Biển Số Xe Nước Ngoài Tại Việt Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Daitayduong.edu.vn

Khám Phá Biển Số Xe Nước Ngoài Tại Việt Nam

Biển số xe đăng ký cho người nước ngoài ở Việt Nam có gì khác biệt với biển số xe trong nước, ký hiệu của mỗi quốc gia thế nào, thứ tự của các con số ra sao?

Cụ thể biển số xe của cơ quan, tổ chức nước ngoài được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau:

a) Biển số nền màu trắng, số màu đen, có sêri ký hiệu “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó. Riêng biển số xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thứ tự đăng ký là số 01 và thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.

b) Biển số nền màu trắng, số màu đen, có sêri ký hiệu “QT” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ ký hiệu xe của tổ chức quốc tế đó và thứ tự đăng ký.

c) Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có sêri ký hiệu “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế.

d) Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài, kể cả lưu học sinh (trừ các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c nêu trên).

Thứ tự biển số xe nước ngoài bắt đầu với 80-NN, hoặc mã số đầu theo địa phương (tỉnh, thành) đăng ký và 2 ký tự NN (nước ngoài) hoặc NG (ngoại giao)… cùng dãy số, tiếp đến là mã quốc tịch rồi đến dãy số thứ tự. Tất cả được phân biệt với nhau bằng dấu gạch ngang, do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C67) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ Ngoại giao:

Ví dụ biển số 80-NN-011-XX thuộc quyền sở hữu của cá nhân mang quốc tịch Anh. Biển 29-NN-691-XX là biển số xe thuộc quyền sở hữu của cá nhân mang quốc tịch Singapore, đăng ký tại Hà Nội.

Hai chữ số đầu: thể hiện địa điểm đăng ký (tỉnh/thành)

Ba chữ số tiếp theo: mã nước (quốc tịch người đăng ký)

Mã các quốc gia trên biển số xe được quy định như sau

011 Anh

026 Ấn Độ

041 Angiery

061 Bỉ

066 Ba Lan

121 Cu ba

156 Canada

166 Cambodia

191 Đức

206 Đan Mạch

296-297 Mỹ

301 Hà Lan

331 Italia

336 Ixrael

346 Lào

364 Áo

376 Miến điện

381 Mông Cổ

441 Nga

446 Nhật

456 New Zealand

501 Úc

506 Pháp

521 Phần Lan

546-547-548-549 Các tổ chức Phi Chính Phủ

566 CH Séc

581 Thuỵ Điển

601 Trung Quốc

606 Thái Lan

626 Thuỵ Sỹ

631 Triều Tiên

636 Hàn Quốc

691 Singapore

731 Slovakia

888 Đài Loan

Những Mẫu Biển Số Xe Ngoại Giao, Biển Số Xe Nước Ngoài Tại Việt Nam

Bên cạnh biển số xe dân sự, biển số xe của các cơ quan nhà nước và biển số xe trong quân đội nhân dân thì còn một vài mẫu biển số xe khác mà không phải ai cũng biết. Trong vô vàn những biển số xe tại Việt Nam thì biển số xe ngoại giao là loại biển số ít được người dân biết cũng như để ý, bởi lẽ tính phổ biến mẫu biển này không cao, đa số là những thành phố lớn có đại sứ quán nước ngoài… Trong bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến bạn một bài những mẫu biển số xe ngoại giao tại Việt Nam để biết đâu các bạn đã từng nhìn thấy trên đường mà bạn lại thắc mắc. Mục đích mình tổng hợp bài viết này chủ yếu là mang tính chất tham khảo, chứ không phải để mọi người học hay bảo các bạn phải nhớ.

Khái niệm chút nhỉ? Ngoại giao có nghĩa là những biển số này cung cấp cho những tổ tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao, làm việc cho các tổ chức đó.

Đặc điểm nhận diện biển số xe ngoại giao

Đặc điểm nhận dạng của loại này đó là: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có series ký hiệu QT hay NG màu đỏ. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của LHQ, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.

Ký hiệu: NG = Ngoại Giao = xe bất khả xâm phạm (không được xâm phậm hoặc nếu có phải có sự đồng ý của các cán bộ cao cấp nhất Việt Nam và được sự đồng ý của Đại Sứ Quán nước đó.

Biển số xe của tổ chức; văn phòng đại diện; cá nhân người nước ngoài (kể cả lưu học sinh)

Nhận biết bên ngoài

Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN”.

Biển xe có mã số đầu theo địa phương (tỉnh, thành) đăng ký và 2 ký tự NN (nước ngoài) cùng dãy số, do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C67) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ Ngoại giao.

Quy định kí hiệu trên biển số xe nước ngoài như

+ NN = nước ngoài: gồm có số có 2 chữ số: địa điểm (tỉnh) đăng ký + Số có 3 chữ số: mã nước (quốc tịch người đăng ký) + 3 số khác ở bên dưới: số thứ tự đăng ký

Mã các quốc gia trên biển số xe được quy định

Lời kết

Bằng Lái Xe Cho Người Nước Ngoài Ở Việt Nam

Theo Nghị định số 46/2016/ND-CP do chính phủ Việt Nam ban hành, để có thể lái xe hợp pháp ở Việt Nam, có 2 loại bằng lái được chấp nhận:

1. Bằng lái xe quốc tế IDP hoặc IAA

Bằng lái xe IAA được cấp bởi Hiệp hội Ô tô quốc tế. Loại bằng lái này hợp lệ ở 190 quốc gia trong và có giá trị khoảng 10 – 20 năm.

Một điều bạn cần lưu ý là bất kể bạn dùng loại bằng lái nào, IDP hay IAA, bạn đều phải mang theo bằng lái xe nội địa ở nước bạn để phục vụ cho mục đích đối chiếu khi cần thiết. Nếu bạn không thể trình diện bằng lái xe nội địa của mình, cả IDP và IAA đều không được chấp nhận. Hơn nữa, cả IDP và IAA đều chỉ áp dụng cho người nước ngoài có visa du lịch ít hơn 3 tháng. Nếu bạn có dự định ở lại Việt Nam lâu hơn, bạn đành phải thi để lấy bằng lái xe cho người nước ngoài ở Việt Nam.

Với bằng lái xe IDP hợp lệ, bạn sẽ không gặp rắc rối nào với cảnh sát giao thông Việt Nam, trừ khi bạn vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ. Giấy tờ xe cũng là một thứ bạn nên lưu tâm. Nếu phương tiện di chuyển đấy thuộc quyền sở hữu của bạn thì giấy tờ xe không phải là vấn đề gì quá to tát, nhưng nếu đấy là xe bạn đi thuê, bạn lưu ý là nên chọn đơn vị cho thuê uy tín để nhận được giấy tờ xe bản gốc. Xe cộ ở những địa điểm thuê xe không đáng tin cậy thường không có nguồn gốc rõ ràng, vì thế họ có thể đưa cho bạn giấy tờ xe giả mạo. Chungxe là một nền tảng công nghệ cho thuê xe tự lái chuyên nghiệp và có mạng lưới đối tác trải khắp Việt Nam. Khi sử dụng dịch vụ của Chungxe, bạn không phải lo lắng về vấn đề giấy tờ xe bởi vì đối tác của chúng tôi sẽ đưa cho bạn bản gốc khi bạn nhận ô tô hoặc xe máy.

Nếu bạn đến từ quốc gia thuộc Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ, bằng lái IDP của bạn cũng không được phép sử dụng ở Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn đành phải thi để lấy bằng lái xe Việt Nam hoặc chuyển đổi bằng lái xe nội địa của mình sang bằng lái xe cho người nước ngoài ở Việt Nam. Quy trình này cần nhiều thời gian hơn để xử lý, vì thế nếu thời gian ở Việt Nam của bạn không lâu, bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng.

Giống như tất cả công dân Việt Nam khác để lấy bằng lái xe Việt Nam, bạn cần phải thực hiện bài kiểm tra bao gồm bài kiểm tra lý thuyết và thực hành. Như đã đề cập ở trên, bài kiểm tra này không dành cho du khách nước ngoài chỉ có visa du lịch. Thay vào đó, bạn cần phải có visa công tác, giấy phép làm việc hoặc thẻ tạm trú. Bài kiểm tra lý thuyết bằng tiếng Việt được thực hiện trên máy tính với 20 câu hỏi. Bạn phải trả lời đúng ít nhất 18 câu mới có thể tiếp tục với bài kiểm tra thực hành. Một bất cập trong hình thức thi này là du khách nước ngoài không được nhờ người phiên dịch đi cùng, hay nói cách khác, bạn phải nói và viết thông thạo tiếng Việt để vượt qua bài kiểm tra này. Đây thực sự là một thách thức đối với du khách nước ngoài.

Địa chỉ 1 (Hà Nội): Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, 16 Cao Bá Quát

Địa chỉ 2 ( TP. HCM): Sở Giao thông Vận tải chúng tôi 63 Lý Tự Trong, phường Bến Nghé, quận 1

Visa Việt Nam hoặc giấy phép tạm trú có hiệu lực ít nhất 3 tháng

4 ảnh chân dung hộ chiếu

Giấy khám sức khỏe tổng quát được cấp bởi các bệnh viện trên lãnh thổ Việt Nam

Trong trường hợp bạn chỉ có bằng lái xe nội địa và visa du lịch, dù bạn biết lái cả ô tô và xe máy, bạn vẫn không thể chuyển đổi bằng lái xe nội địa của mình sang bằng Việt Nam.

Hoặc nếu bạn có bằng lái xe nội địa và visa làm việc, đồng thời bạn sử dụng được ô tô và xe máy, bạn có thể lấy bằng lái xe Việt Nam mà không cần phải làm bất kì bài kiểm tra nào. Thay vào đấy, điều duy nhất bạn cần làm là chuyển đổi bằng lái xe nội địa hiện có sang bằng lái xe Việt Nam.

Một trường hợp nữa cũng phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài, đó là họ có bằng lái xe nội địa nhưng họ chỉ lái được ô tô. Khi đó để có thể lái xe máy một cách hợp pháp, bạn phải vượt qua bài thi sát hạch bằng lái xe máy. Một tin vui dành cho bạn là trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện bài thi thực hành thôi.

Chungxe – Nền tảng cho thuê xe máy và ô tô tự lái toàn quốc một cách Nhanh chóng, An toàn và Tiết kiệm. Thuê hàng nghìn xe máy với đầy đủ các dòng xe & kiểu dáng tại Chungxe.

Công ty CP Chung Xe Hà Nội: Tầng 5, 166 Phố Huế, Hai Bà Trưng Đà Nẵng: Tầng 3, 31 Trần Phú, Hải Châu Hồ Chí Minh: Tầng 3, 292/15 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3

4 cách thuê xe tại Chungxe :

Mẫu hợp đồng thuê xe máy (bản tiếng Anh)

Mẫu hợp đồng thuê ô tô tự lái (bản tiếng Anh)

Chungxe – Nền tảng trực tuyến cho thuê xe tự lái hàng đầu Việt Nam

Thi Bằng Lái Xe Máy A1 Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam

Người nước ngoài có được phép thi bằng lái xe tại Việt Nam không?

Người nước ngoài đang cư trú hoặc đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ ba tháng trở lên (được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền) có thể dự học và thi xin cấp giấy phép lái xe (GPLX).

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46 và khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định đối tượng được tham gia thi sát hạch lấy GPLX tại Việt Nam:

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.

Tuy nhiên, họ phải đọc, hiểu tiếng Việt vì việc thi lý thuyết sát hạch cấp GPLX các hạng trên toàn quốc đều bằng tiếng Việt. Đồng thời, họ cần có thêm những điều kiện khác như: nằm trong độ tuổi theo quy định đối với từng hạng GPLX (hạng A1, B1, B2: từ 18 tuổi trở lên; nâng hạng C, D: từ 21 tuổi trở lên; nâng hạng E: từ 25 tuổi trở lên) và có đủ sức khoẻ.

Thủ tục cần chuẩn bị để người nước ngoài thi bằng lái xe tại Việt Nam là gì?

Bạn cần lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

Bản sao chụp hộ chiếu, visa có thời gian lưu trú trên 3 tháng.

Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu – được phát tại văn phòng )

Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. ( khám tại văn phòng khi đăng kí)

10 hình 3×4 phông nền màu xanh.

Hình thức thi sát hạch: Các học viên người nước ngoài tham gia thi sát hạch chung chương trình với người Việt Nam – làm bài Lý Thuyết trên máy tính (21/25 câu với hạng A1 và 18/20 câu hạng A2). Phần thực hành thi trên xe số hoặc xe côn tay

CÁC BƯỚC KIỂM TRA VÀ THI BẰNG LÁI XE MÁY A1

Bước 1. Kiểm tra lý thuyết Thi bằng lái xe máy A1

Đến ngày thi bạn cầm chứng minh thư gốc đi hoặc hộ chiếu còn thời hạn (và giấy phép lái xe ôtô nếu có).

Bạn nên có mặt tại địa điểm thi trước giờ thi khoảng 30 phút để tập thử hình theo bài thi (cho an tâm).

Sau khi đã tập thử hình thi bạn vào phòng chờ để được hướng dẫn khai Biên bản thi lý thuyết và thực hành. Xem số báo danh và thông tin cá nhân ở Bảng thông báo danh sách thi A1.

Nếu sai chỗ nào mời bạn thông báo với nhân viên của Trường để kịp thời chỉnh sửa.

Bắt đầu giờ thi, nhân viên của Trường sẽ đọc tên thứ tự học viên sang phòng thi lý thuyết.

Xếp hàng trước phòng thi: bạn chuẩn bị CMND gốc để giám khảo kiểm tra và đối chiếu.

Mỗi ngày thi tối đa có 300 người.

Mỗi lớp bao gồm 20 thí sinh, thi trong 10 phút.

Do đó các thí sinh chưa được đọc tên sang thi lý thuyết nên yên tâm ngồi đợi ở phòng chờ để tránh ồn ào.

Vào phòng thi bạn nhập khóa thi và số báo danh để làm bài. Mỗi thí sinh có một đề riêng, không ai giống ai.

Bạn sẽ có kết quả ngay sau 10 phút thi:

– Đỗ luật giao thông, bạn ra sân thi thực hành tay lái.

– Trượt, bạn về và đợi đợt thi sau để thi lại. Chúng tôi sẽ chủ động liên lạc với các bạn để thông báo lịch thi.

Bước 2. Thi thực hành Thi bằng lái xe máy hạng A1

– Bài thực hành bao gồm 4 bài thi như hình phía dưới, trình tự đi như sau

Đi hình (H1): Đi xong hình số 8 theo mũi tên sau đó tiếp tục đi hình số 3 để đi tiếp hình 2.

Đi hình (H2): Đi trên vạch đường thẳng

Đi hình (H3): Đi đường có vạch cản (hình chữ chi)

Đi hình (H4): Đi đường ghồ ghề. Sau đó quay trở lại điểm xuất phát ở (H1)

Bài thi thực hành tổng điểm là 100, bạn đạt từ 80 điểm trở lên là hoàn thành bài thi.

Một số lưu ý khi thi thực hành THI BẰNG LÁI XE A1

+ Thi bằng xe của trung tâm, loại xe Wave ZX, RS.

+ Máy đã nổ và để số sẵn (số 2) các bạn chỉ việc đi thôi.

+ Trong lúc người khác đang thi trong hình bạn tập trung lắng nghe giám khảo gọi tên và quan sát.

+ Đội mũ bảo hiểm (mũ có sẵn ở trung tâm hoặc mũ riêng của bạn)

Khi xuất phát vào (H1) chú ý xe đỗ cách lối vào 3m, mở rộng bánh trước sang hết bên trái lối vào để bánh sau đi lọt hình.

Khi đi trong (H1) cần mở rộng tay lái, bánh trước sát vạch ngoài của hình thì mới dễ đi và đảm bảo bánh sau không đè vào vạch phía trong.

+ Khi thi đi đều ga, tốc độ không quá 10km/giờ.

+ Nếu đi tốc độ cao sẽ bị giám khảo đánh trượt.

+ Thực hiện xong 4 bài thi bạn trả xe máy về điểm xuất phát, trả mũ bảo hiểm và không tắt máy. Sau đó bạn cầm chứng minh thư lên bàn giám khảo lấy giấy hẹn lấy GPLX.

Bước 3. Trả Giấy Phép Lái Xe Máy Hạng A1

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thi, Trường sẽ nhận GPLX từ Sở GTVT về để cấp cho các thí sinh đã thi đạt.

Bạn nên đến lấy GPLX tại nơi nộp hồ sơ sau ngày hẹn 1 ngày để đảm bảo có GPLX.

Nếu đã có GPLX do nước ngoài cấp, muốn đổi để sử dụng ở Việt Nam thì phải làm sao?

Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông – Vận tải, quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo thông tư tại khoản 10, điều 33: “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Điều kiện và thủ tục này như sau:

+ Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;

+ Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;

+ Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.

Thủ tục đổi Giấy phép lái xe cho người nước ngoài:

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài);

Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

Bản sao hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);

Bản sao chụp một trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.

VĂN PHÒNG THI BẰNG LÁI XE NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Điểm ghi danh 1: 85 Ngũ Hành Sơn, Q. Ngũ Hành Sơn

Điểm ghi danh 2: 270 Lê Trọng Tấn, Q. Cẩm Lệ

Điểm ghi danh 3: 53 Phan Đăng Lưu, Q. Hải Châu

Điểm ghi danh 4: 209 Trường Chinh, Q. Thanh Khê

Điểm ghi danh 5: 75 Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu

Website: truongdaylaixedanang.edu.vn

Email: hotro@truongdaylaixedanang.edu.vn

ĐẶC BIỆT: Trường có hổ trợ ” MẸO THI ĐẬU 100% “. Bạn nào muốn nhận được thì vui lòng để lại địa chỉ email hoặc số điện thoại facebook trong Facebook hoặc Comment trong Web phía bên dưới

Bài viết bạn quan tâm:

Các bạn có thể tìm thêm trên google: