Bạn đang xem bài viết Sự Khác Biệt Nào Giữa Fujifilm X được cập nhật mới nhất trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
+Cảm biến APS-C X-Trans III 24MP và X-Processor Pro
+15 chế độ mô phỏng phim bao gồm Classic Chrome và Acros
+Hệ thống lấy nét tự động tiên tiến với 91/325 điểm
+Tốc độ chụp liên tục lên đến 8fps và 14fps (màn trập điện tử)
+Quay video 4K lên đến 30 khung hình / giây
Vậy chúng sẽ có những điểm khác biệt là gì?
Sự khác biệt đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất giữa hai máy ảnh này là thiết kế và vị trí của kính ngắm điện tử. Máy ảnh Fujifilm X-E3 nằm phía bên góc trái , trong khi X-T20 nằm ở trung tâm. Chúng rất giống nhau về trọng lượng( X-E3 nhẹ hơn khoảng 50g). Cả hai đều có một ống ngắm điện tử OLED 0,39 inch, 2360k điểm , 0.005 giây thời gian trễ, 0,62x độ phóng đại và điểm mắt kính 17,5mm
Fujifilm X-T20 có một ổ quay số ở trên để lựa chọn các chế độ chụp khác nhau trong khi trên X-E3 bạn có thể truy cập các tùy chọn tương tự với nút chuyên dụng ở phía sau. Một số nút khác đã được đặt trong các điểm khác nhau trên hai máy ảnh là tốt. Ví dụ, các nút Q và AF-L đã được di chuyển đến ngón tay cái sau của X-E3.
Cả hai máy ảnh Fujfilm sử dụng cùng một hệ thống menu, Q menu và My Menu. Trên X-E3 có một tùy chọn mới gọi là Live View Highlight Alert. Khi được kích hoạt trong thiết lập màn hình, nó sẽ cảnh báo bạn về bất kỳ sự sắc nét nổi bật nào trong màn hình EVF hoặc LCD.
Fujifilm đã lựa chọn để giữ cho màn hình cố định trên serifinder series của nó trong khi trên X-T20, bạn có thể nghiêng nó lên và xuống. Cả hai màn hình đều có cùng độ phân giải và cảm ứng. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với màn hình cảm ứng của hai máy ảnh như di chuyển điểm lấy nét, chụp ảnh hoặc duyệt qua hình ảnh của bạn ở chế độ phát lại.
Tuy nhiên, X-E3 là người duy nhất được hưởng lợi từ một chế độ mới gọi là “Touch Function”. Nó cho phép bạn kích hoạt tối đa bốn cài đặt khác nhau bằng cách vuốt trái, phải, lên hoặc xuống và có thể được coi là một sự thay thế ảo cho D-Pad. Bạn cũng có thể di chuyển điểm tập trung bằng màn hình cảm ứng trong khi soạn thảo với EVF và chọn vùng màn hình cảm ứng bạn muốn nhạy cảm (trái, phải hoặc tất cả). Bạn cũng có thể sử dụng độ nhạy cảm với Menu Q.
Chiếc X-T20 sẽ không còn kém so với người anh em tầm trung của nó trong một thời gian dài. Fujifilm sẽ phát hành bản cập nhật phần mềm cho máy ảnh vào cuối tháng 11 (phiên bản 2.0), cho phép bạn sử dụng màn hình trong khi chỉnh khung hình bằng kính ngắm. Đối với chức năng Touch, nó có thể sẽ vẫn độc quyền cho X-E3 cho bây giờ.
Ở đây chúng ta có một sự khác biệt nhỏ về cài đặt chất lượng hình ảnh: trên X-E3 bạn có ba giá trị khác nhau – 100, 125 và 160 ISO – cho tùy chọn độ nhạy “thấp” mở rộng, trong khi trên X-T20 bạn chỉ có thể chọn ISO 100.
Trong khi cả hai máy ảnh chia sẻ hầu hết các lựa chọn tương tự như cài đặt Tuỳ chỉnh AF-C, X-E3 sẽ có thêm tính năng gọi là “Store AF by Orientation”: nó sẽ lưu trữ các vị trí khác nhau cho vùng lấy nét tùy thuộc vào hướng của máy ảnh ( ngang hoặc dọc). Với điểm duy nhất, bạn có thể chọn giữa sáu kích cỡ khác nhau trên X-E3 và năm trên X-T20. Máy ảnh mới có cài đặt TẤT CẢ, nơi bạn có thể chuyển đổi giữa các chế độ khu vực khác nhau bằng cách quay số quay số lệnh phía sau.
Một nâng cấp thú vị khác của X-E3 là thuật toán tự động lấy nét: theo thông cáo báo chí chính thức, nó có thể theo dõi các đối tượng di chuyển nhanh gấp đôi kích thước so với các mô hình trước đó với công nghệ X-Trans III và X-Processor Pro. Có lẽ một bản cập nhật firmware trong tương lai sẽ thực hiện cải tiến này trên X-T20
X-E3 có thể chụp được tới 15 phút với chế độ T, trong khi X-T20 không thể kéo dài hơn 30 giây trừ khi bạn sử dụng chế độ Bulb cổ điển. Ưu điểm của chế độ T là bạn không cần giữ ngón tay trên nút chụp cho đến khi phơi ảnh hoàn tất. Nếu X-T20 có thể chụp được tối đa 3 lần chụp và ± 2Ev, X-E3 có thể ghi lên đến 9 khung hình ở ± 3Ev, cho phép bạn linh hoạt hơn cho hình ảnh HDR
X-E3 mất flash tích hợp sẵn của người tiền nhiệm X-E2. Cả hai máy ảnh chia sẻ tốc độ đồng bộ tối đa 1 / 180s và tương thích hoàn toàn với các sản phẩm và tùy chọn đèn flash mới nhất như thiết bị EF-X500, HSS và các tính năng không dây.
Fujifilm X-E3 có thêm lợi thế là có thể kết nối qua Bluetooth, làm cho việc truyền dữ liệu không dây ít hiệu quả năng lượng hơn so với WiFi. Kết nối thông qua WiFi là như nhau.
Tạm kết
Giá của hai máy ảnh là tương tự, lựa chọn giữa hai máy ảnh thực sự là một vấn đề về sở thích cá nhân. Bạn có thích màn hình nghiêng không chọn với X-T20. Bạn có muốn một cơ thể nhỏ hơn hoặc giống như có ngắm bên trái chọn đi với X-E3. Điểm nổi bật của Fujifilm X-E3 là nhiều tính năng giúp bạn dễ dàng, mặc dù các nút là ít hơn, nhưng tốc độ tuỳ biến cũng tốt. Fujifilm X-E3 trông rất thân thiện và sẽ thu hút những người yêu chụp ảnh đường phố . Còn về thiết kế có lẽ là X-T20 trông sẽ lôi cuốn hơn
10 Điểm Khác Biệt Chính Giữa Fujifilm X
X-H1 cũng có thân máy lớn hơn với phần grip chắc tay hơn và nhiều thiết lập video hỗ trợ khác, biến nó trở thành mẫu máy tân tiến nhất được Fujifilm thiết kế cho các nhà làm phim, dĩ nhiên là, chỉ cho đến hôm nay. X-T3 chính là bước tiến vượt trội về khả năng quay phim không chỉ trong dòng X nói riêng mà còn trên thị trường máy ảnh mirrorless nói chung. Thêm vào đó là cảm biến mới và hệ thống lấy nét tự động, có thể không ngoa khi nói X-T3 là chiếc máy ảnh cao cấp nhất.
– Thiết kế kháng thời tiết (chống văng nước, bụi và đóng băng)
– EVF 0.5 inch 3.69 triệu điểm ảnh, độ phóng đại 0.75x
– Màn hình lật 3 chiều 1.04 triệu điểm ảnh có cảm ứng
– Các đĩa vật lý chỉnh tốc độ màn trập ISO, lấy nét, đo sáng và các thiết lập điều khiển
– Tốc độ màn trập cơ 15 phút (T Mode) – 1/8000 giây hoặc lên đến 1/32000 giây với màn trập điện tử
– Chế độ mô phỏng phim Eterna cho video và F-Log trong
– Khe thẻ nhớ kép SD tương thích UHS-II
– Hốc microphone và headphone 3.5mm
– Kết nối Bluetooth và Wi-Fi
10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1:
1. Ổn định cảm biến trong thân máy
X-H1 là máy ảnh dòng X đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này sở hữu ổn định hình ảnh năm trục trong thân máy. Hệ thống này tự hoạt động với các ống kính không có ổn định hình ảnh hoặc kết hợp với ổn định OIS của các ống kính Fujinon.
Mức cân bằng tối đa là 5Ev theo tiêu chuẩn CIPA, tuy nhiên hiệu suất sẽ còn tùy vào ống kính. Ví dụ như Fujifilm khẳng định mức cân bằng 5.5Ev với ống XF 35mm f/1.4 (theo một số thử nghiệm thì kết quả thực tế còn tốt hơn cả số liệu của Fuji), trong khi với ống XF 18-55mm thì mức cân bằng này chỉ còn 3.5Ev.
Với các ống kính thiếu kiểm soát điện tử hoặc ống macro mở rộng MCEX-11/MCEX-16, ba trục được sử dụng (Roll, Pitch, Yaw) và chiều dài tiêu cự phải được cài vào menu.
Mặc dù ra đời sau X-H1, X-T3 không được kế thừa hệ thống ổn định hình ảnh trong máy. Hiện tại có thể thấy Fuji có vẻ muốn giữ độc quyền công nghệ này trên X-H1, có lẽ là bởi nó yêu cầu một thân máy lớn hơn X-T3. Do đó để có được bất kỳ hệ thống ổn định nào trên X-T3, người dùng sẽ cần phải nhờ cậy các ống kính OIS Fujinon hoặc tripod để đạt được các kết quả tốt ở tốc độ màn trập chậm.
2. Cảm biến X-Trans và bộ xử lý X Processor
Mang tiếng là flagship nhưng X-H1 lại sử dụng cảm biến X-Trans III cũ 24.3MP, trong khi X-T3 sử dụng cảm biến X-Trans IV mới nhất với 26.1MP và công nghệ BSI (backside illumination). Cấu trúc BSI sẽ cải thiện hiệu suất chụp thiếu sáng trên X-T3 khi mà cảm biến có thể thu nhận được nhiều ánh sáng hơn khi so sánh với cấu trúc front-side. Theo Fujifilm, khả năng xử lý của cảm biến giờ đây nhanh hơn 1.5x so với các mẫu máy trước đó, giúp cải thiện rolling shutter cũng như các tính năng khác.
X-T3 cũng có thêm một số tốc độ ISO: cơ bản 160 và mở rộng 80. Mọi thông só khác đều tương tự X-H1 (thông số cơ bản giữa 200 đến 12800 và các thông số mở rộng 100, 125, 25600 và 51200).
Chất lượng hình ảnh của X-H1 rất tốt nhất là về dynamic range và các giá trị ISO cao. Hy vọng chất lượng của X-T3 trên thực tế không quá chênh lệch so với các thông số trên giấy.
3. Hệ thống lấy nét tự động lai
Trong khi đây là khía cạnh yếu thế của X-H1, thì X-T3 lại được trang bị phiên bản tiên tiến nhất của hệ thống lấy nét tự động lai trứ danh Fuji tính đến thời điểm hiện tại.
Về lấy nét tự động đơn điểm, X-T3 cho 117 điểm nhận diện pha trên lưới 13×9 (hoặc 425 điểm trên lưới 17×25), trong khi X-T2 chỉ cho 91 điểm trên lưới 13×7 (hoặc 325 điểm trên lưới 13×25). X-T3 cũng có tổng số điểm nhận diện pha (2.16 triệu điểm) cao hơn gấp bốn lần so với mẫu máy trước.
Fuji nhấn mạnh nhận diện khuôn mặt và nhận diện mắt được cải tiến hiệu quả hơn gấp hai lần trên mẫu máy mới, với nhận diện mắt có thể dùng được ở chế độ C-AF và chế độ phim. Đây là một thay đổi đáng mừng khi mà đôi khi các tính năng này trên X-H1 hay các mẫu máy trước đó của Fujifilm không được ổn định cho lắm.
4. Chụp liên tiếp và Live View blackout-free
X-H1 có thể chụp đến 8fps với màn trập cơ và 14fps với màn trập điện tử. Khi gắn grip pin VPB-XH1, máy có thể chụp với màn trập cơ đến 11fps.
X-T3 sở hữu thông số ấn tượng hơn khi có thể chụp 11fps với màn trập cơ và 20fps với màn trập điện tử mà không cần đến grip pin.
Khi bật chế độ Sports Finder, X-T3 crop cảm biến ở mức khoảng 1.25x (16.6MP) có thể thấy rõ trên màn hình. EVF hiển thị các đường kẻ khung rõ ràng để thể hiện vùng bị crop nhưng không crop trường nhìn tự nhiên của cảm biến, đồng nghĩa là người dùng có thể thấy được ngoài vùng 1.25x và liệu trước ảnh hưởng một cách hiệu quả hơn.
Cuối cùng là chế độ Pre-Capture mới không quá xa lạ so với chế độ Pre-Burst trên Lumix G9 hay Pro Capture trên Olympus OM-D E-M1 II. Khi người dùng nhấn nút màn trập xuống một nửa, máy ảnh sẽ tải trước các khung hình vào bộ nhớ đệm, nhưng sẽ chỉ lưu các ảnh gần nhất khi người dùng nhấn nút màn trập xuống hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa thậm chí nếu người dùng phản xạ chậm trước một khoảnh khắc thoáng qua nào đó như là chim chóc cất cánh hay một con ong rời khỏi một bông hoa, thì người dùng vẫn có thể ghi lại khoảnh khắc đó kịp thời.
Một trong những khác biệt về kích thước dễ thấy nhất giữa X-T3 và X-H1 đó là phần grip mở rộng trên X-H1, vốn được thiết kế với mục đích hỗ trợ sử dụng các ống kính tele lớn. Phần grip này cũng chịu trách nhiệm một phần cho việc làm tăng trọng lượng và kích thước.
Thông số cụ thể:
Chỉ có X-H1 mới có đủ chỗ cho một màn hình đơn màu ở mặt trên của máy để hiển thị mọi thông số thiết lập quan trọng nhất đang sử dụng. Trong khi đó, chỉ có X-T3 mới có cổng USB 3.1 Type C.
6. Thông số video
X-H1 có thể là chiếc máy ảnh flagship của Fujifilm, nhưng người kế nhiệm mới nhất X-T3 thực ra mới là kẻ sở hữu nhiều thông số video xuất sắc hơn. X-T3 có thể ghi hình ở tốc độ khung hình cao ở chế độ 4K với bitrate nhanh hơn và nhiều lựa chọn hơn khi xét về codec cũng như loại nén. X-T3 cũng thực sự là máy ảnh mirrorless đầu tiên có khả năng quay 4K/60p 10-bit.
Cụ thể:
X-T3
4K đến 60fps
Cinema 4K/DCI đến 60fps
4K đến 400Mbps
4K với nén IPB hoặc All-I
Codec H.264 và H.265
Quay trong 4:2:0 10-bit
Quay ngoài 4:2:2 10-bit
4K đến 30fps
Cinema 4K/DCI 24fps
4K đến 200Mbps
4K với nén IPB
Codec H.264
Quay trong 4:2:0 8-bit
Quay ngoài 4:2:2 8-bit
X-T3 có khả năng quay phim trong 10-bit, nghĩa là máy quay với độ sâu màu gấp 64 lần so với X-T2 với 8-bit. Điều này không đồng nghĩa là người dùng sẽ nhìn thấy màu sắc tốt hơn trên màn hình mỗi ngày nhưng đây sẽ là hỗ trợ tốt hơn cho việc chỉnh màu ở khâu hậu kỳ. Ưu điểm chính của nén All-Intra là nó mã hóa từng khung hình riêng lẻ và yêu cầu ít năng lượng hơn để đọc mã trên máy tính trong lúc chỉnh sửa.
Đối với quay phim 4K, X-H1 crop cảm biến xấp xỉ 1.17x, nghĩa là trường nhìn sẽ bị thu hẹp hơn. X-T3 thực thi với mức crop lớn hơn 1.18x khi quay 4K ở tốc độ 50 hoặc 60fps, nhưng sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến đến 30p.
Ở chế độ 1080p, hai máy đều quay được đến 60fps hoặc 120fps ở chế độ High Speed cho phim slow motion tốt hơn. Trong trường hợp này, tương tự, X-T3 sử dụng bitrate cao hơn 200Mbps (so với 100Mbps của X-H1). Ngoài ra còn có mức crop đáng chú ý khác là 1.29x đảm bảo chất lượng tốt. Thực sự là chế độ 120fps trên X-H1 không gây ấn tượng bởi độ sắc nét thấp và rối thừa.
X-H1
(Theo Mirrorless Comparison)
10 điểm khác biệt chính giữa Fujifilm X-T3 và X-H1fujifilm x-h1Fujifilm X-T3máy ảnh fujifilm
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Bằng B1 Và B2
Bằng lái xe B1, B2 khác nhau như thế nào?
Bằng lái xe hạng B1, B2 là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người tham gia giao thông và điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách hợp pháp. Và với hai loại bằng lái xe này là dùng để điều khiển lái xe ô tô.
1. Chức năng bằng lái xe hạng B1 và B2
Bằng lái xe B1 cấp cho người chỉ lái xe số tự động và không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Bằng lái xe B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Với bằng lái xe B2 cũng như bằng lái xe B1 bạn còn được lái thêm các loại xe số sàn, xe tải dưới 3,5 tấn. Bạn được phép kinh doanh, hành nghề lái xe như lái xe taxi, lái xe tải nhỏ.
2. Thời hạn cấp đổi bằng lái xe hạng B1 và B2
Thời hạn bằng lái xe Ô tô hạng B2 là 10 năm. Cứ 10 năm phải đi đổi cấp lại, gia hạn 1 lần.
Thời hạn bằng lái xe hạng B1 tới khi nghỉ hưu. ( 65 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ ).
Như vậy tùy theo nhu cầu của mỗi người mà nên chọn cho mình khóa học lái xe ô tô hạng B1 và B2.
Và hầu hết các học viên lựa chọn học lái xe ô tô hạng B2 vì được sử dụng với nhiều mục đích. Và với khóa học lái xe B2 tại các trung tâm cũng có giá cạnh tranh hơn so với bằng lái xe hạng B1.
Trung tâm đào tạo lái xe Hà Nội hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
Sự Khác Biệt Giữa Exciter 150 2022 Gp Với Exciter 150 2022 Gp
Exciter phiên bản năm 2019 ra mắt thì đồng nghĩa với rất nhiều ý kiến xung quanh 2 phiên bản đó là phiên bản năm 2019 và phiên bản năm 2018.
Exciter phiên bản năm 2019 được ra mắt trong thời gian vừa qua và không có cái điều gì nâng cấp, động cơ của nó vẫn giữ nguyên như phiên bản 2018. Và điều thứ hai đó là Exciter 2019 sẽ thay đổi ngay về phần đầu đèn, khác hẳn so với phiên bản đi trước và phiên bản năm 2018 trở về trước từ lúc mà phiên bản 150 ra mắt thì nó vẫn giữ nguyên phần đầu đèn và chỉ thay đổi vẻ bề ngoài. Và đối với phiên bản 2018 thì chúng ta cũng khá là quen với những phiên bản trước của Exciter, vẫn là đầu đèn halogen không có gì thay đổi cả, còn đối với phiên bản năm 2019 thì phần đầu đèn đã được thay đổi bằng công nghệ đèn led và chúng ta sẽ thấy rằng phần đèn được chia ra làm 3 khoan và mỗi khoan này là một đèn led riêng, ở chế độ pha thì cái đèn ở giữa sẽ sáng lên.
Điểm nhấn tiếp theo đó chính là phần lốp trước của xe, phiên bản năm 2019 đã thiết kế lớn hơn và to hơn phiên bản trước, với kích cỡ lốp của phiên bản năm 2019 là 90-80-17 và đối với phiên bản 2018 thì chỉ có 70 thôi, phiên bản 2019 có kích cỡ lốp nhìn thể thao hơn hẳn. Đối với phiên bản xanh GP này có thể nói là phiên bản đẹp nhất trong tất cả những màu sắc đã ra mắt của phiên bản năm 2019. Vành trước của xe được sơn cùng với màu sơn của xe và trông đẹp hơn phiên bản 2018.
Điểm khác biệt nữa đó là phiên bản 2019 sẽ thay đổi phần đồng hồ. Đồng hồ của Exciter 2019 sẽ là đồng hồ full LCD và sẽ hiển thị tất cả thông số tính năng ở trên này là bằng điện tử hoàn toàn luôn, không phải là nửa cơ nửa số như phiên bản năm 2018. Ở màn hình đồng hồ phiên bản 2019, khi bấm nút mở thì không có lời chào như phiên bản 2018.
Và điểm tiếp theo cần phải nói tới là ở bên tay trái của phiên bản 2019 sẽ có cái nút đèn phát sinh giúp chúng ta vượt lên hoặc là quá tình mà chạy đường dài thì rất cần đá đèn là sẽ nhấn nút xuống. Ở phiên bản 2018 không có chi tiết này.
Tiếp theo phía bên tay phải của chiếc xe sẽ thấy luôn cái nút bật tắt động cơ mà chúng ta đã thấy trên các xe phân khối lớn, rất là tiện lợi. Ở phiên bản 2018 không có chi tiết này.
Về chìa khóa ở phiên bản năm 2019 thì có nút tìm xe, chúng ta có thể tìm xe trong phạm vi 20 mét trở lại, và rất là tiện lợi khi chúng ta để xe ở siêu thị hoặc những nơi đông người mà xe chúng ta bị lạc ở đâu đó. Còn lại cũng là các tính năng bật tắt, khóa điện, khóa cổ, có khóa lỗ để chống mưa nước vào và quay ngược chuôi chìa khóa và bật ngược trở lại. Còn đối với phiên bản năm 2018 thì vẫn kết cấu như vậy nhưng mà nó đơn giản hơn, có chìa khóa bật mở cơ bản, có thiết kế đơn giản hơn phiên bản 2019.
Khác hẳn với những tin đồn trước đây với những trang mạng không uy tín, những kênh youtube mà không có thông tin cụ thể cho rằng Exciter phiên bản năm 2019 sẽ ra mắt với động cơ 155 phân khối, công nghệ van biến thiên VVA, hay là 175 phân khối. Nhưng mà thực tế động cơ vẫn giữ nguyên 150 phân khối và tất cả mọi thứ giữa 2 phiên bản không thay đổi gì cả. Chiếc xe với phiên bản năm 2019 với cân nặng là 117kg và phiên bản năm 2018 sẽ có cân nặng là 115kg, chỉ khác nhau 2kg giữa 2 phiên bản. Động cơ của phiên bản 2019 thì cũng giống như phiên bản năm 2018 đó là động cơ 4 thì 4 van và 149,7 phân khối, tỉ số nén là 10.4.1, vì vậy các bạn phải đổ xăng A95 để có thể sử dụng một cách an toàn hơn. Động cơ của chiếc xe thì vẫn giữ nguyên công nghệ phun xăng điện tử, làm mát bằng dung dịch. Và chiếc xe này có thể phù hợp với tất cả cung đường ở Việt Nam. Phần giảm sốc của Exciter phiên bản 2019 thì vẫn là ống lồng thủy lực, nó đã đỡ phần nào những phàn nàn của các bạn đã sử dụng xe trên nhưng đường mấp mô, khi chúng ta đi vào những chỗ sốc bất ngờ thì phải nghe tiếng kêu cái cụp nhưng mà với phiên bản này thì bắt đầu chúng ta đã nghe nó rất là bé hoặc là không nghe tiếng. Phanh trước của chiếc xe vẫn là phanh đĩa và phanh sau cũng vậy không có gì thay đổi cả.
Đối với chiếc xe phiên bản năm 2019 do kích thước lốp trước đã thay đổi chính vì vậy thì toàn bộ kết cấu của chiếc xe được cao hơn hẳn so với chiếc xe phiên bản 2018. Đối với phiên bản 2019 có yên cao hơn 15mm so với yên của phiên bản 2018, chính vì vậy một số bạn mà có chiều cao khiêm tốn thì sẽ khó khăn hơn nhưng mà hầu như người tầm trên 1m55 là chúng ta có thể sử dụng được.
Tiếp theo chúng ta sẽ quan sát phần sau lưng của chiếc xe phiên bản năm 2019, cũng phần vành được sơn màu xanh như chính màu của sơn xe, phần lốp sau vẫn giữ nguyên kích thước là 120. Phần giảm sốc monoshock của phiên bản 2019 vẫn sơn màu trắng bạc và giống y hệt như phiên bản 2018. Phiên bản 2018 thì phần vành sau sẽ sơn màu đen và giảm sốc sau vẫn giữ nguyên màu trắng bạc như phiên bản 2019, còn lại thì hầu như không thay đổi gì cả.
Yên của 2 chiếc xe phiên bản GP thì vẫn giữ nguyên màu xanh ở phía trước và màu đen ở phía sau không thay đổi gì cả, chỉ có chiều cao yên của phiên bản 2019 có cao hơn 15mm so với phiên bản 2018. Phiên bản năm 2019 với những thay đổi rất là hiện đại và hầu như nó thiên về những điều mà người dùng mong muốn, còn động cơ của 2 chiếc xe thì hầu như không có gì thay đổi cả. Có thể rất là khó để nhận ra là phiên bản 2019 cao hơn nhưng mà khi chúng ta ngồi lên thì các bạn có thể cảm nhận được ở ngay phần bắp đùi thì chúng ta sẽ thấy nó cao hơn một tí xíu. Nhìn lại phần đầu đèn của chiếc xe phiên bản 2018 có thể có một số bạn sẽ nói là nó đẹp hơn phiên bản 2019. Nhưng phiên bản 2019 với những thay đổi phía bên ngoài và những tính năng tiện ích thì hy vọng nó sẽ phần nào giúp trong quá trình chúng ta sinh hoạt hằng ngày cũng như là tất cả mọi thứ.
Khám Phá Chi Tiết Toyota Alphard Nhập Khẩu – Chiếc MPV Giá 6 Tỷ Hạng Sang
Khắc phục Giảm sốc kêu “cụp” của Exciter 150 chỉ với 300k
Sức Mạnh Của Xe Mitsubishi Xpander Kéo Được Xe Tải 24 Tấn Có Phải Sự Thật Không
Tags
xe exciter gp 2019, xe ford tourneo 2020, yamaha exciter 150 2019, đầu đèn exciter 2019 khác gì 2018
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Khác Biệt Nào Giữa Fujifilm X trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!