

Có nên mua xe Toyota Vios làm kinh doanh Taxi, vận tải hành khách?

Nếu đem Vios số sàn ra so sánh với một loạt các mẫu xe số sàn có thể làm dịch vụ vận tải hiện nay nổi bật như: Hyundai Accent MT – 470 triệu, Hyundai I10 – 390, Hyundai Elantra sedan hạng C – 549, Kia Cerato sedan C – 530, Nissan Sunny – 448… thì gần như Vios E số sàn đang có mức giá niêm yết rất phù hợp. Vậy có nên mua xe Vios E số sàn khi mà giá xe đã giảm rất nhiều so với thời điểm trước đó?

Nên mua xe Toyota Vios E số sàn với những ưu điểm nổi bật so với các mẫu xe kể trên?

Được hành khách đánh giá rất cao: Các mẫu xe Vios luôn là lựa chọn hàng đầu của hành khách nếu muốn đi taxi, thuê làm vận tải.

Khả năng vận hành bền bỉ theo năm tháng, tuổi thọ động cơ và khung gầm rất cao: Giúp cho lái xe yên tâm vận hành mà không lo xe bị xuống cấp nhanh chóng.

Mặc dù là phân khúc sedan B nhưng kích thước của Vios cũng gần tiệm cận với những dòng sedan C, với không gian nội thất rộng, cốp lớn đủ chứa đồ cho hành khách trên xe.

Toyota Vios với khả năng siêu tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận hành thấp, ít hư hỏng vặt giúp lái xe tiết kiệm được một khoản rất lớn trong quá trình sử dụng lâu dài.

Giá trị mua đi bán lại của Vios E số sàn rất được giá, nó sẽ là một khoản lợi nhuận đáng kể sau khi thanh lý xe.

Xe Vios E số sàn với ngoại thất trẻ trung, sang trọng còn có thể sử dụng được trong các sự kiện lớn, cưới hỏi ..

Tiện nghi cao cấp: DVD, Ghế da, Camera lùi, gương gập điện, đèn sương mù …

Đánh giá sơ bộ Toyota Vios E về nội ngoại thất

Phần đầu xe khác với phiên bản Vios G, Vios E sử dụng hệ thống đèn pha Halogen phản xạ đa hướng, không được trang bị đèn LED ban ngày nhưng trên phiên bản thế hệ mới vẫn giữ đèn gầm và gương gập điện, tích hợp xi nhan.

Thân xe vẫn sở hữu kích thước y chang như 2 phiên bản Vios số tự động, Vios E số sàn sở hữu kích thước tổng thể với chiều dài x rộng x cao: 4425 x 1730 x 1475 mm.

Phần sau giống so với 2 phiên bản Vios E & G số tự động.

Vios E số sàn phiên bản nâng cấp sử dụng tông màu đen cho khoang cabin cùng các tính năng như DVD, ghế da

Đánh giá xe Toyota Vios E về tính năng vận hành

Vios E số sàn 6 cấp sử dụng động cơ 1.5l như trên phiên bản số tự động với công suất là 107 Ps, momen 140 Nm. Khả năng sang số êm ái và cách âm rất tốt trên phiên bản Vios số sàn thế hệ mới này.

Đánh giá xe Toyota Vios E về tính năng an toàn.

Tính năng an toàn của Vios E số sàn giống y chang so với 2 phiên bản E & G số tự động, Toyota Việt Nam đã đặt chuẩn mực cho các mẫu xe thế hệ mới với tính năng an toàn cao nhất.

Đánh giá xe Toyota Vios E khả năng tiêu hao nhiên liệu

Với động cơ dung tích 1.5l thì đây là mức tiêu hao nhiên liệu ấn tượng với 5.7l/ 100km cho đường hỗn hợp.

Xin chân thành cảm ơn quý khách!

Mitsubishi Xpander 2022 Phiên Bản Số Sàn: Giá Đã Hợp Lý, Còn Gì Để Chê?

Mitsubishi xpander chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua và ngay lập tức mẫu xe này nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, Mitsubishi Xpander được phân phối dưới dạng nhập khẩu với 2 phiên bản số tự động 4 cấp và số sàn 5 cấp.

Trong bài viết này, VietTimes sẽ gửi tới bạn đọc những đánh giá về Mitsubishi Xpander phiên bản số sàn 5 cấp, dựa trên những trải nghiệm thực tế của người viết.

Ngoại thất

Tất nhiên, thứ làm nên sự khác biệt và nổi bật cho Xpander không thể không nhắc tới chính là ngôn ngữ thiết kế mới Dynamic Shield của Mitsubishi đã rất thành công khi họ áp dụng cho 2 mẫu Outlander và Pajero Sport. Có thể nói đây là một trong những mẫu MPV 7 chỗ đẹp nhất thị trường ở thời điểm này.

Chúng tôi sẽ không đi sâu về thiết kế mà chỉ nói về những khác biệt so với phiên bản số tự động. Ở Xpander phiên bản số sàn, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số chi tiết trang bị đã bị lược bớt như các nan ốp crôm ở khu vực lưới tản nhiệt đã thay bằng ốp nhựa đen bóng, không có đèn sương mù, ốp cản trước sau và bên đều bằng nhựa đen thay vì tấm ốp mạ bạc giả kim loại.

Chưa hết, các chi tiết crôm ở ốp gương, đường viền cửa kính, tay nắm cửa cũng không xuất hiện trên phiên bản số sàn, thay vào đó là chung với màu sơn xe.

Rất may, cụm đèn hậu sở hữu công nghệ LED vẫn được giữ nguyên trên phiên bản này. Thiết kế la-zăng phay bóng cũng không thay đổi về kiểu dáng so với bản số tự động nhưng nhỏ hơn với kích thước 16 inch.

Phía sau, dù không nổi bật như ở phần đầu xe nhưng nó vẫn đánh giá là một thiết kế phù hợp với kiểu dáng của dòng xe MPV. Cụm đèn hậu LED chạy theo cả chiều ngang và dọc, hơi giống với Honda CR-V, ít nhiều tạo được ấn tượng cho người xem.

Nội thất

Bước vào bên trong, cảm quan của người viết về không gian của Xpander là sự rộng rãi nhờ sử dụng tông màu vàng be chủ đạo. Nhựa cứng vẫn chiếm số lượng lớn nhưng rõ ràng chất lượng chế tạo đã được cải thiện để bớt đi cảm giác rẻ tiền. Những điểm nhấn trang trí như đường giả chỉ khâu, viền mạ bạc hay ốp nhựa giả vân nhôm đều được người viết đánh giá cao.

Nội thất của Mitsubishi Xpander phiên bản số sàn dưới góc nhìn toàn cảnh 360 độ.

Về trang bị, Xpander phiên bản số sàn sẽ chỉ dừng lại ở mức cơ bản với hệ thống giải trí CD/MP3 cho chất lượng âm thanh ở mức trung bình, vô-lăng bọc nhựa không hề có một nút bấm nào, cụm đồng hồ bị lược bỏ đường viền crôm ở đồng hồ tốc tốc độ và vòng tua máy, màn hình đa thông tin chính giữa chỉ hiển thị dạng đơn sắc.

Hệ thống khởi động nút bấm, kiểm soát hành trình, khóa thông minh, gương gập điện, camera lùi cũng đã bị lược bỏ. Nắp đậy của hốc đựng đồ trung tâm hàng ghế trước thay vì dạng trượt như bản số tự động thì lại là dạng nắp đóng mở. Nắp đậy được gia công và gá lắp chưa cho thấy sự chắc chắn.

Ghế ngồi phía trước trên Xpander phiên bản số sàn là dạng nỉ, ghế chỉnh cơ được 4 hướng nhưng không có điều chỉnh độ cao của đệm ghế. Điều này khiến cho người lái có vóc dáng cao gặp chút khó khăn.

Một điểm nữa mà người viết chưa thât sự hài lòng chính là phanh tay quá to làm mất cân đối với thiết kế khoang lái đang hướng tới sự gọn gàng. Ngay cả phiên bản số tự động cũng vậy, nên ở hạng mục này 2 phiên bản là tương đương nhau. Bù lại, thiết kế cần số của cả hai phiên bản đều được bọc da, thiết kế ngắn gọn và đẹp, giống như xe sedan.

Cá nhân người viết thì lại không thích màu vàng be cho lắm, vì ghế ngồi màu này rất nhanh bám bẩn nếu không được bọc da. Giá như Mitsubishi Việt Nam có thêm lựa chọn bản số sàn với nội thất màu đen hay màu xám như ở các thị trường khác, có lẽ sẽ phù hợp hơn với những người muốn lựa chọn phiên bản này làm xe kinh doanh vận tải.

Điều mà bất kỳ ai, người viết hay những người đã được ngồi lên Xpander đều phải công nhận là chiếc xe này thật sự rộng rãi, trái ngược hoàn toàn với kiểu dáng bên ngoài của nó. Vị trí để đồ được tìm thấy ở khắp nơi như hai bên cánh cửa, bệ tỳ tay trung tâm, hốc đồ bên phụ, sau lưng ghế lái, hai bên bệ tỳ tay hàng ghế thứ 3…

Có vẻ như Xpander được thiết kế chuyên dùng cho những khách hàng yêu thích công nghệ cao khi nó trang bị tới 2 ổ sạc điện, một ở bệ điều khiển trung tâm và một ở hàng ghế thứ 3. Rất nhiều chỗ để đồ dạng khe mỏng phù hợp với điện thoại di động hay máy tính bảng.

Ở hàng ghế thứ 2, lưng ghế được thiết kế một bệ tỳ tay nhưng không có chỗ để cốc. Hành khách ngồi ở vị trí này cũng được tận hưởng sự mát mẻ thông qua giàn lạnh được gắn trên trần xe. Nhưng có vẻ như nó hoạt động giống như một chiếc quạt gió cỡ lớn hơn là một hệ thống làm mát thứ 2.

Việc ra vào hàng ghế thứ 3 cũng khá dễ dàng khi chỉ cần một thao tác gạt là hàng ghế thứ 2 sẽ nhanh chóng gập và lật về phía trước. Khi ngồi vào hàng ghế thứ 3, chúng ta không thể không dành những lời khen ngợi cho Mitsubishi bởi họ đã làm quá tốt để mang lại không gian ngồi rất thoải mái, không hề cảm thấy gò bó. Đây là điều hiếm thấy đối với một mẫu MPV 7 chỗ hiện có tại thị trường Việt Nam.

Về khoang hành lý, nếu chở đủ tải 7 người, rõ ràng chúng ta khó có thể đòi hỏi nhiều ở Xpander nhưng nó vẫn đủ đáp ứng nhu cầu đối với một chuyến đi picnic ngắn ngày. Gập hàng ghế thứ 3 xuống, không gian chở đồ sẽ có nhiều hơn. Chưa hết, dưới mặt sàn của khoang hành lý còn có nhiều ngăn để mở rộng khă năng chứa hàng mà không muốn bị những con mắt tò mò nhìn thấy.

Cảm nhận khi cầm lái

Cầm lái mẫu Mitsubishi Xpander phiên bản số sàn, điều mà người viết cảm nhận đầu tiên là tầm quan sát xung quanh rất tốt nhờ vào kính chắn gió rộng, gương chiếu hậu lớn và thiết kế khu vực trụ A thông thoáng.

Ngoài ra, Mitsubishi Xpander được xây dựng trên nền tảng khung gầm liền khối unibody, chứ không phải thân xe trên khung Body on frame (xát xi rời) nên nó tạo cho người lái có cảm giác như đang cầm lái một chiếc xe con. Sự khác biệt duy nhất là vị trí ngồi lái cao hơn. Vô-lăng trợ lực điện phải nói là nhẹ nhàng và tạo cảm giác đánh lái chính xác.

Một điểm người viết khá thích ở Xpander phiên bản số sàn là việc có mặt tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Đây là tính năng đối với nhiều người sẽ cảm thấy bình thường trên dòng xe số tự động. Nhưng với dòng xe số sàn, việc đề pa liên tục trên dốc sẽ là một cực hình đối với những tay lái mới.

Do đó, tính năng khởi hành ngang dốc trên Xpander 5MT sẽ giúp người lái cảm thấy tự tin khi đề pa. Lưu ý, hệ thống này chỉ được kích hoạt khi dừng đỗ ở con dốc có độ nghiêng từ 3% trở lên.

Vận hành có ổn không?

Bởi vì động cơ có thông số kỹ thuật trên giấy không mấy ấn tượng, chỉ có dung tích 1.5L, công suất 103 mã lực, mô-men xoắn 141 Nm và hộp số sàn 5 cấp (được giới thiệu lần này) nên ắt hẳn nhiều người đang tự hỏi “Nó có đáp ứng được không?” Nhưng xin thưa là được.

Với những con đường trong phố bằng phẳng, phần lớn mô-men xoắn chỉ dao động trong khoảng từ 2.000 vòng/phút, tất nhiên nó không đem lại cảm giác mạnh mẽ ngay khi mới lăn bánh. Nhưng nhìn chung, Xpander cung cấp cảm giác êm ái, thoải mái và quá đủ để đưa bạn dạo chơi trên phố.

Tiếng ồn lọt vào trong khoang lái gần như không đáng kể, nếu không nói là rất tốt so với các đối thủ trong cùng phân khúc. Để có được điều này, Mitsubishi cho biết kính cách gió cách âm với lớp phim cách âm dày hơn, lên tới 4 mm. Vật liệu cách âm và hấp thụ âm được tăng cường xung quanh xe.

Khi chạy ở tốc độ cao hay khi cần thốc mạnh ga để vượt xe cùng chiều, Mitsubishi Xpander bắt đầu có cảm giác hụt hơi. Là động cơ xăng nên trong những trường hợp như vậy, vòng tua máy thường bị đẩy lên cao để có thể kéo trọng tải nặng. Tuy nhiên, quá trình chuyển số vẫn khá trơn tru, mượt mà, không hề có cảm giác giật cục ngay cả khi thao tác côn ga chưa hợp lý.

Có điều, khi chở đủ tải, bạn nên tính toán khoảng cách vượt nhằm tranh những điều không mong muốn xảy ra. Việc chạy trên đường đèo dốc cũng sẽ gặp chút vất vả hơn nếu có đủ 7 người ngồi nhưng đường bằng thì chập nhận được.

Một trong những thứ ghi điểm nữa ở Mitsubishi Xpander là ngay cả với phiên bản số sàn, mẫu Crossover MPV này cũng được trang bị rất nhiều tính năng an toàn như phanh ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử ASC, khởi hành ngang dốc HSA, cảnh báo phanh khẩn cấp ESS.

Có chút đáng tiếc là nó chỉ được trang bị tiêu chuẩn 2 túi khí cho hàng ghế trước, thiếu cảm biến lùi, nhất là bản số sàn lại không có camera lùi nên rất khó quan sát, dẫn đến rất dễ xảy ra va chạm do kích thước xe dài.

Cuối cùng là mức tiêu thụ nhiên liệu, người viết đã chạy chủ yếu trong điều kiện đường đô thị với mật độ giao thông lớn, kết quả đo được từ phiên bản số sàn của Xpander là 7,6L/100km, khá sát với công bố 7,4L mà Cục đăng kiểm đã công bố.

Do điều kiện giới hạn trong thời gian ngắn nên người viết chưa thể có đủ thông tin để cung cấp mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường cao tốc. Nhưng có lẽ nó cũng sẽ chỉ dao động xung quanh con số 5,3L/100km mà hãng công bố.

Đánh giá

Nhìn về tổng thể, Mitsubishi Xpander chưa phải là môt chiếc xe rộng rãi nhất, cũng không phải là một chiếc xe nhanh nhất nhưng nó lại là một chiếc xe có thiết kế, các tính năng tốt nhất và sở hữu giá bán tốt nhất trong phân khúc MPV 7 chỗ ở thời điểm này.

Với ưu điểm nhiều hơn nhược điểm, 550 triệu cho bản MT và 620 triệu cho bản AT, Mitsubishi Xpander thật sự là một món hời cho những ai muốn sắm cho mình một chiếc xe gia đình vào lúc này.

Người viết tin rằng sự thành công của Xpander chỉ còn là vấn đề thời gian, hi vọng tới đây Mitsubishi Việt Nam sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng để tránh hiện tượng khan hàng, đẩy giá.