Bạn đang xem bài viết Bằng D Lái Được Xe Gì? Quy Định Giấy Phép Lái Xe Mới 2022 được cập nhật mới nhất trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có không ít người nhầm lẫn giữa các loại bằng lái xe ô tô với nhau như bằng C và D hoặc bằng D và E,.. Mỗi năm đều có một lượng học viên học bằng lái xe hạng D để phục vụ công việc, tuy nhiên không phải ai cũng biết bằng D lái được xe gì cũng như thời hạn sử dụng và chi phí học bằng lái xe ô tô hạng D là bao nhiêu tiền. Anycar sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này cho bạn đọc bằng bài viết sau đây.
Bằng lái xe hạng D lái được xe gì?
Căn cứ vào Khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về giấy phép lái xe hạng D như sau:
Ô tô chở người từ trên 10 chỗ đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho lái xe)
Các loại xe quy định cho bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 , C
Nếu bạn thắc mắc bằng D lái được xe gì thì chỉ hãy lưu ý các loại sau đây:
Ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi người lái xe)
Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của người lái xe)
Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế 3,5 tấn trở lên
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.
Thi lấy bằng lái xe hạng D có dễ không?
Không giống như giấy phép lái xe hạng B, C vì tính chất pháp lý bằng lái xe ô tô hạng D cho phép điều khiển ô tô chở trên 10 người nên người thi bằng lái này phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc phải có số kilomet an toàn và có kinh nghiệm lái xe từ 3 đến 5 năm.
Theo đó bạn không thể học bằng lái xe ô tô hạng D, E trực tiếp được mà phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ hạng B hoặc C lên D và E. Và độ tuổi nâng hạng bằng D lên hạng hoặc hạng E là 24 tuổi.
Các loại chi phí khi thi lên giấy phép lái xe hạng D
Chi phí thi bằng lái xe hạng D từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi sát hạch và lấy bằng lái xe ô tô, học viên sẽ phải chi ra một khoản phí khá nhiều. Các khoản phí này bao gồm:
Chi phí học lái xe lý thuyết, phí giáo trình, tài liệu
Chi phí hồ sơ, lệ phí khám sức khỏe
Chi phí học lái xe thực hành, xăng xe
Lệ phí thi sát hạch
Chi phí nộp hồ sơ học lái xe ô tô
Các khoản chi phí khác
Trong đó khoản lệ phí do Sở Giao Thông Vận Tải thu và biến động theo từng chu kỳ là lệ phí thi sát hạch bằng lái và các chi phí khác. Số tiền này của học viên sẽ được trung tâm chịu trách nhiệm thu giúp, hiện tại lệ phí thi vào khoảng 500 nghìn đồng, nếu thi lại học viên sẽ phải đóng lại số tiền trên.
Các khoản chi phí khác như tiền xăng xe đi lại, chi phí thực hành xe, chi phí đến sân tập, nhưng khoản phí này sẽ phụ thuộc vào từng học viên, có học viên ở gần, hay ở xa, học nhiều hay học ít,… nên số tiền chi ra cũng khác nhau.
Thủ tục đăng ký nâng hạng bằng lái xe ô tô hạng D
Căn cứ vào Khoản 2, điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe ô tô nâng hạng có thủ tục đăng ký bằng cách lập 1 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo với các giấy tờ bao gồm:
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp bằng lái xe ô tô theo mẫu quy định
Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp học nâng hạng bằng lái xe ô tô lên hạng D, E. Xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch.
Bản sao chụp giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Bản khai thời gian hành nghề và số km xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai.
Bản sao chụp bằng lái xe ô tô hiện có, xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe.
Quy Định Phân Hạng Giấy Phép Lái Xe
Xin chào tổng đài tư vấn. Tôi muốn hỏi quy định phân hạng giấy phép lái xe. Theo tôi biết hiện nay có nhiều hạng giấy phép lái xe nhưng không biết dựa vào đâu người ta có thể phân hạng và từng hạng bằng lái được điều khiển loại xe nào? Trường hợp muốn nâng hạng từ hạng C lên FC thì phải đáp ứng điều kiện gì? Mong tổng đài tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Thứ nhất, quy định về phân hạng giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ thì phân hạng giấy phép lái xe cụ thể như sau:
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm 3 đến dưới 175 cm 3;
– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm 3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
– Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
– Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
Như vậy; với quy định phân hạng giấy phép lái xe như trên thì tùy từng hạng bằng lái sẽ được điều khiển loại xe khác nhau.
Thứ hai, quy định về điều kiện nâng hạng từ C lên FC
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).”
Bên cạnh đó tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.”
Như vậy, với bằng lái xe hạng C bạn có thể làm thủ tục nâng lên hạng FC. Và để nâng hạng bằng lái xe từ C lên FC bạn cần đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể như sau:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;
– Đủ 24 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch).
– Đủ sức khỏe và trình độ văn hóa theo quy định.
– Thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên.
– Có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Nếu còn vướng mắc về quy định phân hạng giấy phép lái xe; Bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để đượctư vấn trực tiếp.
Quy Định Mới Về Thi Lấy Giấy Phép Lái Xe Từ Năm 2022
Có thiết bị camera theo dõi thời gian học lái xe
Kể từ ngày 01/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị camera giám sát để quản lý theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với người học lái xe ô tô (trừ hạng B1); phải có thiết bị giám sát hành trình để theo dõi thời gian và số kilomet đường học viên đã học lái. Học viên phải học đầy đủ số giờ học lý thuyết, thực hành thì trung tâm sát hạch lái xe mới cấp quyền tham gia sát hạch cho học viên đó.
Học GPLX với thiết bị mô phỏng
Thiết bị mô phỏng để đào tạo lái xe gồm: Hệ thống các máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô.
Từ ngày 01/01/2021, trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô. Người học lái xe phải học kỹ thuật lái xe bao gồm học trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (thời gian học 4 giờ) và học thực hành lái xe gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô.
Thêm nội dung khi thi sát hạch để cấp GPLX
Từ ngày 1-1-2021, người thi bằng lái ô tô (hạng B1 số tự động, B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (máy tính có phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô). Cụ thể như sau:
– Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Người dự sát hạch xử lý các tình huống giao thông mô phỏng xuất hiện trên máy tính.
– Thi sát hạch trong trong cabin ô tô mô phỏng.
Nếu thi sát hạch với thiết bị mô phỏng không đạt thì sẽ không được sát hạch trên ô tô. Sở Giao thông vận tải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 05 năm 2021.
Trình tự công nhận kết quả thi đối với người thi bằng lái xe các hạng
Quy định hiện nay, học viên học và sát hạch ba phần: lý thuyết – trong hình – trên đường trường. Nay Thông tư 38 quy định thêm phần học và thi sát hạch xử lý các tình huống trên phần mềm mô phỏng. Do đó trình tự sát hạch mới gồm 4 bước, gồm: lý thuyết – mô phỏng – trong hình – trên đường. Việc công nhận kết quả thi đối với người thi bằng lái xe các hạng cụ thể như sau:
– Nếu không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng;
– Nếu không đạt sát hạch nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình;
– Nếu không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được thi sát hạch lái xe trên đường;
– Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường thì được bảo lưu kết quả trong một năm.
– Học viên đạt nội dung lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường) được công nhận đậu và cấp bằng lái.
Thi lấy bằng lái xe được giám sát trực tuyến bởi các trường, các sở GTVT và Tổng cục Đường bộ
Từ ngày 01/01/2020, quá trình thi GPLX tại các Trung tâm sát hạch lái xe (phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch như: điểm xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc) sẽ được giám sát bằng hệ thống camera. Dữ liệu từ các camera này sẽ được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu với các Sở GTVT và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, dữ liệu hình ảnh (dạng video) phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình phải công khai trực tiếp trên màn hình lắp đặt tại phòng chờ sát hạch để công khai với người dự thi sát hạch lái xe.
Sẽ có Giấy phép lái xe theo mẫu mới
Từ ngày 01/6/2020, các Sở GTVT trên toàn quốc sẽ cấp giấy phép lái xe theo mẫu mới. GPLX được cấp mới sẽ in thêm mã hai chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin trên GPLX và liên kết với hệ thống thông tin quản lý cấp GPLX. Giấy phép lái xe được cấp trước đó vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Các nội dung đáng chú ý khác
– Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi GPLX của ngành GTVT; bản sao đối với đổi GPLX hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi GPLX do ngành Công an cấp, đổi GPLX do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp GPLX; cắt góc GPLX cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản.
– Thí sinh sát hạch lý thuyết đạt nhưng thực hành lái xe trong hình không đạt được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết một năm kể từ ngày đạt kết quả.
– Người tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc hồ sơ lái xe giả; sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng.
– Đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được làm hồ sơ học lái xe mô tô hạng A1 nhưng phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt.
– Người học nâng hạng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn (để được phép thi nâng hạng) được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Học Bằng Lái Xe Hạng D, E. Nâng Dấu Giấy Phép Lái Xe D, E
Bằng lái xe ô tô ở Việt Nam được phân làm nhiều hạng phù hợp với từng mục đích lái xe khác nhau. Theo luật giao thông đường bộ, để lái xe ô tô chở người chuyên nghiệp từ 10 chỗ ngồi trở lên, người điều khiển phương tiện phải học bằng lái xe hạng D hoặc E. Bằng lái xe hạng D và E là những bằng lái xe hạng cao, yêu cầu số km lái xe an toàn và kinh nghiệm lái xe.
Bằng lái xe hạng D dành cho những ai, bằng E dùng để làm gì?
Ngày nay để có được một tấm bằng lái xe hạng B hoặc C để lái xe con chở người trong gia đình hoặc cơ quan là việc đơn giản. Học viên chỉ cần học lý thuyết và tập lái thực hành, 3 tháng sau thi sát hạch và 2 tuần sau lấy bằng lái xe. Nhưng chúng ta để ý, để lái được một chiếc xe khách 50 chỗ ngồi, hay xe buyt 2 tầng đường dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng lại là một chuyện khác. Trường hợp này cần có một sự đảm bảo an toàn cao hơn, và trình độ tay lái cũng phải vững vàng hơn rất nhiều. Đó là những bác tài xế đã được cấp bằng lái xe hạng D, hoặc hạng E. Là những bằng lái xe chuyên nghiệp cho việc lái xe nhiều chỗ ngồi.
Định nghĩa bằng lái xe hạng D/E, khác gì so với hạng B/C?
Bằng lái xe hạng D quy định quyền điều khiển lái xe ở các hạng B/C và xe chở người 10-30 chỗ ngồi.
Bằng lái xe hạng E quy định quyền điều khiển lái xe ở các hạng B/C và xe chở người trên 30 chỗ ngồi
Yêu cầu đối với học và nâng dấu bằng lái xe hạng D/E?
Độ tuổi để được nâng dấu lên bằng D hoặc bằng E là 24 tuổi. Để nâng dấu từ bằng B lên hạng D, người lái xe cần có 5 năm lái xe an toàn và 100.000 km lái xe an toàn. Để nâng dấu từ bằng C lên E, người điều khiển phương tiện phải có 5 năm lái xe và 50.000 km lái xe an toàn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bằng D Lái Được Xe Gì? Quy Định Giấy Phép Lái Xe Mới 2022 trên website Daitayduong.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!