Xu Hướng 12/2023 # Quy Chuẩn Mới, Hiểu Biển Gộp Làn Đường Thế Nào Để Tránh Bị Csgt “Phạt Oan”? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quy Chuẩn Mới, Hiểu Biển Gộp Làn Đường Thế Nào Để Tránh Bị Csgt “Phạt Oan”? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong hệ thống biển hiệu giao thông đường bộ, hệ thống biển gộp làn đường theo phương tiện luôn làm người tham gia giao thông lúng túng. Một số lưu ý sau sẽ giúp tài xế tự tin hơn khi tham gia giao thông và không bị CSGT xử phạt bởi những tình huống không đáng có.

Trong hệ thống Quy chuẩn về biển hiệu giao thông mới QCVN 41:2023 của Bộ GTVT ban hành có hiệu lực vào vào ngày 1/7 tới đây quy định rõ: “Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.

Cần lưu ý, trong QCVN 41:2023 ghi rõ: Biển R.415 chỉ là một trường hợp trong hệ thống biển gộp làn theo phương tiện

Đại diện Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, để hướng dẫn cho người tham gia giao thông tuân thủ theo loại biển hiệu lệnh này, QCVN 41:2023 quy định: Biển R.415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp và biển số R.415 chỉ là một trường hợp.

Biển R.415 là biển hình chữ nhật nền màu xanh, trên đó thể hiện hình vẽ các loại phương tiện cho phép sử dụng trên từng làn đường. Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn và biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cho mỗi hướng lưu thông.

Đặc biệt, biển hiệu R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường. Ngoài ra, QCVN 41:2023/BGTVT nêu rõ: “Khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định”.

Quy Chuẩn Mới Phân Biệt Thế Nào Là Lỗi Sai Làn Và Sai Vạch Kẻ Đường?

Hiện nhiều người vẫn chưa phân biệt được, thậm chí nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn đường và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường…

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông.

Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2023 sửa đổi quy chuẩn 41:2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Biển báo phân làn đường cho phương tiện

Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.

Nghị định 100/2023, người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị xử phạt theo tùy vào loại phương tiện. Đối với ô tô, Điểm đ Khoản 5 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị phạt bổ sung là tước GPLX từ 1-3 tháng.

Đối với xe máy, điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100 quy định: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

Phân biệt với lỗi đi sai vạch kẻ đường

Cũng theo ông Lăng, vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc).

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… Đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 – 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng.

Như vậy, việc vi phạm lỗi đi sai làn đường hay không tuân thủ vạch kẻ đường mức phạt rất khác nhau.

“Người tham gia giao thông cũng cần lưu ý, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, ông Lăng cho biết.

Theo Báo Giao Thông

Quy Chuẩn Mới, Tài Xế Cần Phân Biệt Hai Biển Báo Rẽ Trái Để Tránh Bị Phạt

Video TNGT 9/1: Người đàn ông đứng cạnh đường sắt bị tàu hỏa tông tử vong Video TNGT ngày 8/1: Xe máy kẹp 3 tông đuôi xe tải, 2 người tử vong tại chỗ Xôn xao clip sang đường sai gây tai nạn, vác gậy đánh người ở Bình Phước Nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trước giờ thông xe 1 HLV Park Hang-seo và tuyển Việt Nam nhận tin cực vui ở vòng loại World Cup 2 Khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng 3 Tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an chúng tôi là ai? 4 Thủ môn số 1 Thái Lan bất ngờ nhận món quà khó tin 5 Hà Nội: Kinh hoàng người phụ nữ bị chặn lại sát hại giữa đường phố 6 Ngày 10/1, khánh thành đường băng 25R tại sân bay Tân Sơn Nhất 7 Giá vàng hôm nay 8/1/2023: Xóa hết nửa thành quả, vàng còn cơ hội bật lại? 8 Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày hôm nay 8/1/2023 9 ĐH Harvard: Những người thành công đều có điểm tương đồng này thời thơ ấu 10 Fan Thái Lan buông lời “cay đắng” về HAGL của HLV Kiatisak 11 Video: Bình Minh bị võ sĩ người Ấn gốc Phi đánh suýt nhập viện 12 Honda Wave 110i phiên bản mới ra mắt, giá từ 28,5 triệu đồng Thu học phí qua ViettelPay: Có hay không độc quyền dịch vụ? Vì sao tỉnh Quảng Trị muốn thay nhà đầu tư Khu bến cảng Mỹ Thủy? Rơi vận thăng làm 11 người thương vong: Chưa khởi tố do chờ giám định Tuyết trắng bao phủ nhiều nơi ở tỉnh Lào Cai Quảng Ninh: Bến bãi không phép ngang nhiên thách thức chính quyền Xe biển xanh tông xe đạp khiến người đàn ông tử vong tại chỗ Lái xe “điên” đâm vào chợ ở Hải Phòng không nồng độ cồn, âm tính với ma túy Xe “điên” lao thẳng vào khu chợ ven đường, nhiều người bị thương Hai xe tải đấu đầu ở QL10, bốn tài xế, phụ xe bị thương mắc kẹt trong cabin Vi phạm giao thông bị CSGT xử phạt, nam thanh niên đốt rụi xe máy

Quy Chuẩn Mới, 8 Vạch Kẻ Đường Tài Xế Cần Lưu Ý Để Không Bị Phạt

Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu thông dụng và có nhiều loại khác nhau.

Ở các nước, luật lệ giao thông có những sự khác biệt, song nhìn chung thì vạch đôi liền màu vàng áp dụng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được tự ý lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thông thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Theo Quy chuẩn 41:2023 về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.

Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông – hiệu lệnh đèn tín hiệu – hiệu lệnh biển báo – hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.

Có 8 loại vạch kẻ đường, lái xe cần lưu ý khi tham gia giao thông.

Vạch màu trắng nét đứt (Vạch 2.1)

Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).

Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

Vạch màu trắng nét liền (Vạch 2.2)

Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên, phương tiện không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.

Vạch màu vàng nét đứt (Vạch 1.1)

Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Phương tiện được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

Vạch màu vàng nét liền (Vạch 1.2)

Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, khi tham gia giao thông ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, phương tiện không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu, nên các phương tiện đi vào vùng có vạch liền vàng đơn tuyệt đối không được đè hoặc lấn làn.

Vạch vàng nét liền đôi (Vạch 1.3)

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.

Vạch vàng một đứt, một liền (Vạch 1.4)

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Vạch vàng đứt song song (Vạch 1.5)

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch làn đường ưu tiên (Vạch 2.3)

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại gồm: Vạch trắng nét liền là dành riêng cho 1 loại xe nhất định, các loại xe khác không được đi vào làn xe này. Vạch trắng nét đứt dành riêng cho một loại xe nhất định, nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

Hoàng Mai

Nhận Biết Biển Báo Giao Thông Mới Để Tránh Bị Phạt

Theo Thông tư số 06/2023 của Bộ Giao thông Vận tải, kể từ ngay 1/11, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” mới sẽ được áp dụng, thay thế cho Quy chuẩn cũ vào năm 2012.

Theo đó, biển P/127a quy định “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm”. Biển báo áp dụng cho một số trường hợp phương tiện chạy qua khu đông dân cư vào ban đêm. Mục đích để nâng cao tốc độ vận hành khi đường vắng.

Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”, chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển báo R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”.

Tuy nhiên, vận tốc trên biển sẽ không vượt quá 80 km/h. Đồng thời, trong phạm vi hiệu lực của biển báo, nếu như gặp biển báo tốc độ tối đa thông thường, người lái sẽ phải tuân thủ tốc độ tối đa thông thường.

Biển P.127b quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, xe chạy trên làn nào sẽ phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển P.127c quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường. Như vậy, các phương tiện vừa phải đi đúng làn đường vừa phải tuân thủ tốc độ tối đa.

Khi đã hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển P.127b hoặc P.127c phải đặt biển số P.127d.

Biển W.201c và W.201d cảnh báo chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe, báo trước tài xế sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm có khả năng gây lật các phương tiện có trọng tâm cao và tải trọng lớn như xe tải hay xe khách giường nằm.

Trong khi đó, biển W.215a đã được sử dụng từ lâu, còn biển W.215b và W.215c mới được Bộ Giao thông Vận tải bổ sung, cảnh báo về những vị trí có vực sâu hoặc sông suối ở phía trước. Trong trường hợp đường đã có tường bảo vệ, có thể sẽ không xuất hiện biển này.

W.216b cũng là biển mới được bổ sung, đi kèm biển W.216a. Biển W.216b có nội dung “Đường ngầm có nguy cơ lũ quét”. Nếu cần thiết, có thể có biển phụ chữ “Lũ” bên dưới.

Cũng theo Thông tư 06/2023, biển báo cấm rẽ phải, rẽ trái không còn bao gồm cấm quay đầu. Đối với việc cấm quay đầu xe, Thông tư 06/2023/TT-BGTVT bổ sung các biển báo mới: “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”, “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”, “Cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe”.

Việc đi hay dừng khi gặp đèn vàng là vấn đề được nhiều người quan tâm, sau khi có thông tin vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ. Theo Thông tư mới, quy định về đèn vàng gần như không có gì thay đổi. Như vậy, người tham gia giao thông gặp đèn vàng sẽ phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Trong trường hợp không có vạch sơn thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu phương tiện đã tiến sát hoặc vượt qua vạch sơn “Vạch dừng xe”, việc dừng lại gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Các Biển Báo Giao Thông Cần Nhớ Về Đường Bộ Để Tránh Bị Phạt

Các biển báo giao thông cần nhớ về đường bộ

Các biển báo giao thông đường bộ 2023, 2023 gồm năm nhóm và được quy định như sau:

Nhiều người cũng có thắc mắc không biết có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ? Có 5 nhóm hay 6 nhóm? Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ của Thông tư 17/2012/TT-BGTVT, hệ thống biển báo hiệu đường bộ đã chỉ còn 05 nhóm.

Trước đó cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại Thông tư 17, hệ thống biển báo hiệu đường bộ chia thành 06 nhóm. Ngoài 06 nhóm thì còn có loại biển viết bằng chữ có dạng hình chữ nhật với nền màu xanh lam chữ màu trắng. Nhóm biển này dùng để chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh đối với xe thô sơ và người đi bộ.

Nội dung và ý nghĩa của các biển báo giao thông thường gặp

Biển báo cấm: Hầu hết các biển báo cấm đều có viền đỏ với nền màu trắng và trên nền màu trắng có hình vẽ màu đen. Biển báo này thể hiện những điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới hay thô sơ và người đi bộ.

Biển hiệu lệnh: Nhóm biển báo giao thông dành cho người đi bộ này có dạng hình tròn với nền xanh có hình vẽ màu trắng. Biển hiệu lệnh có mục đích đưa ra những hiệu lệnh cho người đi đường phải thực hiện chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải hay chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…

Biển chỉ dẫn: Biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật với nền xanh có hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc định hướng và những điều có ích khác. Đồng thời, nó còn có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi cũng như đảm bảo an toàn chuyển động.

Biển phụ: Biển phụ cũng là một trong các biển báo giao thông cần nhớ và rất quan trọng. Biển phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật với viền đen trên nền trắng và có hình vẽ màu đen. Nó thường nằm dưới các biển chính để bổ sung và làm rõ ý nghĩa cho các biển chính. Nhờ vậy, biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm hay biển báo cấm, biển hiệu lệnh cùng biển chỉ dẫn để giải thích nghĩa thêm cho biển chính.

Biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm dành cho các loại xe cơ giới và xe thô sơ đi vào theo chiều đặt biển. Ngoại trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định.

Nhóm biển báo cấm này có dạng hình tròn (ngoại trừ biển báo số 122 “dừng lại” với hình bát giác đều), nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người tham gia giao thông phải tuân theo đúng. Hầu hết, các biển báo này đều có viền đỏ trên nền màu trắng và có hình vẽ màu đen dùng để chỉ điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại, cho các phương tiện xe cơ giới hay xe thô sơ và người đi bộ.

Ngoài tên gọi là biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo số 102 còn được nhiều người tham gia giao thông gọi theo nhiều tên khác như: biển báo cấm đường một chiều, biển báo đường một chiều hay biển báo số hiệu 102… Tất cả những tên gọi này đều chỉ một loại biển báo, đó là biển thông báo cấm xe đi ngược chiều mang số hiệu 102.

Các biển báo giao thông bằng tiếng Anh

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Chuẩn Mới, Hiểu Biển Gộp Làn Đường Thế Nào Để Tránh Bị Csgt “Phạt Oan”? trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!