Bạn đang xem bài viết Sống Ở Mỹ Dễ Hay Khó? – Phần 4: Học, Thi Lấy Bằng Lái Và Mua Xe được cập nhật mới nhất trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn nào đã từng học và thi bằng lái xe cả ở VN và ở Mỹ, chắc sẽ thấy việc học và thi bằng lái ở VN … trần ai hơn. Tuy vậy, bằng lái của VN không sử dụng được tại Mỹ. Vì Mỹ chưa tham gia Công ước Vienna. Các bạn có thể tham khảo vụ này trên Google.
IMM Group: Với cá nhân tôi, việc lái xe cấu thành bởi mấy yếu tố: Kỹ năng điều khiển chiếc xe, tác phong chạy xe và khả năng về đường sá.
Có quyền thi rớt… 3 lần
Ở nhiều bang có đông người Việt, người ta cho phép học và thi phần lý thuyết bằng tiếng Việt. Ở thành phố tôi ở, để vượt qua phần học và thi lý thuyết bằng tiếng Việt, mỗi người đến trung tâm đóng 50 đô la, học từ sáng đến nửa giờ buổi chiều thì thi luôn trong ngày. Hầu như ai cũng vượt qua phần này. Sau khi thi đậu, sẽ nhận một mảnh giấy A4, có chữ ký của… cán bộ chấm thi và có thể lái xe, nếu có một người trên 21 tuổi, có bằng lái trên 1 năm ngồi cạnh (số tuổi và thời hạn này có thể xê dịch ở mỗi bang). Vì vậy, về mặt lý thuyết, bạn bước chân ra khỏi nhà buổi sáng khi chưa biết gì, nhưng buổi chiều bạn đã có thể lái xe về nhà.
Luật không hề “làm khó nhau”, nhưng nếu kỹ năng lái, tác phong, đường sá chưa quen, bạn gây tai nạn là hàng tỉ thứ đổ xuống đầu ngay lập tức. Vì vậy, hãy bớt nóng, về nhà lo ôn lại lý thuyết cho nhuyễn, ngồi cạnh người khác, nhìn cách họ lái xe, quan sát đường sá, bảng chỉ dẫn một thời gian, sau đó hãy ngồi vào vô lăng. Cũng như phần thi lý thuyết, có nhiều cá nhân nhận dạy thi lấy bằng thực hành, giá khoảng 400 – 500 đô từ lúc bắt đầu cho đến khi có bằng. Ai không thích học thầy, có thể học với thân nhân.
Vì bất kỳ ai trên 21 tuổi, có bằng trên 1 năm (luật Texas) đều có thể dạy bạn lái xe. Không phải học và thi trong sa hình như ở VN mà mọi thứ đều bắt đầu luôn bằng thực tế. Cứ bò từ đường nhỏ, ra dần đường lớn. Trong khi sát hạch thực hành, người ta không bắt bạn chạy ra cao tốc, nên cứ yên tâm chạy cho nhuyễn trong đường nhỏ. Sau khi chạy đã… nhuyễn nhuyễn, bạn đến các trung tâm an toàn giao thông, nộp 25 đô để thi thực hành.
Bạn có quyền thi rớt 3 lần. Qua lần thứ tư phải đóng tiếp 11 đô. Trên lý thuyết, hễ thi rớt, bạn có thể đăng ký thi lại ngay lập tức. Nhưng “chiến tích” của bạn được giám khảo ngồi cạnh ghi hết vô biên bản và lưu trên hệ thống mạng. Giám khảo lần sau trước khi lên xe bạn để chấm sẽ ngó lại tên bạn trên hệ thống. Vì vậy, để cho chắc, nếu vừa thi rớt thì nên về nhà luyện lại một đôi tuần hãy quay lại.
Khi thi thực hành bạn có thể lái bất cứ chiếc xe nào mà bạn thấy quen, có quyền nhìn camera khi lùi, nếu xe có option này. Bài thi gồm lùi vào khoảng trống xe trước – sau (parallel). Băng qua vài cái stop sign, vài ngã tư, vài lần quẹo trái, quẹo phải. Miễn sao bạn lái đúng tốc độ, ra vô hợp lý, nhường nhịn đúng luật là có thể đậu. Song trong thực tế mình từng biết nhiều người thi trên dưới 10 lần vẫn… nhận đồng hồ quả lắc từ giám khảo. Sau khi cầm bằng lái trong tay, bạn sẽ còn lọng cọng một thời gian. Với đủ thứ bi hài. Va quẹt trầy xe đôi lần, phải đem đi sửa.
Công sửa xe ở Mỹ cực cao so với VN, một chỗ móp, một đường trầy nhỏ cũng vài trăm đô. Bảo hiểm có thể trả, nhưng “chiến tích” bị ghi vào lịch sử chiếc xe, không thể giấu diếm. Và tiền bảo hiểm phải đóng sẽ tăng lên. Chạy xe trên đường ở Mỹ bạn không thể bò chậm chậm, nhớn nhác kiếm chỗ quẹo mà phải lao theo tốc độ đồng bộ với các xe xung quanh. Cũng không thể tấp vô lề để… lấy bình tĩnh, cảnh sát sẽ đến hỏi ngay, vì làn dừng bên cạnh chỉ dành cho các tình huống khẩn cấp.
Vì vậy việc vọt qua chỗ cần quẹo sẽ xảy ra dài dài. Vọt qua rồi cũng không thể… gài số de hay quay đầu hồn nhiên, mà phải… chạy tiếp tìm lối quay lại. Đường ở Texas có hệ thống song song, nên có thể quay lại điểm cũ sau một đôi dặm, nhưng ở nhiều tiểu bang, nếu đã lỡ vọt qua, bạn có thể phải chạy hàng chục dặm mới có chỗ quay lại điểm cũ.
Đặc biệt, rất nhiều người cầm lái mười mấy năm vẫn không dám lên cao tốc, vì ở Texas tốc độ cho phép trên cao tốc nội đô đã khoảng 60 dặm/h (1 dặm bằng 1,6 km), ra ngoại ô cho chạy tới 70 – 80 dặm.
Chỉ cần lơ đãng là chiếc xe hơi sẽ hóa thành… trực thăng. Nhưng khi lái đã quen, cái cảm giác ôm vô lăng một chiếc xe trên cao tốc Mỹ nó… đã gì đâu. Mới tuần rồi, hai vợ chồng thay nhau chạy một chiếc Sienna, cùng các con vi vu với tốc độ 130- 140 cây số trên giờ, mà thấy vẫn còn có thể… đạp thêm ga.
Vì xe đầm, đường tốt. Nhìn cung đường phẳng phiu, rừng cây hai bên xanh như mộng, thấy… khó tin quá. Mong sao được lái xe an toàn, để cảm giác ấy còn hoài, vì với việc xe cộ, chẳng ai dám nói trước điều gì. Kỳ sau mình sẽ kể tiếp tới chuyện mua xe ở Mỹ.
Không có chiếc xe là… tuyệt vọng
Một trong những khoản mua sắm đầu tiên khi đến Mỹ của mỗi gia đình đó là chiếc xe hơi. Nó đơn giản như chiếc xe máy ở VN, đó là “đôi chân” của mỗi nhà. Thậm chí cần thiết hơn thế, bởi ở Mỹ người ta giãn dân rất tốt, khu vực nào cũng có đầy đủ các thiết chế hạ tầng, nên dân không hề muốn ở mấy vùng đô thị tập trung, ồn ào, chật chội.
Trung tâm nhiều thành phố lớn ở Mỹ, sau giờ làm việc, bạn có thể… trải chiếu ngủ giữa đường vì chúng vắng hoe. Chính vì giãn dân, nên đi làm, đi gặp bạn bè có thể phải chạy xe rất xa. Không có chiếc xe là… tuyệt vọng!
Tuy nhiên, mục đích mua một chiếc xe của mỗi người mới nhập cư còn hơn thế. Bởi như tôi đã nói ở phần đầu, mọi khoản chi dụng của người dân Mỹ đều gắn liền với tín dụng và dùng hàng trả góp. Muốn mua gì cũng phải có tín dụng, nhất là nhà cửa. Muốn xây dựng điểm tín dụng thời gian đầu, không gì tốt hơn mua một chiếc xe hơi mới trả góp – xin nhắc lại là mua mới trả góp, chớ mua trả một lần, coi như bạn bỏ qua cơ hội xây tín dụng.
Hằng tháng, nếu bạn thanh toán cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, điểm tín dụng của bạn sẽ được bồi đắp dần, cho đến khi đủ dùng nó để mua nhà. Tuy nhiên, muốn mua một chiếc xe hơi trả góp, bạn… phải có tín dụng, đó là điều cắc cớ, khó khăn với không ít người. Cách thường làm đó là nhờ một người thân, có điểm tín dụng tốt, chịu đứng tên chung với mình để mua chiếc xe ấy.
Thực sự, việc nhờ vả này không hề dễ, nếu không phải là người thật thân. Vì chỉ cần bạn… lơ đãng quên trả, điểm tín dụng của họ cũng bị lôi tuột xuống theo, họ cũng phải tiết lộ thu nhập với ngân hàng, cùng nhiều hệ lụy khác. Mà người ở Mỹ lâu năm, mọi rắc rối kiểu này họ luôn có xu hướng… né xa.
Trong trường hợp không muốn mua xe hơi mới, bạn có thể chọn một chiếc xe cũ, loại mới lăn bánh khoảng vài chục ngàn miles, với giá thấp hơn hẳn.
Xe hơi ở Mỹ thì khỏi nói. Bởi tất cả các hãng xe trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là quan trọng số một. Mọi ưu tiên về trang thiết bị, độ an toàn, chất lượng xe… thị trường Mỹ luôn ở hàng cao nhất. Một chiếc xe nhập khẩu từ Mỹ là niềm mơ ước của giới chơi xe ở VN.
Bởi cùng một hiệu xe, một dòng đời… thì bản lắp ráp nội địa VN luôn có chất lượng chỉ khoảng 2/3 xe Mỹ. Nhưng giá xe ở VN lại cao trung bình gấp 3 lần một chiếc xe cùng loại ở Mỹ. Ví dụ, hồi tôi mua chiếc Toyota Camry XLE đời 2016, với giá 27 ngàn USD, trong khi đó trên một trang bán xe ở VN rao giá 2,2 tỉ đồng.
IMM Group
*Bài viết được chia sẻ dựa trên sự đồng thuận về trao đổi thông tin giữa Blog chúng tôi và Báo Thời đại
Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 3: “Thả” con vào môi trường giáo dục
Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 2: Sau “tuần trăng mật” tất cả trở về số 0
Sống ở Mỹ dễ hay khó? – Phần 1: Những chướng ngại vật trên đường leo núi
Học Lái Xe Ở Nước Ngoài Khó Hay Dễ
Vì có mục tiêu và văn hóa khác nhau nên các quốc gia trên thế giới cũng có chính sách về việc thi cử và cấp giấy phép lái xe (GPLX) cũng khác nhau.
Một số quốc gia có chính sách khá dễ dãi đối với việc cấp bằng, nhưng cũng có những nước ngược lại, bắt các tài xế trẻ phải trải qua thử thách khó khăn trong một thời gian dài để nhận được bằng lái. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết của TopGear về văn hóa học và cấp GPLX của một số quốc gia trên thế giới mà có thể bạn chưa biết.
1. Ở Phần Lan, bạn phải mất ít nhất là 2 năm để có thể lấy được bằng lái hoàn toàn, không hạn chế. Những học viên thường phải tham dự các buổi học về trượt xe và các lớp lái xe ban đêm. Và những khóa học này không chỉ để học cho vui mà còn nằm trong chương trình thi lấy bằng. Đó cũng là lý do khiến Phần Lan trở thành một trong những quốc gia có kỹ năng lái xe thuộc hàng bậc nhất thế giới.
2. Bằng lái chính thức tại Mỹ có hiệu lực khoảng từ 4-5 năm và thường chỉ cấp cho những người từ 21 tuổi trở lên.
Một số tiểu bang ở Mỹ có thể cấp “giấy phép lái xe” cho những học sinh chỉ mới 14 tuổi. Ví dụ như Bộ giao thông vận tải Idaho cho phép cấp “chứng chỉ lái xe” cho những người dưới 17 tuổi hoàn tất chương trình đào tạo 6 tháng của họ. Nhưng chứng chỉ này không phải là một bằng lái hoàn chỉnh và chỉ được áp dụng cho những thanh thiếu niên có người giám sát (ít nhất 21 tuổi).
3. Những bài thi bằng lái tại Nhật Bản còn có cả hạng mục off-road. Nhưng nó không có “nghiêm túc” như mọi người tưởng, nó chỉ có tác dụng thử thách khả năng phản ứng và sử dụng xe trên nhiều loại đường khác nhau.
4. Ở Saudi Arabia, phụ nữ không có quyền thi và giữ bằng lái.
7. Ở nhiều quốc gia, những tài xế mới buộc phải qua được bài kiểm tra về sức khỏe. Thậm chí ở Anh, thị lực của tài xế phải đủ để thấy được các thông tin trên biển báo ở khoảng cách ít nhất từ 20 m trở lên.
8. Cho tới gần đây, các bài thi bằng lái của Ấn Độ vẫn bao gồm hạng mục vượt chướng ngại vô cùng khó khăn. Người lái buộc phải vượt qua những cột chướng ngại vật, sau đó lại phải lùi xe để tránh các chướng ngại vật này.
9. Gần đây, Nigeria mới áp dụng chính sách kiểm tra bằng lái bắt buộc. Trước đây, GPLX tại nước này có thể được mua với giá 30 USD.
10. Ở Philippines, một bằng lái hoàn chỉnh còn được gọi là “Bằng lái chuyên nghiệp”.
11. Những người mới học lái ở Úc chỉ được lái xe dưới 80 km/h.
12. Bằng lái tạm ở New Zealand cho phép tài xế được chạy trong khoảng thời gian từ 5:00-22:00 giờ. Họ cũng có quyền chở bố mẹ và anh chị em trong nhà.
13. Muốn lái xe chạy tuyết, tài xế ở Na-uy phải có bằng lái chuyên dụng – “S”.
14. Để nhận được bằng lái ở các thành phố lớn tại Nam Phi, người ta phải đợi thi hơn 4 tháng.
15. Một số quốc gia còn yêu cầu người lái phải học cả kỹ năng sơ cấp cứu, đặc biệt là Thụy Sĩ.
16. Ở Nga, tài xế buộc phải có chứng chỉ về tâm lý và không có tiền sử về lạm dụng chất kích thích để nhận được bằng lái. Tương tự, ở Brazil, tài xế cũng phải trải qua bài kiểm tra về tâm thần.
Thi Bằng Lái A1 Dễ Hay Khó
Thi Bằng Lái A1 Dễ Hay Khó
Thực tế qua khảo sát, mỗi đợt thi bằng lái hạng A1 và A2 do Hội Đồng Thi Thái Sơn tổ chức đa phần các bạn học viên luôn lo lắng rất nhiều về phần thi lý thuyết. Vì hầu hết mọi người đều không có nhiều thời gian để học bài, 1 phần cũng việc công việc hiện tại và đời sống sinh hoạt.
Việc thi bằng lái xe máy không hề khó như các bạn nghĩ, vì qua thời gian hoạt động trong công tác tuyển sinh đào tạo và tổ chức thi sát hạch lái xe A1. Chúng tôi đã đúc kết được khá nhiều kinh nghiệm và muốn chia sẻ cho các bạn trong bài viết này.
Hy vọng đây sẽ là câu trả lời tốt nhất cho vấn đề ” thi bằng lái A1 dễ hay khó ” mà bạn đang tìm kiếm.
Quy trình thi bằng lái A1
Để hoàn thành bằng lái xe A1 bạn phải hoàn thành 2 phần thi đó là: Phần thi lý thuyết và phần thi thực hành.
– Bài thi lý thuyết : 20 câu/15 phút làm bài
Với bằng lái hạng A1: bạn được yêu cầu vượt qua ít nhất 17 câu hỏi trong tổng số 20 câu của bài thi lý thuyết thi bằng lái xe A1
Phần thi lý thuyết cơ bản là chúng ta sẽ học thuộc hết 150 câu hỏi thi A1 mà Bộ GTVT ban hành, cũng vì việc nhầm lẫn lượng câu hỏi đã khiến cho nhiều bạn lo lắng.
Thi đỗ bài thi lý thuyết người thì mới được tham gia tiếp phần thi lái xe thực hành, không đỗ thì người thì phải chờ tới kì thi lần sau để thi tiếp.
– Bài thi thực hành lái xe
Trong bài thi thực hành (chạy sa hình): học viên phải lái xe chạy theo hình số 8, đường quanh co, và đường nhấp nhô.
Điểm tối thiểu để đạt là 80/100.
Các lỗi bị trừ điểm: gồm để xe cán vạch, chết máy, chống chân,… : mỗi một lần phạm lỗi trừ 5 điểm, học viên để xe ngã hoặc đi sai hình sẽ bị loại trực tiếp.
Mẹo thi bằng lái A1 đậu 100%
Bài viết này, ngoài đề cập đến vấn đề có khó không, chúng tôi cũng xin đưa ra một số phương án giải quyết hiệu quả nhất để các bạn có thể dựa theo và thực hiện.
Phần thi thực hành: trước ngày thi các bạn có thể đến trực tiếp sân thi để thuê xe tập trước. Đồng thời các bạn đã lái cứng rồi thì trước giờ thi hãy đến sớm để có thể vào chạy thử tiếp cận bài thi và có được tâm lý thoải mái nhất.
Định Cư Mỹ, Thi Bằng Lái Xe Có Dễ Hay Không
“Mỗi người dân Mỹ dành quá nửa cuộc đời cho việc ngồi sau vô lăng. Ở Mỹ hệ thống giao thông công cộng hiện đại phục vụ 24/24 giờ và ô tô là phương tiện cá nhân chính khiến bạn có thể chủ động trong mọi công việc”, một người bạn Mỹ đã nói với tôi như vậy khi lần đầu tiên tôi đặt chân đến đất nước này.
Quả thật, lúc nào tôi cũng có cảm giác 24 giờ/ngày là quá ít khi hòa nhập với cuộc sống Mỹ, bởi ngoài những việc đã sắp xếp trong ngày, thời gian còn lại đều dành để di chuyển. Quyết định học lái xe của tôi đến sau lần vì quá mệt nên ngủ quên trên tàu điện ngầm. Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ sau tôi mới được một người bạn đưa về trong tình trạng vừa đói, vừa lạnh. Và ngay hôm sau, tôi đã lên kế hoạch thi lấy bằng lái xe và tậu cho mình một chiếc “tàng tàng” để có thể chủ động trong mọi việc.
Nơi tôi sống thuộc bang California nên sách hướng dẫn thi lái xe có cả tiếng Việt. Phí thi lấy bằng là 20 USD. Lý thuyết là phần thi bắt buộc đầu tiên. Để qua được phần thi này tôi đã phải mang cuốn sách Luật Giao thông bên mình để có thể ghi nhớ bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Phần thi lý thuyết có hai sự lựa chọn là thi trên giấy hoặc trên hệ thống máy tính. Đây là phần thi khá dễ và nhanh chóng nhưng rất nghiêm túc thông qua phương pháp thi trắc nghiệm không khống chế về thời gian. Tất cả thủ tục này tôi đều phải đăng ký thi trên hệ thống máy vi tính trong trang web của California Department of Motor Vehicle – DMV.
Nếu biết tiếng Anh và có kiến thức tốt về Luật Giao thông của Mỹ bạn có thể nhanh chóng hoàn thành bài thi vì chỉ cần trả lời đúng 70% đáp án. Bài thi gồm 30 câu hỏi, máy vi tính sẽ tự động ngừng lại và báo cho bạn biết rằng đã vượt qua kỳ thi viết. Nếu hoàn toàn không biết tiếng Anh, bạn có thể đăng ký thi vấn đáp có thông dịch, cách thi này dễ dàng vượt qua nhất. Tôi chọn thi trên hệ thống máy vi tính và thật may mắn tôi đã không bị trượt vòng này. Nhờ vượt qua kỳ thi viết tôi được lấy bằng lái xe tạm thời (permission paper). Tấm bằng này có giá trị trong vòng 1 năm, trong thời hạn đó tôi phải đến thi thực hành. Tuy nhiên, nếu không lấy bằng lái tạm thời thì trong vòng 3 tháng tôi phải đến thi thực hành, nếu không sẽ phải thi lại lý thuyết. Với bằng lái xe tạm thời, tôi được phép lái xe với điều kiện phải có người đã có bằng lái ngồi bên cạnh.
Vượt qua kỳ thi viết, tôi có thể đăng ký thi sát hạch tay lái bất kỳ lúc nào nếu đủ tự tin lái xe trên đường với vị giám khảo ngồi cạnh bên. Vấn đề là phải thể hiện cho giám khảo thấy được khả năng điều khiển chiếc xe và quan sát giao thông trên đường. Vượt qua kỳ thi thực hành, sẽ được cấp bằng lái tạm thời để điều khiển xe và khoảng 1 tuần sau bằng lái chính thức sẽ được gửi đến địa chỉ mà tôi đăng ký. Bằng lái xe tại California có thời hạn trong vòng 4 năm, sau khi hết hạn sẽ phải thi lại hoặc gia hạn.
Đăng ký chủ quyền xe, mua bảo hiểm là bắt buộc
Nếu mua xe mới, bạn không phải làm bất cứ điều gì vì mọi thủ tục đăng ký chủ quyền đều được chủ cửa hàng hoàn tất. Trường hợp mua xe đã qua sử dụng, bạn phải đăng ký chủ quyền ngay để tránh trường hợp khi vi phạm Luật Giao thông và bị Cảnh sát giao thông “hỏi thăm”.
Thủ tục thay đổi chủ quyền xe cũng rất đơn giản, chỉ cần mang giấy chủ quyền của chủ cũ chiếc xe có chữ ký của người mua, kèm theo bằng lái, đóng thuế là xong. Việc đăng ký chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút. Từ 1 đến 2 tuần sau ngày đăng ký, giấy chủ quyền xe sẽ gửi về địa chỉ bạn đăng ký.
Bạn nên đề nghị thay đổi bảng số xe mới để tránh trường hợp cảnh sát nghi lầm bạn là chủ xe cũ và “quan tâm” bạn hơn nếu chủ xe cũ đã từng sử dụng xe này gây tai nạn vì tất cả những vi phạm của người lái xe đều được ghi vào hệ thống vi tính quản lý của Chính phủ Liên bang. Cảnh sát tuần tra giao thông ở Mỹ được trang bị máy vi tính hiện đại trên xe, khi phát hiện bạn vi phạm Luật Giao thông thì bảng số xe, tên của bạn có kèm lý lịch tham gia giao thông sẽ được lưu ngay vào máy vi tính của họ.
Ở Mỹ, mua bảo hiểm xe là điều bắt buộc. Giá trị bảo hiểm tùy vào giá trị của xe, nhưng giá bình quân cho 1 xe hơi bình thường thì khoảng vài trăm USD cho 1 năm. Nếu có bảo hiểm xe thì mới được phép sử dụng xe. Lần đầu tiên mua bảo hiểm thường đắt, phụ thuộc vào loại xe, tuổi đời và giới tính của người lái, phụ nữ được mua rẻ hơn nam giới. Số tiền đóng bảo hiểm sẽ giảm dần, tỷ lệ nghịch với tuổi. Nhưng cũng có thể sẽ tăng nếu như bạn bị cảnh sát bắt vì phạm luật và ghi vé phạt. Bạn chỉ có thể mua bảo hiểm sau khi đã có bằng lái tạm thời.
Có lẽ ấn tượng nhất với tôi hơn cả là hệ thống giao thông của nước Mỹ. Xa lộ của họ ở khắp mọi nơi trong thành phố. Các xa lộ nối dài với các tiểu bang và cả nước Mỹ theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Xa lộ nào cũng có hai chiều với 16 làn xe chạy. Ngoài ra, câu nói “Người Mỹ nói là làm” chính xác đến từng chi tiết nhỏ, những luật lệ ở đây lạnh lùng nhưng đủ để mọi người phải chấp hành, vi phạm rồi là không giải thích, năn nỉ hay đôi co. Những điều này tạo nên một nếp sống hiện đại và một trật tự xã hội khá công bằng.
Hệ thống giao thông ở Mỹ được người dân tuân thủ tuyệt đối. Trên những giao lộ luôn có bảng chỉ dẫn cho những trường hợp cụ thể như: giảm tốc độ phía trước là trường học… Những lúc trong thành phố có đèn vàng chớp chớp đó là tín hiệu trẻ em đang đi đến trường học, tốc độ lái xe tối đa là 30 hay 35 Mph (khoảng 50km/giờ) nhưng khi đèn vàng chớp liên tục thì chỉ được chạy tối đa 20 Mph. Nếu cảnh sát bắt gặp bạn chạy quá tốc độ, bạn sẽ bị ghi vé phạt là 1.000 USD. Nếu có trẻ em đang đi trên vỉa hè đúng lúc đó, cảnh sát sẽ còng tay bạn bắt về trạm cộng thêm 1.000 USD tiền phạt. Những ngày nghĩ lễ như Ngày độc lập 4-7, trên các đường cao tốc cảnh sát của tiểu bang đứng ngoài đường để phạt những nguời chạy quá tốc độ quy định, họ dùng radar hay laser, thậm chí cả máy bay để kiểm soát vận tốc phương tiện trên đường.
Cảnh sát giao thông luôn sẵn sàng giúp đỡ
Khi đang đi trên đường, nếu xe hết xăng bạn chỉ cần nhấc máy điện thoại gọi 911, Cảnh sát giao thông sẽ định vị được nơi bạn gọi và lập tức đến giúp bạn ngay bằng cách tiếp nhiên liệu cho xe của bạn 1 gallon xăng (tương đương với 4 lít xăng theo định lượng Việt Nam) và chỉ cho bạn cây xăng gần nhất. Nếu xe của bạn bị chết máy họ cũng sẽ giúp bạn khắc phục bằng cách sửa xe giúp hoặc kéo xe của bạn về garage.
Ngoài chức năng quan sát giao thông, xác minh các vụ tai nạn… Cảnh sát giao thông ở Mỹ còn kiêm luôn các công việc giúp đỡ, khiến người tham gia giao thông yên tâm hơn khi thấy bóng dáng họ xuất hiện. Ở các con đường xuyên bang hầu như đều có nhiều khu dành cho người đi đường dừng chân nghỉ ngơi với các dịch vụ phục vụ miễn phí như: cà phê và nước lọc, bản đồ đi đường, nhà vệ sinh… Nhân viên ở đây phục vụ miễn phí và nụ cười luôn thường trực trên gương mặt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sống Ở Mỹ Dễ Hay Khó? – Phần 4: Học, Thi Lấy Bằng Lái Và Mua Xe trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!