Tóm tắt tình huống:Hiệu lực của biển báo cấm dừng,đỗ khi tham gia giao thông.Đầu đường tôi nhà tôi có biển cấm đỗ xong đến một ngã ba có đèn vàng nhấp nháy(đường nhập vào có tên đường), qua ngã ba đó công an phườngbvẫn thường xuyên bắt lỗi cấm đỗ, thắc mắc thì được trả lời là đường rẽ về bên phải theo chiều đường cắm biển thi biển mới hết tác dụng, khi người bi xử phạt nói đi từ đường trong ra không nhìn thấy biển cấm đỗ thì được trả lời sang thành phố mà hỏi.Xin hỏi công an làm vậy có đúng không?và phải làm sao khỏi bị thiệt thòi.
Người gửi: Văn Thái
bien-bao-giao-thong-phuc-tap-1005
Luật sư tư vấn:
Xin chào chị ! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:1. Căn cứ pháp lý:
– QCVN 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016)2. Hiệu lực của biển báo cấm dừng,đỗ khi tham gia giao thông.
Theo quy định tại điều 30 QCVN 41:2016/BGTVT, biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển số S.502 để chỉ rõ khoảng cách (ghi trên biển phụ) từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực.Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển.
Như vậy, phải căn cứ cụ thể vào biển báo cấm trên thực tế thì mới xác định được cảnh sát giao thông làm vậy là đúng hay sai. Để tránh thiệt thòi bạn nên nắm rõ luật để tránh vi phạm và sẽ biện hộ cảnh sát giao thông làm sai luật.