Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Để Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Thủ tục học lái xe ô tô theo quy định của bộ GTVT như sau :
– 2 bản sao giấy CMND photo hoặc scan màu ( yêu cầu rõ số CMND không cần công chứng )
– 1 đơn đăng ký sát hạch lái xe ( mẫu có sẵn kèm theo hồ sơ của trung tâm )
– 1 giấy khám sức khỏe chuẩn mẫu “dùng để điều khiển các phương tiện giao thông” 6 tháng gần nhất.
2. Điều kiện về tuổi được thi bằng lái xe ô tô :
– Đối với hạng B2 từ 18 tuổi trở lên . Hạng C từ 21 tuổi trở lên
– Riêng đối với việc nâng hạng từ bằng lái xe ô tô hạng B2 lên C hay C lên D thì điều kiện là bạn cần phải có đủ kinh nghiệm từ 3 năm lái xe trở lên tính từ khi được cấp giấy phép lái xe ô tô.
– Nâng bằng từ hạng B2 lên thẳng hạng D , hay C lên hạng E thì kinh nghiệm lái xe phải đủ 5 năm lái xe tính từ khi được cấp giấy phép lái xe ô tô .
– Điều kiện để học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 , B2 , C thì người học và thi sát hạch phải biết đọc và viết thành thạo .
– Nâng hạn giấy phép lái xe ô tô lên các hạng D , E , EF phải tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên .
3. Điều kiện về sức khỏe để được thi bằng lái xe ô tô :
– Để thi bằng lái xe ô tô bạn phải có sức khỏe tốt
– Không mắc bệnh thần kinh , các dị tật về tay hoặc chân
– Về chiều cao : để đủ điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng C trở lên tối thiểu phải là 1m62 , riêng hạng B thì có thể thấp hơn.
Bằng Lái Xe Ô Tô: Những Điều Cần Biết Và Điều Kiện Để Được Thi Lấy Bằng
Các loại bằng lái xe ô tô hiện hành và ý nghĩa B1 B2 C E F
Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.
Bằng lái xe B2
Là loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện nay. Bằng lái xe hạng B là bằng lái xe ô tô quy định quyền điều khiển, người có giấy phép lái xe hạng B được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải và đầu kéo rơ mooc dưới 3500 kg. Bằng lái xe ô tô hạng B lại chia ra làm hai loại là B1 và B2, quyền điều khiển như nhau. Chỉ khác bằng lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe, còn bằng B2 cấp cho người hành nghề lái xe. Do đó muốn lái xe taxi thì phải học bằng B2.
Hiện nay hầu hết các học viên đều học bằng lái xe hạng B2 thay vì hạng B1 do bằng lái xe hạng B2 có thời hạn lâu hơn. Thời hạn của bằng B2 là 10 năm, bằng B1 là 5 năm. Và chi phí học và thi hai loại bằng là như nhau. Do đó rất ít hoặc hầu như không có trung tâm đào tạo bằng hạng B1.
Bằng lái xe ô tô B2 quy định thí sinh thi sát hạch phải đủ 18 tuổi tính đến ngày thi. Thời gian học lý thuyết và thực hành của bằng hạng B2 là 3 tháng theo quy định của Bộ giao thông. Nghĩa là từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi là 3 tháng, do đó thí sinh có dự định lấy bằng lái xe trước Tết thì phải nộp hồ sơ trước đó vào khoảng tháng 9, để có thể thi lấy bằng vào dịp cuối năm.
Bằng lái xe hạng C
Là bằng lái xe phổ biến tiếp theo sau bằng B2, bằng hạng C quy định quyền điều khiển lái xe ở hạng B2, lái xe tải, đầu kéo rơ mooc lớn hơn 3500kg.
Như vậy bằng lái xe ô tô hạng C lái được hầu hết các loại xe tải, trừ xe Container. Do quyền điều khiển bằng hạng C cao hơn, nên yêu cầu của giấy phép lái xe hạng C cũng cao hơn so với bằng B2.
Để thi bằng lái xe hạng C, Bộ Giao thông quy định độ tuổi là 21 tính đến ngày thi sát hạch. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi sát hạch bằng C là 5 tháng. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của các học viên thì thi bằng hạng C không khó hơn nhiều so với bằng hạng B2.
Bằng lái xe ô tô hạng D, E, F
Bằng lái xe hạng D: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng C, lái xe chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi.
Bằng lái xe hạng E: Điều khiển các loại xe quy định ở hạng D, lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi.
Bằng lái xe hạng F: Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo semi rơ moóc.
Điều kiện thi sát hạch giấy phép lái xe hạng D, E, F. Giấy phép hạng D, E, F là các GPLX chuyên dụng yêu cầu đặc biệt. Đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm lái và số km an toàn nhất định. Do đó để có thể sở hữu những loại bằng lái xe ô tô trên, người lái xe phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ các hạng B và C.
Thời hạn của bằng lái xe hạng B, C, D, E
Thời hạn của bằng hạng A1, A2, A3: không thời hạn.
Thời hạn của bằng hạng A4, C: thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn của bằng hạng B2: thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn của bằng hạng D, E và các hạng F: thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.
Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô
CMND photo (không cần công chứng)
10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)
Giấy khám sức khỏe
Quy trình học bằng lái xe ô tô
Sẽ có 2 kỳ thi cho học viên, thi chứng chỉ nghề tại trung tâm đào tạo lái xe, và thi sát hạch bằng lái xe ô tô do Sở giao thông công chính trực tiếp coi thi và chấm thi, sát hạch.
Thi chứng chỉ nghề lái: Việc tổ chức thi và chấm thi sẽ do chính trung tâm mà bạn học lái xe thực hiện. Trung tâm sẽ cung cấp xe thi và giáo viên trong trung tâm sẽ là giám khảo. Nội dung thi gồm cả lý thuyết và thực hành trong sa hình. Chứng chỉ do trung tâm cấp là giấy tờ bắt buộc để bạn được tham gia thi sát hạch tại Sở GTVT.
Thi sát hạch để cấp bằng: Kỳ thi này sẽ do Sở GTVT tổ chức. Xe thi là của trung tâm ĐT và sát hạch lái xe, có gắn chíp. Nhân viên của Sở sẽ về làm giám khảo. Nội dung thi giống với kỳ thi chứng chỉ nhưng thêm vào phần lái xe trên đường trường.
Môn thi thực hành lái xe trong sa hình được coi là môn thi khó nhằn nhất khi thi sát hạch bằng lái xe.
Thi lý thuyết
Phần lý thuyết thi lấy bằng lái xe ô tô là bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Số lượng câu hỏi trong bài thi là 30 câu được chọn theo cách ngẫu nhiên từ 450 câu hỏi lý thuyết đã có đáp án từ trước khi ôn thi
Bắt đầu thi, trước tiên là thí sinh phải điền hạng bằng muốn thi (B1, B2, C, …), và số báo danh, sau đó máy tính sẽ hiển thị 30 câu hỏi. Các bạn phải hoàn thành bài thi lý thuyết này trong vòng 25 phút. Sẽ có từ 2 đến 4 phương án được đánh số từ 1-4. Bạn chọn phương án ào thì nhập con số tương ứng với phương án đó. Cứ vậy làm xong câu nào thì nhấn mũi tên đi xuống để làm hết 30 câu.
Thi thực hành
Xuất phát
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
Đi xe qua hàng đinh
Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
Tăng tốc, tăng số
Kết thúc
Trong phần thi thực hành lấy bằng lái xe ô tô còn có những bài thi phụ là dừng xe nguy hiểm và cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới qua được, bạn đỗ hay trượt thì thiết bị cũng báo cho bạn ngay luôn trên xe.
Thi đường trường
Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch bằng lái xe ô tô, đã qua được hai phân trên thì phần thi này coi như qua, chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên vẫn có số ít người không đạt phần thi này. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Là phần thi dễ nhất, và thoải mái nhất khi bạn biết gần như chắc chắn mình sẽ có tấm bằng lái.
Về việc cấp bằng lái xe:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT.
XEM THÊM:
Đó là quy trình học và thi lái bằng lái xe ô tô. Tóm lại, khi đã ôn kỹ lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn, đối với một người bình thường thì việc để lấy được tấm bằng lái xe B2 không có gì khó. Tuy nhiên chủ quan lại là một sai lầm khiến bạn có thể “tạch” bài thi thực hành trong những thử thách khó như dừng trên dốc. Và hậu quả của sự chủ quan còn nguy hiểm hơn khi lái xe trên đường. Vì vậy hãy học thật chắc lý thuyết, lái xe thực hành thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin lấy tấm bằng và tham gia giao thông một cách an toàn nhất.
Nguồn: https://timviecvantai.net/ Kim Ngân
Điều Kiện Để Thi Bằng Lái Xe Môtô Hạng A2
Phong trào chơi xe phân khối lớn ngày càng phát triển mạnh kéo theo số người muốn sở hữu giấy phép lái xe A2 đông lên. Nhưng “làm thế nào để lấy bằng lái xe A2, cần những điều kiện gì?” thì không phải ai cũng nắm rõ.
Các điều kiện để được sở hữu một tấm bằng A2 (giấy phép lái xe phân khối lớn) rất ngặt nghèo mà không phải cứ có tiền, có xe là được.
Điều kiện để được sở hữu một tấm bằng A2 là rất khắt khe
Theo quy định của Sở GTVT chúng tôi chỉ các đối tượng như Thuế vụ; Hải quan; Kiểm lâm; Đội trưởng, Đội phó Thanh tra giao thông; tổ chức hoặc cá nhân hoạt động thể dục thể thao có Giấy chứng nhận do Ủy ban thể dục thể thao (Tổng Cục thể dục thể thao trước đây) cấp… mới được thi lấy bằng A2.
Ngay như các đối tượng nói trên muốn thi bằng lái xe A2 cũng phải có công văn của cơ quan cử đi học, mỗi xe cơ quan cử không quá 2 người; Đăng ký xe của cơ quan (bản sao có công chứng); Đăng ký xe (Bản sao có công chứng).
Theo quy định, không nhiều đối tượng đủ tiêu chuẩn để được thi lấy bằng A2
Nếu là vận động viên thể thao phải có Giấy chứng nhận là vận động viên môtô còn hiệu lực do Ủy ban thể dục thể thao (trước đây là Tổng Cục thể dục thể thao) cấp.
Ông Lâm Thành Trung, Phó phòng Quản lý – Sát hạch và Cấp phép lái xe, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết: “Trừ các đối tượng ưu tiên được cơ quan, đơn vị cử đi học. Một người dân bình thường muốn được học, dự thi sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A2 để được điều khiển xe máy phân khối lớn phải là chủ sở hữu của chiếc xe trên 175cm3 . Đồng thời phải có thẻ hội viên Hội môtô do Liên đoàn Xe đạp – Môtô cấp và có giấy giới thiệu tham dự lớp học của Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch cử đi học. Các thẻ VĐV của CLB cấp sở hay quận cấp đều không có giá trị”.
Hồ sơ học, thi lấy giấy phép lái xe môtô hạng A2 đòi hỏi các thủ tục chặt chẽ như vậy, nên trong 5 năm trở lại đây, lượng giấy phép lái xe A2 do cơ quan này đề xuất cấp ra chỉ đạt hơn 1.600 giấy phép. Từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 5 này cũng chỉ cấp ra khoảng 161 giấy phép cả thảy.
Điều đáng nói là số lượng giấy phép lái xe môtô A2 trên đem cấp cho các lực lượng thực thi công vụ, các thành viên CLB môtô quận huyện còn chưa đủ, nhưng ngoài đường vẫn đầy rẫy người chạy xe máy phân khối lớn.
Điều Kiện Để Thi Bằng Lái Xe Hạng C Bạn Cần Lưu Ý
Theo quy định Bằng lái xe ô tô hạng C dành cho những học viên có nhu cầu học lái xe tải. Bằng lái xe tải hạng C theo quy định được phép điều khiển xe ô tô tải các loại tải trọng, ô tô du lịch dưới 9 chỗ, dùng cho mục đích cá nhân và kinh doanh. Đào tạo cơ b ả n tới nâng cao, chương trình học bài b ả n, thời gian học linh động.
Lịch học linh hoạt, học viên có thể tự chọn thời gian học phù hợp nhất với lịch làm việc và công tác của mình.
Việc thi lấy bằng lái xe hạng C rất quan trọng. Điều này một mặt khẳng định bạn đủ kiến thức và kinh nghiệm để điều khiển phương tiện an toàn, đảm bảo không gây ra các thiệt hại về người và của. Mặt khác tại Điểm c Khoản 2, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP còn quy định rõ lái xe có thể bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng khi không có bằng lái xe.
Điều kiện thi lấy bằng lái xe hạng C mới nhất có gì đáng lưu ý?
Để có thể thi lấy bằng lái xe hạng C nhanh chóng, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Học viên phải đủ 21 tuổi trở lên.
– Đủ sức khoẻ lái xe hạng C theo luật qui định (không bị teo cơ, bị thừa hoặc thiếu ngón tay…).
Do đó, bạn cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe đã được bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận. Yêu cầu phần này cần có dấu giáp lai trên hình thẻ. Đồng thời cần có chữ ký xác nhận của bác sĩ chuyên khoa.
Những điều không phải ai cũng biết trong quá trình làm hồ sơ thi bằng lái xe hạng C
Giấy khám sức khỏe cần đảm bảo được cấp trong 3 tháng gần nhất
Để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và công tâm, Bộ Giao Thông Vận Tải đã quy định rõ, giấy khám sức khỏe cần được xác nhận trong 3 tháng gần đây.
2. Bản sao chứng minh thư cần đảm bảo không quá 6 tháng
Cũng giống như giấy khám sức khoẻ, bản sao chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước phải có chứng thực của cơ quan chức năng.
Lưu ý: rằng thời gian giáp lai chứng thực cần dưới 6 tháng.
3. Các lưu ý khác
Tắt điện thoại trước khi vào phòng thi. Nhiều thí sinh chủ quan vấn đề này mà đã mất quyền dự thi khi bất ngờ có chuông điện thoại reo.
Do vậy, nó ảnh hưởng đến tâm lý của lý sinh cũng như khiến các bạn mất nhiều công sức và tiện bạc đó!
4. Kết Luận
Mong rằng những chia sẻ về quá trình làm hồ sơ bằng lái xe hạng C cũng như các lưu ý quan trọng kể trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào. Nếu cần bất cứ tư vấn nào khác, hãy kết nối với chúng tôi thật sớm ngay sau bài viết này.
Giá Học Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng B – C Năm 2020 Là Bao Nhiêu? Góc tư vấn: Nên học bằng lái xe ô tô B2 ( số sàn) hay C ( xe ô tô tải)
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Để Thi Bằng Lái Xe Ô Tô Tại Việt Nam trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!