Bạn đang xem bài viết Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Năm 2022 Thời Gian Thi Kéo Dài. được cập nhật mới nhất trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
* Không có chuyện bằng lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô.
* Điểm mới trong học và thi cấp GPLX năm 2020 ( mới nhất).
* Nên chọn học bằng B1 (số tự động ) hay B2 ( số sàn ).
Thời gian thi bằng lái xe ô tô là bao lâu?
Theo quy định 1 khóa học và thi GPLX ô tô là giao động trong khoảng 3 tháng, tính từ ngày báo cáo danh sách hồ sơ lên sở GTVT. Đối với bằng lái xe hạng B1 là 73 ngày, bằng lái xe hạng B2 là 93 ngày và bằng lái xe hạng C là 180 ngày.
Nguyên nhân thời gian thi bằng lái xe ô tô 2020 kéo dài.
Nguyên nhân thời gian thi bằng lái xe ô tô năm 2020 kéo dài, đến từ rất nhiều nguyên nhân, từ yếu tố bên ngoài lề cho đến các vấn đề thay đổi lớn trong đào tạo cấp GPLX năm 2020.
Điều đầu tiên phải nhắc đến đó là ảnh hưởng lớn toàn cầu của dịch COVID – 19, tất cả công việc hay ngành nghề nào cũng đều thiệt hại rất lớn, và chủ yếu là những địa điểm tập trung đông người. Và ngành đào tạo lái xe ô tô không tránh khỏi ảnh hưởng, kể từ đầu tháng 3 năm 2020 sở GTVT đã chính thức tạm dừng khai giảng các khóa học lái xe ô tô trong 1 thời gian khá dài, và hiện tại dịch COVID – 19 vẫn đang còn ảnh hưởng rất lớn tại các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phòng tránh lây lan lần thứ 2. Đây cũng chính là nguyên nhân 1 lượng lớn hồ sơ đăng kí từ tháng 3 chưa được khai giảng, kéo theo sự ùn tắc của các hồ sơ đăng kí sau dịch COVID – 19
Nguyên nhân thứ 2 được nhắc tới là về chính thay đổi của ngành đào tạo lái xe, khi mà trong 1 năm có đến 2 thông tin thay đổi cơ chế. Thứ nhất, tăng bộ đề câu hỏi từ 450 lên 600 câu, trong đó bao gồm các câu điểm liệt, đi học phải điểm danh dấu vân tay. Thứ 2, áp dụng quy chế mới kiểm soát số giờ, số km thực hành lái xe bằng camera. Và thông tin thay đổi này được áp dụng kể từ đầu tháng 8/2020, nên đã trở thành cơn sốt thi bằng lái xe 2020, một lượng lớn các bạn có nhu cầu hay chưa có nhu cầu đều đổ xô đi đăng kí để mong muốn được học và thi GPLX theo cơ chế cũ, với thời gian học linh động hơn. Trong khi học viên đều chưa nắm được 1 điều là lưu lượng của mỗi trung tâm đào tạo lái xe hay rộng ra là đào tạo lái xe toàn Hà Nội trong 1 tháng là có giới hạn. Đổ xô đi học lái xe dẫn đến tình trạng ùn tắc, quá tải, chậm lịch học lịch thi GPLX là vấn đề xảy ra thường xuyên từ đầu năm 2020 đến nay.
Học viên đổ xô đi học lái xe ô tô năm 2020, cũng chính là nguyên nhân dần đến tình trạng ùn tắc hồ sơ, cạnh tranh giá hồ sơ không lành mạnh dẫn đến tình trạng giá hồ sơ học lái xe đẩy lên cao.
Học bằng lái xe ô tô B1 cấp tốc năm 2020.
Học bằng lái xe ô tô B2 cấp tốc năm 2020.
Còn tiếp : Làm thế nào để đăng kí học và thi nhận bằng lái xe ô tô sớm.
Thời Gian Cấp Bằng B2 Sau Khi Thi Sát Hạch Lái Xe Ô Tô.
Vì vậy trường dạy lái xe Tiến Thành xin giải đáp cho các học viên của trường cũng như các bạn đọc được biết về thông tin thi xong bao lâu có bằng lái B2:
Trường hợp 1: học viên không/chưa có bằng lái xe máy thẻ nhựa (vật liệu PET)
Theo quy định của Sở giao thông vận tải thì thời gian lấy bằng B2 là sau 15 ngày kể từ ngày học viên tham gia kì thi sát hạch lái xe ô tô B2.
Trường hợp 2: học viên đã có bằng lái xe máy thẻ nhựa (vật liệu PET)
Nếu bạn đã đổi bằng lái xe máy (A1/A2) sang vật liệu PET hoặc bạn đang có bằng lái xe máy thẻ nhựa thì khi đăng kí học lái ô tô bạn sẽ được yêu cầu nộp thêm bản photo bằng lái xe máy mới. Trường hợp này thời gian lấy bằng lái xe ô tô B2 của bạn được tính như ở trường hợp 1 là 20 ngày tính từ ngày tham gia kỳ sát hạch.
Trong trường hợp bạn không nộp bản photo bằng xe máy (PET), hoặc bạn được cấp bằng lái A1 sau khi đăng kí học bằng lái B2 thì thời gian cấp bằng B2 của bạn là 60 ngày kể từ ngày bạn cung cấp bản photo bằng lái xe máy cho trung tâm bạn đăng ký. Khi đến thời hạn, trường nhận được hồ sơ bằng lái xe B2 của bạn và thông báo bạn đến trung tâm nhận bằng. Vậy thời gian cấp bằng lái B2 của bạn sau khi thi xong trong trường hợp này là tầm 70 ngày.
Tham gia học và thi bằng lái xe ô tô, học viên nào cũng muốn nhanh chóng sở hữu bằng lái sau khi thi để có thể hợp pháp lái xe trên đường. Do đó, khi đã đăng ký học lái xe, các bạn nên nắm rõ thông tin để hạn chế hơi vào trường hợp thứ 2. Trong trường hợp không rõ thông tin, các bạn mạnh dạn hỏi nhân viên tư vấn của trung tâm để được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất
Vậy bạn nên đăng kí học lái ô tô ở những nơi uy tín chất lượng để được hỗ trợ sở hữu bằng lái b2 một cách nhanh nhất sau khi thi. Nhanh chóng liên hệ với trường đào tạo lái xe ô tô Tiến Thành. Một trung tâm đào tạo lái xe uy tín chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh để được hỗ trợ tốt nhất
Trường đào tạo lái xe Tiến Thành hỗ trợ học viên có bằng sớm nhất sau khi thi mà không phải bỏ thêm bất kì chi phí nào như một số trung tâm hiện nay.
Thời Gian Cấp Bằng B2 Sau Khi Thi Sát Hạch Lái Xe Ô Tô.
Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Năm 2022: Đồn Học Phí Sẽ Tăng Cao Để Lôi Kéo Người Học
Gần đây, dư luận xôn xao khi nhiều người rủ nhau đăng ký đi học thi bằng lái xe ô tô vì tin “đồn” từ 1.5.2020 tăng học phí học bằng lái. Tổng cục Đường bộ khẳng định không có chuyện giá đào tạo lái xe ô tô tăng lên vài chục triệu đồng.
Không có chuyện tăng học phí
Một trong những điểm mới tại Thông tư 38/2019 thay thế Thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ là quy định ứng dụng công nghệ như đào tạo, sát hạch qua cabin, phần mềm mô phỏng, giám sát trực học lý thuyết và thực hành với mục tiêu siết chặt, nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều này khiến có nhiều thông tin cho rằng học phí lái ô tô năm 2020 sẽ lên tới 30 triệu đồng do phát sinh thêm nội dung đào tạo, cơ sở vật chất để theo dõi học và thi.
Trao đổi với Báo Giao thông về vấn đề này, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ VN) khẳng định, không có chuyện giá đào tạo lái xe ô tô tăng lên mức vài chục triệu đồng.
Đối với quy định các trung tâm đầu tư cơ sở vật chất mới như cabin tập lái, thiết bị mô phỏng, ông Thống cho biết, năm nay Bộ GTVT đang xây dựng quy chuẩn, sau 6 tháng quy chuẩn có hiệu lực thi hành cơ sở mới mới phải đầu tư nên chưa thể nói tăng phí đào tạo.
Cơ quan quản lý không chi phối mức học phí của các trung tâm đào tạo lái xe. Thông tư liên tịch 72 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính giao cho cơ sở đào tạo lái xe tự xây dựng mức phí trên cơ sở nội dung, chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, chi phí đào tạo…để xây dựng mức học phí. Sau khi xây dựng, cơ sở đào tạo phải công khai mức học phí ở cơ sở đào tạo và trình cơ quan quản lý nhà nước địa phương theo dõi giám sát.
“Khi đầu tư thêm cơ sở vật chất, các cơ sở đào tạo sẽ tính toán lại mức phí để ban hành mức phí phù hợp. Tuy giao cho trung tâm tự định mức giá nhưng theo cơ chế thị trường, trung tâm nào tăng cao quá sẽ bị người học tẩy chay. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào mức tính toán của trung tâm để có mức giá phù hợp, khi trung tâm tăng học phí mà không báo cáo sẽ bị xử lý theo quy định”, ông Thống nói.
Học xử lý tình huống trên phần mềm mô phỏng
Thông tư số 38/2019 về đào tạo cấp GPLX bổ sung nhiều quy định mới như thêm hai môn học là xử lý tình huống trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trên cabin. Những cabin tập lái được tích hợp nhiều bài thi, nhiều điều kiện thời tiết, cũng như những cung đường sẽ gặp trên thực tế. Thời gian học với thiết bị mô phỏng là 3 giờ trước khi tập lái trên đường.
Từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái ôtô trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ nhận dạng để theo dõi thời gian học môn pháp luật giao thông đường bộ của học viên trên lớp. Với thực hành lái xe, ô tô tập lái sẽ phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường, sau 6 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành.
Thiết bị mô phỏng bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm mô phỏng và cabin học lái ôtô sẽ được sử dụng cả trong đào tạo và sát hạch. Trình tự sát hạch mới sẽ là lý thuyết – mô phỏng – trong hình – trên đường. Như vậy, nếu không đạt sát hạch với thiết bị mô phỏng sẽ không được sát hạch trên ô tô.
Việc đào tạo bằng thiết bị mô phỏng được thực hiện từ 1/1/2021 và sát hạch từ 1/5/2021. Bên cạnh đó, kể đến đó là từ ngày 1/1/2020, sẽ thực hiện giám sát bằng camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: Xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc.
Một thay đổi đáng lưu ý so với chương trình đào tạo cũ là môn Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông được đổi thành Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Trong đó, nội dung “Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông” chiếm 2 giờ.
Ngoài ra, từ ngày 1/6-/2020, GPLX cấp mới sẽ có mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.
Lò Trung Thành
Lùi Thời Gian Thi Sát Hạch Bằng Lái Xe Đến 1/8
Bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) mới sẽ được thực hiện từ ngày 1/8, thay vì 1/6 như trước.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị này đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, biên soạn và ban hành bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đồng thời có văn bản hướng dẫn các Sở GTVT sử dụng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc đã dừng tổ chức đào tạo để đảm bảo cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, do đó không thể hướng dẫn học viên làm quen với bộ câu hỏi mới và tổ chức ôn luyện.
“Bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch cấp GPLX mới sẽ được thực hiện từ ngày 1/8, thay vì 1/6 như trước”, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Bộ 600 câu hỏi để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ bao gồm 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ; 26 câu về nghiệp vụ vận tải; 21 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe; 56 câu về kỹ thuật lái xe; 35 câu về cấu tạo và sửa chữa; 182 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ; 114 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông; 60 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, được lựa chọn từ bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các hạng F gồm 600 câu. Trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Câu hỏi dùng cho sát hạch cấp GPLX hạng B1 gồm 574 câu hỏi trong bộ 600 câu, trong đó có 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Bộ đề sát hạch cấp GPLX ô tô hạng B1 số tự động và hạng B1 gồm 30 câu. Bộ đề sát hạch cấp GPLX ô tô hạng B2 gồm 35 câu. Bộ đề sát hạch cấp GPLX ô tô hạng C gồm 40 câu. Bộ đề sát hạch cấp GPLX ô tô hạng D, E và các hạng F gồm 45 câu. Bộ đề sát hạch cấp GPLX hạng A1, A2, A3, A4 gồm 25 câu.
Đặc biệt, bộ câu hỏi mới này bao gồm những câu hỏi “điểm liệt”. Những câu hỏi này sẽ thể hiện ở chương 8 bao gồm 60 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Nếu đề thi có 30 câu, học viên làm đúng 29 câu, nhưng sai 1 câu thuộc các câu điểm liệt sẽ bị trượt phần thi lý thuyết.
Theo Phan Trang/Chinhphu.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Năm 2022 Thời Gian Thi Kéo Dài. trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!