Bản Vẽ Biển Báo Giao Thông Đường Bộ / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Daitayduong.edu.vn

Biển Báo Giao Thông Đường Bộ Cơ Bản

Công ty cổ phần TM & DV Hành Tinh Xanh chuyên cung cấp và sản xuất các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam.

Biển báo hiệu giao thông đầu tiên trên thế giới ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của các con đường. Những báo hiệu đầu tiên xuất hiện trên những con phố chính của thủ đô Roma cổ đại nước Ý sau đó trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Cùng với sự phát triển từng ngày của hệ thống hạ tầng đường xá, cầu hầm, hay số lượng các phương tiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ô tô và xe máy đặt ra cho các quốc gia nhiều vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn trên đường.

Tại Việt Nam biển báo giao thông cơ bản đường bộ Việt Nam được chia làm 6 nhóm.

1. Nhóm biển báo cấm: biển báo cấm dễ dàng nhận biết với biển hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Ý nghĩa của biển báo cấm là nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.

Một số biển báo cấm phổ biến nhất hiện nay là: biển báo giao thông cấm đi ngược chiều, biển báo cấm đỗ dừng đổ xe, biển báo cấm rẽ trái, biển cấm ô tô, xe máy…

2. Nhóm biển báo nguy hiểm: biển báo giao thông hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.

3. Biển báo hiệu lệnh: biển hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông biết được những điều lệnh được in trên biển báo phải thi hành. Nhóm biểu hiệu lệnh được làm hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ trên biển màu trắng.

4. Biển chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn định hướng những thông tin cần thiết hoặc những điều có ích cho các hành trình muốn đi.

Nhóm biển này có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn 1 đầu, nền màu xanh lam.

5. Nhóm biển phụ: được lắp đặt kết hợp với các nhóm biển còn lại như biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn nhằm giải thích rõ hơn nội dung biển chính. Biển phụ cũng có thể sử dụng độc lập.

6. Nhóm biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo hiệp định GMS. Đây là nhóm biển báo mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Nhóm biển này được xây dựng dự theo hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới các nước tiểu vùng Mê Koong mở rộng mà Việt Nam là nước tham gia đầu tiên vào năm 1999. Việc lắp đặt các hệ thống biển báo trên các tuyến đường đối ngoại giúp cho người nước ngoài, người các nước quốc tế khác điều khiển phương tiện giao thông có thể nhận biết được các báo hiệu trên đường giao thông VN phục vụ cho hành trình được thuận lợi, an toàn và nhanh chóng.

Một số biển báo trong đường đối ngoại như biển báo khu vực ZONE, biển báo có hầm chui, hết hầm chui ký hiệu là E,11a , E,11b . Biển báo hiệu bắt đầu đường đi bộ F,9

Biển báo hiệu có cắm trại, nhà nghỉ lưu động, nhà trọ: F,10,11,12,13

Biển chỉ dẫn tên đường AH

Tất cả các sản phẩm biển báo giao thông theo quy định của Bộ GTVT ban hành đang được công ty Hành Tinh Xanh cung cấp, bán trên tất cả các tỉnh thành của đất nước. Biển báo được làm bằng chất liệu tôn dày, nhôm, composite chất lượng cao, có phản quang tốt, sắc nét tăng cường độ cảnh báo, dễ dàng quan sát cả ngày và đêm.

Ngoài ra công ty còn cung cấp nhiều sản phẩm thiết bị giao thông nổi bật khác như gờ giảm tốc, gương cầu lồi, cọc tiêu giao thông, cọc phân làn giao thông, ốp góc cột, sơn kẻ vạch đường được nhập khẩu chính hãng từ các nước hàng đầu về nghành thiết bị như Đức, Nhật Bản, China. Các sản phẩm chất lượng cao, mang thương hiệu paloca được khách hàng tin dùng trong rất nhiều năm nay.

Thời gian sử dụng trên 15 năm.

Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, hay đặt hàng sản xuất từ công ty vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần TM & DV Hành Tinh Xanh

CN Miền Bắc: Tầng 4 – Hàn Việt Tower – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Tel: 04 3726 5955 – Hotline: 1900 6829

CN Miền Nam: 133 Tân Quý – P. Tân Quý – Q. Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

Tel: 08 6660 8904 – Fax: 08 3559 2001

là vật dụng được sử dụng phổ biển và lựa chọn hàng đầu trong các loại thùng rác cho những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, công ty, công sở, và trong các gia đình. Thùng rác nhựa có nắp có ưu điểm là có nắp đậy kín để mùi hôi không thoát ra ngoài, vừa thẩm mỹ, tránh ô nhiểm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

có nắp đậy giữ vệ sinh rất tốt tính năng bền, mẫu mã đẹp, dễ dàng vệ sinh, có nhiều loại thùng rác có nắp đậy thiết kế có bánh xe dễ dàng di chuyển.

Thùng rác được làm bằng chất liệu nhựa HDPE, sản xuất với công nghệ và tiêu chuẩn hiện đại tiên tiến giúp sản phẩm được sản xuất đạt yêu cầu cao, giúp sản phẩm trở thành lựa chọn số một trong lĩnh vực vệ sinh – vệ sinh công nghiệp.

Các sản phẩm thùng rác hiện nay:

+ Nhựa HDPE nguyên sinh được bổ sung phụ gia tăng độ dẻo dai và chống va đập

+ Có bánh xe dễ dàng di chuyển, có quai nắm ở nắp để mở lên

+ Thùng rác được phủ chất chống tia cực tím(UV) giúp thùng rác chịu được thời tiết khắc nghiệt môi trường

+ Kiểu dáng đẹp, chắc chắn

Màu sắc: xanh da trời, vàng, xanh lá sẫm, màu ghi, màu đỏ, cam, đen.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng: EN 840, CE, ISO 9001, ISO 14001, OHSAS

Ngày nay hình ảnh thùng rác được sản xuất đa dạng về sản phẩm, kích thước, mẫu mã đẹp, tinh tế và vô cùng sang trọng được dùng trong khách sạn, nhà hàng, công ty, văn phòng như , thùng rác gỗ, thùng rác bọc da, thùng rác đá hoa cương…sản phẩm được thiết kế tỷ mỉ, hoa văn tinh tế, màu sắc nổi bật, chất liệu đa dạng phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, không làm mất mỹ quan cho không gian của bạn.

Công ty cổ phần TM & DV Hành Tinh Xanh chuyên cung cấp phân phối các loại thùng rác giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm thùng rác công ty đang cung cấp như:

+ Thùng rác công cộng, xe đẩy rác vệ sinh môi trường

+ Thùng rác nhựa công nghiệp

+ Thùng rác nhựa

+ Thùng rác khách sạn, nhà hàng, văn phòng, gia đình

+ Thùng rác y tế

Và nhiều loại thùng rác khác.

Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, để biết thêm chi tiết, cũng như giá sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần TM & DV Hành Tinh Xanh

Tầng 4 – Hàn Việt Tower – 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Tel: 04 3726 5955 – Hotline: 1900 6829

CN Miền Nam: 08 6660 8904

Xem trực tiếp sản phẩm tại tổng kho Hành Tinh Xanh: Ngõ 122 Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Biển báo giao thông cắm đầy bên đường, nhưng bạn có hiểu hết ý nghĩa các biển này không?

Đa phần mọi người có thể đọc được một số biển báo quan trọng như biển cấm đường một chiều, cấm dừng đỗ xe, vạch kẻ phân làn đường…

Nhưng còn rất nhiều biển báo hiệu đường bộ khác mà không nhiều người không hiểu hết. Thú thực, tôi cũng nằm trong đa số này (tôi viết bài này cũng một phần là để học lại).

Là người tham gia giao thông sáng suốt, chắc bạn không vì thực tế trên mà bỏ qua việc học và hiểu các biển báo giao thông đường bộ. Điều đó đem lại cho bạn nhiều lợi ích:

Giữ an toàn cho người tham gia giao thông (cho Bạn)

Đảm bảo trật tự giao thông (cho mọi người)

Tạo sự thuận tiện, thoải mái (bạn và người khác)

Xây dựng văn hóa giao thông, và cao hơn là xây dựng văn minh đô thị (cái này cho xã hội ​)

Đạt điểm thi trong kỳ thi lấy bằng ô tô, xe máy (với ai muốn thi lấy bằng)

Trang bị kiến thức để lập luận nhỡ khi bị Cảnh sát giao thông “phạt nhầm” (cái này cũng quan trọng, nếu bạn không muốn mất tiền mà lại bực mình)

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ

Trước hết, khi thấy một tấm biển báo, bạn có bao giờ thắc mắc xem nó được cắm ở đó dựa vào…

Căn cứ pháp lý nào?

Biển báo cũng phải tuân theo quy chuẩn của pháp luật. Những chi tiết như: hình dạng, kích thước, màu sắc, vị trí lắp đặt… đều phải theo quy định.

Vậy chúng ta có thể tra cứu trong văn bản nào?

Nếu bạn quan tâm, hãy tìm đọc QCVN 41:2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”, thường gọi tắt là Quy chuẩn 41. Văn bản này được ban hành năm 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ GTVT.

Văn bản này đã được in thành sách bán. Nếu bạn quan tâm thì mua một cuốn về ngâm cứu. Chắc tại ít người quan tâm, nên tôi thấy có cửa hàng của Nhà xuất bản Giao thông vận tải bán. Tôi thử đặt online trên web của Nhà xuất bản này, nhưng chẳng thấy ai liên hệ lại để hướng dẫn về thanh toán, và giao sách, nên lại bỏ qua. Đến tận nơi mua vậy.

Trong quá trình xây dựng và ban hành QCVN 41:2012/BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp trong vòng 5 năm kể từ ngày 1/1/2013 để tránh lãng phí.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản số 13312/BGTVT-KHCN ngày 21/10/2014 giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung QCVN 41:2012/BGTVT.

Cập nhật: đã có Quy chuẩn mới QCVN 41:2023/BGTVT ban hành kèm kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 01/11/2023.

Có một điều có thể các bạn (và cả tôi) không để ý: không phải tất cả biển báo giao thông mà chúng ta nhìn thấy trên đường đều có trong Quy chuẩn 41. Những tấm biển báo đã lạc hậu cần phải được tháo bỏ, hoặc thay thế sớm.

Câu hỏi đặt ra là: những biển đã lạc hậu, không có trong quy chuẩn 41, mà chưa được dỡ bỏ thì có hiệu lực không? Hiện tôi vẫn đang tìm văn bản chính thức trả lời cho câu hỏi này.

Các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Hiệu lực của mỗi loại biển báo cũng khác nhau, bạn nên tìm hiểu chi tiết từng biển theo quy chuẩn.

1. Biển báo cấm:

Nhóm này gồm 40 biển, đánh số thứ tự từ 101 đến 140 (Phụ lục B – Quy chuẩn 41)

Thể hiện những điều cấm, chẳng hạn như: đường cấm, cấm vượt, cấm đỗ… Người tham gia giao thông buộc phải chấp hành những biển này, nếu không sẽ bị coi là phạm luật.

Theo quy định, nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài (Bao nhiêu mét thì được coi là rất dài?) thì tại các nơi đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.

Nhóm này gồm 46 biển, số thứ tự từ 201 đến 246, cảnh báo người đi đường về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp phòng tránh xảy ra tai nạn.

Hệ thống biển báo nguy hiểm

Biển cảnh báo không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào (như nhóm biển báo cấm, hay biển hiệu lệnh).

Nhưng vì sự an toàn của mình, mong bạn cũng hết sức lưu ý những tấm biển “tốt bụng” này. Mặc dù không phải “tuân theo” biển, nhưng hãy ghi nhớ những thông tin mà chúng nhắc nhở bạn. An toàn là trên hết phải không bạn?

Nhóm biển này gồm 10 biển, đánh số thứ tự từ 301 đến 310, báo hiệu cho người đi đường phải thi hành hiệu lệnh như nội dung của biển, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Đây là loại biển báo bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ, dù bạn đi ô tô, xe máy, hay đi bộ.

Gồm có 47 biển, đánh số thứ tự từ 401 đến 447.

Nhóm biển này hướng dẫn những thông tin cần thiết và hữu ích để người đi đường được thuận lợi, an toàn.

Nhóm biển báo phụ viết bằng chữ, gồm 9 biển, đánh số từ 501 đến 509.

Biển báo phụ thường gắn kết hợp với biển chính (4 nhóm trên) nhằm thuyết minh bổ sung thêm thông tin.

Hệ thống vạch kẻ đường

7. Biển báo trên đường cao tốc

Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường. Nhóm biển trên đường cao tốc như hình dưới.

Nhóm biển báo trên đường cao tốc

8. Biển báo quốc tế (theo hiệp định GMS)

Hệ thống biển báo theo Hiệp định GMS

Cũng giống như người ta có thể sai luật giao thông, thì…

Biển báo cũng có thể … sai

Điều này mới nghe qua tôi cũng thấy hơi khôi hài. Nhưng có lẽ là thật, không phải bịa.

Thứ nhất, cũng như vở học sinh, biển giao thông cũng sai chính tả.

Nguồn: chúng tôi

Nguồn: chúng tôi

Thêm nữa, biển báo cũng bị tô sai màu (hay do mưa nắng nên đã bị đổi phai màu đi mất rồi?)

Nguồn: chúng tôi

Thậm chí, có biển báo còn sai cả nội dung về tốc độ tối đa cho phép, như thế này:

Nguồn: chúng tôi

Những tình huống khó

Biển không nằm trong QC 41 có hiệu lực không?

Biển sai về quy cách (chiều cao…), vị trí (đặt bên trái đường)… có hiệu lực không?

Biển báo bị che khuất (do lá cây, công trình xây dựng…) có hiệu lực không? Biển báo bằng chữ mà không có ký hiệu, theo bài báo này, biển báo tốc độ bị che khuất hoặc khó quan sát đều không có hiệu lực pháp lý.

Biển Báo An Toàn Giao Thông Đường Bộ

Nhận biết và hiểu được ý nghĩa của các biển báo an toàn giao thông giúp bạn tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Hệ thống biển báo an toàn giao thông của nước ta được chia thành 5 nhóm, bao gồm:

– Loại biển báo: Biển cấm và Biển hiệu lệnh.

– Quy cách: Hình tròn; Nền trắng viền đỏ, nền xanh viền đỏ, nền trắng viền xanh hoặc nền xanh.

– Kích thước: Đường kính ngoài 70cm; Chiều rộng mép viền 10cm.

– Loại biển báo: Biển P.122 “Stop”, thuộc nhóm biển báo cấm.

– Quy cách: Hình bát giác; Nền đỏ, viền trắng.

– Kích thước: Đường kính ngoài 60cm; Chiều rộng mép viền 3cm.

– Loại biển báo: Biển báo nguy hiểm.

– Quy cách: Hình tam giác; Nền vàng, viền đỏ.

– Kích thước: Chiều dài cạnh 70cm; Bán kính lượn tròn viền mép đỏ 3,5cm; Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản 3cm.

– Loại biển báo: Biển chỉ dẫn và Biển phụ.

– Quy cách: Hình chữ nhật; Nền xanh biển, vàng hoặc xanh lá.

– Kích thước: Đa dạng.

Hiện nay, mức giá bán biển báo an toàn giao thông trên thị trường giao động từ 150,000 – 450,000 đồng/biển . Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy do giá bán biển báo phụ thuộc vào các yếu tố như:

– Nhà cung cấp : Tùy thuộc vào các khoản vốn, chi phí, lợi nhuận mong muốn,…mà mỗi nhà cung cấp sẽ đưa ra một giá bán khác nhau.

– Loại biển báo : Mỗi biển có hình dạng khác nhau, số lượng nguyên vật liệu sản xuất có sự khác biệt.

– Chất liệu biển báo : Biển giao thông có thể được làm từ tôn, tôn mạ kẽm hay nhựa.

– Chất liệu bề mặt : Lớp màu phản quang trên mặt biển báo có thể sử dụng sơn hoặc decal dán.

– Kích thước biển báo : Hệ thống đường phố được phân làm 04 loại (đường đô thị, đường ô tô, đường đôi ngoài đô thị và đường cao tốc). Mỗi loại đường yêu cầu biển báo sử dụng kích thước hệ số khác nhau. Dẫn đến giá thành các loại biển sẽ có sự chênh lệch.

Sài Gòn ATN là đơn vị uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ thi công các hạng mục an toàn giao thông tại TPHCM và trên toàn quốc. Các sản phẩm mà công ty chuyên cung cấp bao gồm: sơn kẻ đường, đèn tín hiệu, phản quang 3M, gờ giảm tốc, biển báo giao thông,….Để phục vụ nhu cầu sử dụng biển báo giao thông đa dạng của khách hàng, Sài Gòn ATN triển khai cung cấp các mẫu biển báo an toàn như: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo phụ,….

Các sản phẩm của công ty được sản xuất bằng nguồn nguyên vật liệu chất lượng với hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất tiên tiến nhất. Đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, khả năng phản quang tốt và bền bỉ dưới cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Không những thế, khi đến với Sài Gòn ATN, quý khách sẽ còn cảm thấy hài lòng bởi:

– Được phục vụ, tư vấn chu đáo bởi đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

– Giao hàng tận nơi nhanh chóng trên toàn quốc.

– Hỗ trợ lắp đặt cho khách hàng ở TPHCM và khu vực lân cận.

– Giá bán biển an toàn giao thông tương đối rẻ so với mặt bằng chung.

– Bảo hành sản phẩm lâu dài sau khi lắp đặt.

Nếu có nhu cầu mua biển báo an toàn giao thông đường bộ hoặc tìm đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ thi công hạng mục giao thông uy tín, chất lượng, giá rẻ, quý khách hãy liên hệ ngay với Công ty Sài Gòn ATN qua số Hotline: 0934 638 458 để được hỗ trợ và phục vụ nhanh chóng nhất!

Các Biển Báo Giao Thông Đường Bộ

Các biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau:

Các biển báo cấm

Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên biển. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139.

Các biển báo nguy hiểm

Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.

Tác dụng: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết được tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường phía trước để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.

Các biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.

Loại biển báo giao thông đường bộ này nhằm báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông thi hành theo. Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh thứ tự từ 301 đến 310.

Các biển báo chỉ dẫn

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn nhằm dẫn hướng cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường.

Các biển báo phụ

Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.

Biển phụ thường được kết hợp cùng với các loại biển báo giao thông khác như biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó.

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.

Các biển báo giao thông thường gặp Các biển báo giao thông cấm

Hình tròn, viền đỏ, nền trắng và hình vẽ màu đen

Biển Đường cấm

Gặp biển này chúng ta không được phép đi tiếp tới phía trước, vì đây là những đoạn đường cấm.

Biển Cấm đi ngược chiều

Gặp biển này các phương tiện chỉ được phép đi theo chiều đi của mình, nghiêm cấm không được phép đi ngược chiều.

Biển Cấm Ôtô và môtô 2-3 bánh

Các bạn lưu ý, biển này cấm đồng thời cả 3 loại phương tiện là “Xe con”, “Xe máy” và “Xe ba bánh”

Biển “Cấm xe môtô 2-3 bánh”

Khi gặp biển này thì các phương tiện như xe máy, xe lam, xe ba gác không được phép đi vào.

Biển “Cấm xe gắn máy” Biển “Dừng lại (cả xe ưu tiên)”

Gặp biển này tất cả phương tiện đều phải dừng lại ngay, kể cả xe ưu tiên cũng phải dừng lại. Bởi vì phía trước là nơi nguy hiểm, đoạn đường cụt hoặc vực sâu nguy hiểm.

Biển “Cấm rẽ trái”

Khi gặp biển này các bạn hết sức lưu ý là không được phép rẽ trái và quay đầu xe, biển này cấm đồng thời cả rẽ trái và quay đầu xe.

Biển “Cấm ôtô, môtô đi về bên trái và phải”

Gặp biển này thì lưu ý cái hình mũi tên ở phía dưới, đó là không được phép rẽ trái và rẽ phải

Biển “Cấm quay đầu xe” Biển “Cấm người đi bộ”

Gặp biển này người đi bộ tuyệt đối không được phép đi vào trong bất cứ trường hợp nào, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Biển “Cấm xe công nông”

Gặp biển này xe công nông không được phép đi vào

Biển “Nhường đường xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”

Gặp biển này các phương tiện như xe máy, xe đạp phải nhường đường cho xe cơ giới(oto) đi ngược chiều mình.

Biển “Cấm các loại xe ở biển phụ đi vào”

Lưu ý, cả 3 biển trên đều có hiệu lực tương đương nhau, nghĩa là khi thấy các biển này thì các phương tiện cho trong hình phía dưới đều không được phép đi vào.

Biển “Cấm dừng-đỗ xe” Các biển báo giao thông nguy hiểm

Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen

Biển này báo hiệu phía trước bạn là đường hai chiều, chú ý nguy hiểm có thể xảy ra, nên giảm tốc độ lại khi gặp biển này.

Biển “Giao nhau với các tuyến đường cùng cấp”

Thường khi gặp biển này các bạn lưu ý là phải tự giác nhường đường cho nhau, tránh tình trạng xảy ra ùn tắc hoặc xảy ra tai nạn

Biển “Giao nhau với đường không ưu tiên”

Lưu ý khi gặp biển này có nghĩa là bạn đang đi trên đường “Ưu tiên” và bạn được phép đi trước mà không phải nhường đường khi qua nơi giao nhau.

Gặp biển này chúng ta phải giảm tốc độ, quan sát và nhường đường cho phương tiện qua nơi giao nhau ở phía trước.

Gặp biển này các bạn nên chú ý giảm dần tốc độ, phía trước là giao nhau nguy hiểm.

Biển “Giao nhau với đường hai chiều”

Gặp biển này các bạn chú ý giảm tốc độ và đi chậm lại tránh gặp nguy hiểm phía trước.

Biển “Nhường đường cho người đi bộ”

Biển này thì rõ rồi ạ, khi gặp biển này các bạn chú ý quan sát và dừng lại nếu đã có tín hiệu rào chắn.

Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (biển 2 và 3) Biển “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”

Khi gặp biển này các bạn nhớ giảm tốc độ, không được phép đi nhanh vì sẽ dễ xảy ra tai nạn.

Các biển hiệu lệnh

Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng

Biển chỉ được rẽ trái

Gặp biển này thì bắt buộc chúng ta phải rẽ trái, không được phép đi thằng về phí trước nữa. Thông thường biển này sẽ được đặt ở những đoạn đường cong.

Biển đi thẳng rẽ phải Biển dành cho người đi bộ

Gặp biển này lưu ý các phương tiện khác không được phép đi vào.

Biển tuyến đường cầu vượt cắt qua

Gặp biển này chú ý phía trước là cầu vượt cắt qua hạn chế chiều cao, các phương tiện hết sức lưu ý.

Biển hướng đi thẳng phải theo

Gặp biển này các phương tiện bắt buộc phải đi thẳng, không được phép rẽ sang hướng khác.

Biển rẽ phải, rẽ trái Các biển báo giao thông chỉ dẫn

Hình chữ nhật hoặc hình vuông, màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.

Biển chỉ dẫn tên đường trên các tuyến đường đối ngoại

Gặp biển này các phương tiện được phép đi.

Biển hết đoạn đường ưu tiên

Gặp biển này các phương tiện phải đi chậm lại và chú ý quan sát để nhường đường cho các phương tiện khác.

Biển được ưu tiên qua đường hẹp

Gặp biển này các phương tiện đang đi trên hướng của mình được quyền ưu tiên đi trước qua nơi đường hẹp

Biển báo hiệu cầu vượt liên thông

Gặp biển này các phương tiện hết sức lưu ý phía trước là cầu vượt liên thông

450 Câu Hỏi Luật Giao Thông Đường Bộ: Biển Báo Chỉ Dẫn Giao Thông Đường Bộ

Biển báo giao thông đường bộ hay còn được gọi là hệ thống báo hiệu đường bộ là hệ thống rất nhiều biển báo giao thông cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông và được chia thành 6 nhóm chính như sau: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo phụ, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, vạch kẻ đường. Nhưng trong đó biển báo chỉ dẫn là một trong những loại biển báo tiêu biểu nhất dành cho người tham gia giao thông.

Biển số 401 “Bắt đầu đường ưu tiên”: Để biểu thị ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước. Biển đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, yêu cầu phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại nhường cho phương tiện trên đường chính đi trước.

Biển số 402 “Hết đoạn đường ưu tiên”: Báo hiệu hết đoạn đường được ưu tiên

Biển số 403a “Đường dành cho ôtô”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có dặt biển này

Biển số 403b “Đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường dành cho các loại ôtô, xe máy (kể cả xe gắn máy) đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt biển này

Biển số 404a “Hết đường dành cho ô tô”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô đi lại

Biển số 404b “Hết đường dành cho ô tô, xe máy”: Để chỉ dẫn hết đoạn đường dành cho ôtô, xe máy đi lại

Biển số 405a “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên phải

Biển số 405b “Đường cụt”: Để chỉ dẫn đường cụt, lối rẽ vào đường cụt phía bên trái

Biển số 405c “Đường cụt”: Để chỉ dẫn phía trước là đường cụt, đặt trước đường cụt 300m đến 500m và cứ 100m phải đặt thêm một biển

Biển số 406 “Được ưu tiên qua đường hẹp” : Để chỉ dẫn cho người lái xe cơ giới biết mình được quyền ưu tiên đi trước trên đoạn đường hẹp. Nếu trên hướng đi ngược chiều có xe (cơ giới hoặc thô sơ) đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên cũng phải nhường đường.

Biển số 407(a,b,c) “Đường một chiều” : Để chỉ dẫn những đoạn đường chạy một chiều. Biển số 407a đặt sau nơi đường giao nhau, biển số 407b,c đặt trước nơi đường giao nhau.

Biển chỉ dẫn 407bBiển chỉ dẫn 407

Biển số 408 “Nơi đỗ xe” : Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe, những bãi đỗ xe, bến xe v.v…

Biển số 409 “Chỗ quay xe” : Để chỉ dẫn vị trí được phép quay đầu xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Biển số 410 “Khu vực quay xe” : Để chỉ dẫn khu vực được phép quay đầu xe , phải đặt biển số 410 “Khu vực quay xe”. Trên biển mô tả cách thức tiến hành quay xe. Biển không cho phép rẽ trái (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Biển số 411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường.

Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 1.18 hình mũi tên màu trắng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu chỉ dẫn phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình cuả xe.

Biển số 412 (a,b,c,d) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” : Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định):

Biển số 412a “Làn đường dành cho ôtô khách”: làn đường dành riêng cho ôtô khách (kể cả ôtô buýt, tắc-xi).

Biển số 412b “Làn đường dành cho ôtô con”

Biển số 412c “Làn đường dành cho ôtô tải”

Biển số 412d “Làn đường dành cho xe môtô”

Biển số 413a “Đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết đường có làn đường dành riêng cho ôtô khách theo chiều ngược lại

Biển số 413(b,c) “Rẽ ra đường có làn đường dành cho ô tô khách”: Để chỉ dẫn cho người lái xe biết ở nơi đường giao nhau rẽ phải hoặc rẽ trái là rẽ ra đường có làn đường dành cho ôtô khách

Biển số 414 (a,b,c,d) “Chỉ hướng đường” : Đặt ở tất cả các đường giao nhau, để chỉ dẫn hướng đường đến các địa danh, khu dân cư. Trên biển cần chỉ dẫn cả số hiệu (tên) đường và cự ly:

Biển số 414(a,b) đặt ở nơi đường giao nhau và chỉ có một địa danh và khu dân cư trên hướng đường cần phải chỉ dẫn.

Biển số 414(c,d) đặt ở nơi đường giao nhau có từ hai địa danh, khu dân cư cần phải chỉ dẫn trên biển. Địa danh xa hơn phải viết phía dưới.

Biển số 415 “Mũi tên chỉ hướng đi” : Được đặt trong khu đông dân cư, ở các đường giao nhau để chỉ dẫn hướng đi đến một địa danh lân cận tiếp theo và khoảng cách (km) đến nơi đó. Nếu biển này đặt trên đường cao tốc thì phía bên trái biển có thêm hình vẽ đường cao tốc.

Biển số 416 “Lối đi đường vòng tránh”: Đặt trước các đường giao nhau, để chỉ dẫn lối đi đường tránh, đường vòng trong trường hợp đường chính bị tắc, hoặc đường chính cấm một số loại xe đi qua

Biển số 417 (a,b,c) “Chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe” : Đặt ở các đường giao nhau trong trường hợp cấm hoặc hạn chế một số loại xe, phải có biển để chỉ hướng đường phải đi cho từng loại xe đến một khu dân cư tiếp theo.

Biển số 418 “Lối đi ở những vị trí cấm rẽ” : Để chỉ lối đi ở các nơi đường giao nhau bị cấm rẽ. Biển được đặt ở nơi đường giao nhau trước đường cấm rẽ.

Biển số 419 “Chỉ dẫn địa giới” : Để chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện

Biển số 420 “Bắt đầu khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn bắt đầu vào phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.

Biển số 421 “Hết khu đông dân cư” : Để chỉ dẫn hết phạm vi khu đông dân cư, người sử dụng đường biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.

Biển số 422 “Di tích lịch sử”: Để chỉ dẫn những nơi có di tích lịch sử hoặc những nơi có danh lam thắng cảnh, những nơi có thể thăm quan v.v… ở hai ven đường

Biển số 423(a,b) “Đường người đi bộ sang ngang” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang. Biển này được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường. Gặp biển này người lái xe phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang.

Biển số 424(a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”: Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số 424a hoặc 424b cho phù hợp.

Biển số 424(c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ” : Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số 424c hoặc 424d cho phù hợp.

Biển số 425 “Bệnh viện” : Để chỉ dẫn sắp đến cơ sở điều trị bệnh ở gần đường như bệnh viện, bệnh xá, trạm xá v.v… Gặp biển này người lái xe đi chậm, chú ý quan sát và không sử dụng còi.

Biển số 426 “Trạm cấp cứu” : Để chỉ dẫn nơi có trạm cấp cứu y tế ở gần đường

Biển số 427(a) “Trạm sửa chữa”: Để chỉ dẫn nơi đặt xưởng, trạm chuyên phục vụ sửa chữa ôtô, môtô hỏng trên đường

Biển số 427(b) “Trạm kiểm tra tải trọng xe” Để chỉ dẫn nơi đặt trạm kiểm tra tải trọng xe

Biển số 428 “Trạm cung cấp xăng dầu” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm kinh doanh xăng dầu phục vụ cho xe cộ đi trên đường

Biển số 429 “Nơi rửa xe” : Để chỉ dẫn những nơi có bố trí rửa xe

Biển số 430 “Điện thoại” : Để chỉ dẫn những nơi có đặt trạm điện thoại công cộng chuyên phục vụ khách đi đường

Biển số 431 “Trạm dừng nghỉ”: Để chỉ dẫn những nơi có các dịch vụ phục vụ khách đi đường (ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiên liệu…). Tùy trạm dừng nghỉ có dịch vụ gì mà bố trí các biểu tượng hình vẽ cho phù hợp.

Biển số 432 “Khách sạn”: Để chỉ dẫn nơi có khách sạn phục vụ khách đi đường

Biển số 433 “Nơi nghỉ mát”: Để chỉ dẫn nơi nghỉ mát

Biển số 434(a) “Bến xe buýt”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống

Biển số 435 “Bến xe điện”: Để chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe điện cho khách lên xuống

Biển số 436 “Trạm cảnh sát giao thông”: Để chỉ dẫn nơi đặt trạm cảnh sát giao thông. Các phương tiện phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.

Biển số 437 “Đường cao tốc”: Để chỉ dẫn bắt đầu đường cao tốc

Biển số 438 “Hết đường cao tốc”: Để chỉ hết đường cao tốc

Biển số 439 “Tên cầu”

Biển số 440 “Đoạn đường thi công”: Để chỉ dẫn những đoạn đường đang thi công sửa chữa hoặc nâng cấp cải tạo

Biển số 441(a,b,c) “Báo hiệu phía trước có công trường thi công”: Để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trườngthi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển số 441(a,b,c) được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 500m, 100m và 50m, trước biển số 440.

Biển số 442 “Chợ”: Để báo sắp đến khu vực có chợ gần đường, xe cơ giới qua lại khu vực này phải chú ý quan sát, giảm tốc độ.

Biển số 443 “Xe kéo moóc”: Để báo hiệu xe có kéo moóc hoặc xe kéo xe, biển này được đặt trên nóc xe kéo.

Biển số 444 “Biển báo chỉ dẫn địa điểm” : Nhằm chỉ dẫn cho người đi đường biết hướng đến những địa điểm quan trọng, các loại biển báo phân biệt địa điểm chủ yếu bao gồm:

Ga xe lửa (biển số 444a): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau chỉ hướng vào ga xe lửa.

Biển báo sân bay (biển số 444b) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào sân bay.

Biển báo bãi đậu xe (biển số 444c): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bãi đậu xe.

Biển báo bến xe khách đường dài (biển số 444d) đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến xe khách đường dài.

Biển chỉ dẫn trạm cấp cứu. (biển số 444e): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào bệnh viện và trạm cấp cứu

Biển báo bến tàu khách (biển số 444f) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào bến tàu khách.

Biển chỉ dẫn khu danh thắng và du lịch (biển số 444g): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào khu danh thắng và du lịch.

Biển chỉ dẫn trạm xăng (biển số 444h): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm bán xăng dầu

Biển chỉ dẫn trạm rửa xe (biển số 444i) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm phục vụ rửa xe.

Biển chỉ dẫn bến phà (biển số 444j) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường ra bến phà.

Biển báo ga tàu điện ngầm (biển số 444k): đặt biển ở nơi đường giao nhau với đường vào ga tàu điện ngầm

Biển chỉ dẫn khu vực dịch vụ cho khách đi đường (biển số 444l) : đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm dừng nghỉ.

Biển báo trạm sửa chữa xe (biển số 444m): đặt biển ở trước nơi đường giao nhau với đường vào trạm sửa chữa xe trong khu dịch vụ.

Biểu báo đường trơn phải chạy chậm (biểu số 445a) : biển đặt tại vị trí thích hợp trước đoạn đường bị trơn trượt khi trời mưa hoặc láng đầu v.v…

Biển báo đường dốc phải đi chậm, lái xe phải cẩn thận (biển số 445b): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường có độ dốc lớn và tầm nhìn hạn chế.

Biển báo đoạn đường sương mù, tầm nhìn hạn chế phải đi chậm, tập trung quan sát (biển số 445c) : biển đặt trước đoạn đường nhiều sương mù

Biển báo đoạn đường có nền đường yếu (biển số 445d): biển đặt ở vị trí thích hợp trước đoạn đường mà nền đường có hiện tượng sụt lún, không bằng phẳng, nhắc nhở lái xe đi chậm và cẩn thận.

Biển báo xe lớn hoặc quá khổ đi sát về bên phải (biển số 445e): biển đặt ở nơi thích hợp trước khi đi vào đoạn đường có từ hai làn xe trở lên, hướng dẫn cho lái xe lớn hoặc quá khổ phải đi tốc độ thấp không được chiếm làn đường của các loại xe khác.

Biển báo chú ý khu vực có gió ngang mạnh (biển số 445f): biển đặt biển ở vị trí trước khi đi vào cầu lớn, cầu vượt qua vịnh hoặc cửa núi đoạn đường thường có gió ngang cường độ mạnh.

Biển báo đoạn đường nguy hiểm hay xẩy ra tai nạn (biển số 445g): đặt biển ở nơi thích hợp trước khi vào đoạn đường hay xẩy ra tai nạn.

Biển báo đường xuống dốc liên tục (biển số 445h): đặt biển ở nơi thích hợp khi sắp vào đoạn đường xuống dốc liên tục, nhằm nhắc nhở lái xe phải đi chậm, đi sát bên phải.

Biển số 446 “Nơi đỗ xe dành cho người tàn tật” : Để báo hiệu nơi đỗ xe dành cho người tàn tật

Biển số 447 “Biển báo cầu vượt liên thông”: Biển đặt tại vị trí trước khi vào cầu vượt có tổ chức giao thông liên thông giữa các tuyến. Tuỳ theo nút giao mà bố trí biển số 447a, 447b, 445c, 447d cho phù hợp.

Thông qua một số tính chất đặc điểm để nhận biết và những ý nghĩa của từng loại, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của biển báo nguy hiểm là một điều rất cần thiết dùng để sử dụng khi tham gia giao thông. Bởi biển báo chỉ dẫn có nhiệm vụ rất đặc thù đối với luật giao thông đường bộ, nhờ có biển báo chỉ dẫn mà giúp cho bạn tìm kiếm, dẫn hướng rất dễ dàng khi tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời giúp cho người tham gia giao thông thuận lợi trên đường.