Hiệu Trưởng Làm Biển Báo Giao Thông Trong Trường Học

Là hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, thầy Phương chia sẻ học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp thu chậm nên chấp hành chưa đúng luật. Các em cũng được học Luật Giao thông đường bộ nhưng trên sách vở, thiếu thực tế để thực hành.

Vì thế, thầy Phương đã lên ý tưởng xây dựng một ngã tư trong sân trường trong thời gian học sinh nghỉ phòng Covid-19. Để có kinh phí, thầy gặp gỡ bạn bè, người thân huy động nguồn tài chính, tìm đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện xin từng bao xi măng, gạch, cát…

Sau 2 tháng, một ngã tư có tín hiệu đèn giao thông, vòng xuyến, đường một chiều… hoàn thiện. Một giáo viên được giao sưu tầm Luật Giao thông đường bộ và soạn giáo án tuyên truyền cho học sinh.

Để áp dụng thực tế, thầy Phương yêu cầu mỗi ngày giáo viên đến trường phải đi qua ngã tư và tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, nếu ai vi phạm bị khiển trách, nhắc nhở. “Cách làm này để học sinh noi theo và thực hiện”, thầy Phương lý giải.

Cạnh mô hình giao thông, thầy Phương xây dựng sa bàn bản đồ Việt Nam trên sân trường. Sa bàn được thiết kế trên hồ nước 120 m2, phần đất là bản đồ Việt Nam; phần nước có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Với sa bàn này, thầy Phương mong tuyên truyền trực quan cho học sinh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước. Bởi học sinh chỉ được nghe nói về biển đảo và chưa hình dung hoặc biết các quần đảo nằm ở đâu trên bản đồ, khi có sa bàn các em dễ dàng nắm bắt.

Từ lúc làm hai mô hình này, thầy Phương gặp không ít khó khăn về nguồn vốn và thiết kế. Sau khi thực hiện bản vẽ bằng tay, nhà trường phải nhờ thiết kế bằng máy tính rồi xây dựng theo mẫu. Cả hai hạng mục đầu tư khoảng 120 triệu đồng bằng nguồn xã hội hóa.

Tranh thủ giờ giải lao, cô giáo Trần Thị Tú Điển cho học sinh ra khu vực sa bàn để giới thiệu về đất liền, đường biên giới, biển đảo Việt Nam. “Nhờ hình thức tuyên truyền này, các em đã dễ dàng tiếp thu kiến thức lịch sử, địa lý; khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, nhất là biển đảo”, cô Điển nói.

Ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My đánh giá cao hai mô hình của trường Trà Tập. Nhiều học sinh miền núi được xuống thành phố, chưa thấy đèn xanh, đèn đỏ, vạch chỉ đường. Mô hình thực tế của Trường Trà Tập giúp các em dễ hiểu và biết tham giao thông an toàn.

Tại trường Trà Tập, nhiều năm qua giáo viên cải tạo khoảng sân hơn 200 m2 trồng rau, đủ cung cấp cho 325 học sinh và 20 thầy cô giáo nội trú. Số tiền dùng mua rau được dành mua cá, thịt, bổ sung dinh dưỡng cho các em. Nhiều lúc rau ăn không hết, nhà trường đem bán lấy tiền mua hạt giống trồng vụ rau tiếp theo.

Đắc Thành

Xuất Hiện Biển Báo ‘Khu Vực Cầu Nguyện Nơi Trường Học’ Gần Các Trường Tại Sc

Các biển báo này là đứa con tinh thần của Vanessa Frazier, người sáng lập kiêm giám đốc của Christ Teens, một tổ chức phi lợi nhuận tại Columbia truyền tải thông điệp đến học sinh và giáo viên trong khu vực. Frazier chia sẻ với tờ CBN rằng sứ điệp tiếp cận các bạn trẻ vì Đấng Christ được thai nghén từ nhiều năm trước khi cô còn làm việc tại bàn điểm danh ở một trường học địa phương. Đối với các biển báo, cô cho biết đã dành ba năm phát triển với bộ giao thông vận tải tại SC, và với hi vọng điều này sẽ khích lệ mọi người cầu nguyện cho học sinh và giáo viên, trích dẫn lời cô, “tạo nên một bức tường cầu nguyện xung quanh các trường học”.

Bộ giao thông vận tải Bang South Carolina đã thiết kế nên biển hiệu chính thức, được đặt trong phần đất tại các nhà thờ tư nhân nằm gần các trường học và nằm ngoài khu vực của đường cao tốc. WIS cho biết việc thiết kế biển báo này là hợp pháp, và Frazier đã đồng ý. “Đậy là một ví dụ hoàn hảo cho nhà thờ và tiểu bang. Chúng tôi đang sống ngoài khu vực tiểu bang nhưng chúng tôi sẽ mang điều này đến vùng đất của nhà thờ”.

Tại sao phải khuyến khích sự cầu nguyện? Đối với Frazier, ý tưởng của những biển báo này chỉ cho con người thấy lời cầu nguyện đến từ đời sống cầu nguyện riêng của cô khi cô tìm cầu Chúa về con đường giúp trẻ em trong cộng đồng trường học ngày nay. Cô mong muốn sử dụng Kinh Thánh để nhấn mạnh rằng Chúa hứa sẽ giúp dân Ngài. Ví dụ, cầu vồng là dấu hiệu của giao ước Chúa để ban phước cho thế gian và không bao giờ phán xét nó bằng trận lụt nữa. Với những khó khăn và những thử thách đặc biệt mà những người trẻ tuổi phải đối mặt ngày nay, cô chia sẻ, cầu nguyện là còn đường duy nhất để thay đổi và động chạm những trái tim. Và cô tin rằng đó là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong cuộc sống. “Chúng tôi muốn thế hệ sau khi bước ra đời từ trường học địa phương, mỗi ngày trong 365 ngày sẽ là những công dân năng suất cùng với sự khôn ngoan, thông hiểu, kiến thức, kĩ năng, và năng lực. Đó là mọi thứ mà bạn muốn từ khi tốt nghiệp”, cô chia sẻ với tờ WIS.

Jane Jorgenson là vợ của Daniel, một mục sư của Hội thánh St. Mark’s Lutheran tại Blythewood, SC, Blythewood, nằm gần trường trung học Blythewood. Cô chia sẻ với tờ CBN News rằng khi Vanessa Frazier tiếp cận họ vào đầu năm nay về việc đặt tấm biển Khu vực cầu nguyện nơi trường học và đặt nó trong phần đất của nhà thờ, cô cho biết rằng cô muốn làm điều này ngay lập tức. “Chúng tôi rất hào hứng”.

Jorgenson cho biết là đã có rất nhiều phản hồi tích cực về biển báo, và mọi người đều chú ý đến, từ người phục vụ bữa trưa đến người phụ nữ trong nhóm cầu nguyện của cô. Và cô chia sẻ với tờ CBN News rằng cô hy vọng sự chú trọng đến lời cầu nguyện sẽ đem lại nhiều ý nghĩa và an lành cho cuộc sống của những học sinh khi họ gặp rắc rối. “Chúa mang sự an lành đến những tấm lòng và cuộc sống nếu chúng ta kêu cầu Ngài. Và nếu các bạn học sinh nhìn thấy biển hiểu này khi họ đến trường, nếu họ có thể làm quen với thói quen cầu nguyện cho những nan đề của họ, sẽ giúp họ vượt qua mỗi ngày. Chúa toàn năng. Tại sao không mời Ngài giải quyết những tình huống này?

Mục tiêu cao nhất của Frazier là tạo nên một sự khác biệt lâu dài cho trường học công cộng, như được viết trên trang mạng của cô: “Để xây dựng một đội quân gồm những binh lính trên đất, những người có thể cùng nói và đi với Chúa trong Mùa gặt, Giê-xu Christ, cho các trường công- tất cả đều hợp pháp”. Biển báo Khu vực cầu nguyện nơi trường học là sự khích lệ đến với cộng đồng và cầu nguyện chính là bước khởi đầu.

Dịch: Trường Vinh Nguồn: chúng tôi Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]

Chơi Và Học Biển Báo Giao Thông

Năm 2023, khi xảy ra đại dịch Covid-19, hoạt động của Đoàn Thanh niên đã xuất hiện rất nhiều mô hình mới, sáng tạo, trong đó nhiều mô hình “độc”, “lạ” mang lại hiệu quả và lan tỏa trong cộng đồng.

Dạy học cho trẻ em mồ côi, mở thư viện Đặt cọc niềm tin, tổ chức các hoạt sống xanh… là những mô hình cộng đồng mà chàng trai 9X ở Hải Dương đã thực hiện khi vào TP.HCM.

Tỷ lệ có việc làm sẽ tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhiều lĩnh vực có dấu hiệu phục hồi như công nghiệp chế biến chế tạo, sửa chữa ô tô, xe máy…

Do nôn nóng muốn có việc làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí trong thời gian đi học, nhiều sinh viên nhẹ dạ lao vào bẫy lừa khi đi tìm việc.

“Các học sinh được tuyên dương hôm nay không những có học lực rất giỏi mà còn là những cán bộ Đoàn tiêu biểu, có nhiều sản phẩm, công trình thanh niên thiết thực, đóng góp trong phong trào thanh thiếu nhi…”.

Học một buổi, bán vé số một buổi để kiếm sống và trang trải việc học, đó là hoàn cảnh của Trịnh Ngọc Dung, sinh viên Trường cao đẳng Cần Thơ.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định tặng 100 suất quà (500.000 đồng/suất) và tổ chức khám bệnh, phát thuốc, hớt tóc miễn phí cho 200 người dân trên địa bàn xã Canh Vinh.

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Bình Định đã tuyên dương 62 học sinh, sinh viên tiêu biểu.

Tại lễ kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, Thành đoàn, Hội Sinh viên TP.Hà Nội đã khen thưởng 14 tập thể, 506 cá nhân đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt.

Lì xì tết 2023 bắt trend với ‘Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ, yêu không cần cớ cần lì xì cơ’. Hay “Thanh xuân như một tách trà. Lì xì cho cháu mới là thanh xuân”. Nhiều thông điệp bằng thơ được nhiều người trẻ thích thú.

Tỉnh đoàn Bình Phước vừa tổ chức lễ phát động 90 ngày thi đua cao điểm cùng lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện ‘Xuân biên giới’ năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Chào mừng huyện đảo Phú Quốc lên thành phố, Thành đoàn Phú Quốc phối hợp tổ chức hội thi thiết kế xe hoa.

Biển Báo An Toàn Trường Học

· Tất cả các trường học nên tổ chức các cuộc diễn tập giả định về phòng cháy chữa cháy ít nhất mỗi tháng một lần. Những cuộc diễn tập như vậy chuẩn bị cho trẻ em về những gì phải làm và cách ứng xử trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

· Một thiết bị báo cháy đặc biệt phải được trang bị trong khuôn viên trường học và báo động này phải đủ lớn để mọi người trong khuôn viên trường có thể nghe thấy và biết phải làm gì khi nó tắt.

· Thường xuyên, nhà chức trách nhà trường nên kiểm tra tất cả các cầu thang, cửa ra vào và lối ra khỏi tòa nhà, để đảm bảo không có vật dụng nào cản lối đi và cả người lớn và trẻ em có thể di chuyển nhanh chóng và an toàn ra khỏi tòa nhà và tránh mọi nguy hiểm.

· Giáo viên và các cơ quan quản lý trường học khác cũng nên được đào tạo về cách xử lý và tổ chức mọi thứ trong trường hợp hỏa hoạn. Mỗi giáo viên cần được giao những trách nhiệm đặc biệt về việc đảm nhận lớp học nào. Bên cạnh đó, các khu vực lớp học như phòng nghỉ, thư viện, canteen … cũng cần được kiểm tra để đề phòng một số trẻ có thể sử dụng chung.

· Nếu bình chữa cháy được giữ trong khuôn viên, tất cả người lớn trong trường nên học cách xử lý và sử dụng như nhau. Giữ ngọn lửa nhỏ trong tầm kiểm soát bằng bình chữa cháy có thể giúp đám cháy không lan rộng và trở thành địa ngục.

· Trường học nên ghim bản đồ và biển cảnh báo ở những nơi chiến lược để cả trẻ em và người lớn biết cách thoát ra khi có chuông báo cháy.

· Vào ngày có kế hoạch diễn tập phòng cháy chữa cháy giả, cơ quan cứu hỏa cũng như tất cả những người có mặt trong khuôn viên trường học phải được thông báo. Điều này sẽ giúp tránh mọi người hoảng sợ, nghĩ rằng một đám cháy thực sự đã bùng phát.

· Có thể có trẻ em có nhu cầu đặc biệt trong trường. Các giáo viên đặc biệt nên được chỉ định để giúp những đứa trẻ như vậy di chuyển ra khỏi tòa nhà một cách an toàn.

· Đôi khi trong trường hợp hỏa hoạn thực tế, có xu hướng di chuyển với tốc độ. Mặc dù tốc độ là quan trọng, nhưng điều quan trọng là đảm bảo rằng học sinh di chuyển một cách có trật tự. Sợ hãi thường có thể gây ra nhầm lẫn và trở nên không thể kiểm soát được.

· Sau khi diễn tập chữa cháy hoặc đám cháy thực tế, tất cả học sinh nên tập trung trong một khu vực an toàn cụ thể bên ngoài tòa nhà. Điểm danh nên được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả trẻ em đã di tản khỏi trường an toàn. Trẻ em chỉ được phép vào lại khuôn viên trường học sau khi có tín hiệu “tất cả rõ ràng”.

· Thực hành diễn tập phòng cháy chữa cháy không nên là một loại bài tập ‘thường xuyên’, tức là được tổ chức vào cùng một ngày hàng tháng. Ngày và giờ nên thay đổi để không mất đi yếu tố bất ngờ. Một khi mọi người đã quen với một thói quen nào đó, tầm quan trọng và mức độ nghiêm trọng của tình huống sẽ có xu hướng mất đi.

[related_post]

Quý khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu về các Tiêu chuẩn / Chứng nhận ISO xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ

Biển Báo Giao Thông, Tiêu Chuẩn Về Biển Báo Giao Thông

Thông tư số 6/2023 được thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41/2012/BGTVT và Thông tư số 27/2023/TT-BGTVT ngày 23/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2023/BGTVT.

Theo đó, quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột km, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.

Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).

Từ ngày 1/11, biển cấm rẽ trái không còn cấm quay đầu

Theo quy định trước đây ở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41/2012/BGTVT về biển báo cấm rẽ trái/phải mang số hiệu 123a, 123b có tác dụng cấm các phương tiện giao thông rẽ trái/phải và kèm việc cấm các phương tiện giao thông quay đầu xe.

Nhưng đối với quy định mới chỉ cấm các phương tiện không được rẽ trái/phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu đi khi gặp biển báo 123a, 123b. Điều này được ghi rõ tại phụ lục B, điểm 23 của QCVN 41/2023/BGTVT.

Định nghĩa mới về lỗi vượt phải

Quy chuẩn 41/2023 định nghĩa cụ thể khái niệm về vượt phải như sau:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ “vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều”. Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi “vượt phải”.

Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:

Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.

Xe bán tải được coi là xe con

Quy chuẩn 341/2012 chưa có quy định cụ thể nên xảy ra những tranh luận gay gắt về việc xe bán tải có được coi là xe con trong các tình huống phân làn, đi vào giờ cấm hay không. Một số cho rằng đó là xe con vì tính theo khối lượng chuyên chở và số chỗ. Một số lại nhận định đó là xe tải vì mang biển “C”.

Tranh cãi trên sẽ chấm dứt với Quy chuẩn 41/2023 (có hiệu lực từ 1/11). Theo quy định mới thì xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn (ghi theo Giấy đăng kiểm) và từ 5 chỗ trở xuống được coi là xe con.

Quy định mới về đè vạch liền

Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2023 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.

Như vậy với quy định mới, tài xế sẽ bị phạt nếu đè vạch liền hoặc lấn làn qua vạch liền trong cùng một chiều.

Quy định mới về cách cắm biển báo

Giới tài xế thường không đồng tình vì đôi khi bị lỗi chạy quá tốc độ nhưng không quan sát thấy có biển báo hạn chế. Lý do là vì biển báo chỉ cắm ở bên phải lề đường, trong khi các xe chạy ở làn bên trái bị xe tải, xe bus che khuất.

Quy chuẩn 41/2012 viết: Trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy; có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Với quy định này, ở những nơi không có giá long môn thì tài xế khó quan sát. Nhưng quy chuẩn mới 41/2023 viết: Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Tại các nơi giao nhau, biển hiệu lệnh cần được cắm lại.

Trước đây, nhiều tài xế thường bị xử lý lỗi chạy quá tốc độ trong khu dân cư vì nhầm tưởng là đã hết sau khi đi cả một quãng đường dài không có biển báo. Ở Quy chuẩn 41/2023, quy định trong điều 38 sẽ tránh những hiểu nhầm như sau.

Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

Hướng dẫn tham gia giao thông khi có đèn vàng

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 06/2023/TT-BGTVT, khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau để tránh nguy hiểm.

Ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định.

Theo Báo Giao thông